Chính sách kinh tế Abenomics của Nhật Bản

Chính sách kinh tế Abenomics do thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ban hành vào năm 2013 với mong muốn vực dậy nền kinh tế Nhật Bản bị suy giảm liên tục trong hơn hai thập kỷ. Chính sách này đã có tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội Nhật Bản.

Nội dung của chính sách Abenomics

Bối cảnh Nhật Bản trước khi thực hiện chính sách Abenomics

Những năm 1990 được xem là “thập niên mất mát” của Nhật Bản khi nền kinh tế nước này liên tục thụt lùi. Mô hình phát triển kinh tế của Nhật áp dụng trước đó đã hết thời, không áp dụng chuyển đổi số doanh nghiệp dẫn đến trì trệ và suy giảm về nhiều mặt. Năm 1997, Chính phủ Nhật Bản áp dụng tăng thuế tiêu thụ nhằm mục đích cân đối ngân sách. Tuy nhiên, chính sách này lại khiến các chỉ số kinh tế liên tục suy giảm. Năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này là 2,1%, đến năm 2012 đã tăng lên thành 4,235%. Nợ công năm 1990 là 64,3%, đến năm 2012 đạt 229,008%,….

Xem thêmTại sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?

Chính sách kinh tế Abenomics của Nhật Bản

Chính sách kinh tế Abenomics

Trước tình hình tụt dốc của đất nước, ông Abe Shinzo đã đề xuất chính sách kinh tế Abenomics vào thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử năm 2012. Đến năm 2013, sau khi tái đắc cử làm Thủ tưởng Nhật Bản (trước đó là năm 2006), Abe Shinzo quyết tâm thực hiện chính sách này. Abenomics bao gồm ba “mũi tên” chính, tập trung vào chính sách tiền tệ, tài khóa và chiến lược cải cách kinh tế.

- Chính sách tiền tệ: Thông qua các hành động nới lỏng định lượng không giới hạn bằng cách mua trái phiếu từ ngân hàng thương mại, hạ giá đồng Yên, tăng nguồn cung tiền, sửa đổi các Đạo luật ngân hàng,…nhằm mục đích giảm lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trên thị trường thế giới.

- Chính sách tài khóa: Đẩy mạnh đầu tư cho công trình công cộng, nắm giữ dài hạn trái phiếu chính phủ, tăng cường chi tiêu cho trợ cấp xã hội, tăng ngân sách tài khóa 2013 lên 5,3 nghìn tỷ Yên, dự kiến chi 25 nghìn tỷ Yên trong 5 năm tiếp theo.

- Chính sách tăng trưởng kinh tế: Chính phủ muốn thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế thông qua tăng cường quản trị doanh nghiệp, cải cách thuế, khuyến khích lao động nữ, thực hiện cuộc cách mạng robot,…với mục tiêu tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.
 

Chính sách kinh tế Abenomics
 

Năm 2015, sau khi tái đắc cử lần 3, Thủ tướng Abe Shinzo tiếp tục đưa ra các mục tiêu dai hạn hơn cho chính sách Abenomics giai đoạn 2. Cụ thể là tập trung vào 3 mục tiêu:

- Tăng trưởng kinh tế thêm 20% vào năm 2020 (khoảng 600 nghìn tỷ Yên so với 490 nghìn tỷ trước đó).

- Tăng cường hỗ trợ sinh và nuôi con: Thực hiện hỗ trợ tài chính cho các gia đình nhằm mục tiêu duy trì dân số ở mức 100 triệu người đến năm 2065.

- Đầu tư an sinh xã hội: Chú trọng đầu tư, viện dưỡng lão để giảm bớt gánh nặng cho người trẻ.

- Bên cạnh đó, chính sách tài khóa mở rộng vẫn tiếp tục được thực hiện.

Kết quả sau 6 năm thực hiện chính sách kinh tế Abenomics

Sau 6 năm thực hiện chính sách Abenomics của Nhật Bản, tính đến năm 2017, kinh tế nước này đã có những khởi sắc khi liên tục tăng trưởng trong 7 quý liên tiếp và cũng là đợt tăng trưởng dài nhất trong vòng 16 năm trở lại. Kinh tế quý I/2019 tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và 0,6% so với quý trước, trái ngược với dự báo của một số nhà phân tích khi cho rằng kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm trong quý I.

Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 5/2019 cơ bản giảm xuống còn 2,4%. Đầu tư nhà ở tăng 1,1%, đầu tư công tăng thêm 1,5%. Tăng trưởng GDP danh nghĩa tăng 0,8% so với quý trước. Các lĩnh vực xuất khẩu, tiêu dùng cá nhân, đầu tư trang thiết bị đều giảm. Đến cuối năm 2018, tổng GDP của nước này đạt 553,6 nghìn tỷ Yên (dự kiến 600 nghìn tỷ Yên vào năm 2020). Nợ công vẫn cao nhất thế giới với 237,6%.

Tính đến thời điểm hiện tại, những thành tựu mà chính sách Abenomics mang lại cho Nhật Bản là rất đáng ghi nhận. Song, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là ở mũi tên thứ 3. Nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu và sản xuất của Nhật vẫn sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại. Để giữ vững vị trí thứ 3 thế giới của mình, chắc chắn Nhật Bản vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa.
 

Chính sách Abenomics của Nhật Bản
 

Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, các bạn đã hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế Abenomics của Nhật Bản và kết quả chính sách này tính đến thời điểm hiện tại là gì. Qua đó, biết được lý do tại sao Nhật Bản lại có thể trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn và nổi bật ở châu Á sau thời gian bị khủng hoảng trầm trọng.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Nhu cầu là gì? 5 bí quyết xác định nhu cầu khách hàng

Nhu cầu là gì? 5 bí quyết xác định nhu cầu khách hàng

Việc xác định nhu cầu khách hàng là điều cần thiết để thu hút và giữ chân người dùng, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Cách tiếp cận khách mua ô tô hiệu quả của dân trong nghề

Cách tiếp cận khách mua ô tô hiệu quả của dân trong nghề

Biết cách tiếp cận khách mua ô tô sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chốt đơn nhanh chóng.
Tệp khách hàng là gì? 7 cách mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Tệp khách hàng là gì? 7 cách mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Với 7 cách mở rộng tệp khách hàng, doanh nghiệp sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn giúp tăng chuyển đổi và tối ưu kết quả kinh doanh.
Thế nào là khách hàng hiện tại? Họ quan trọng như thế nào?

Thế nào là khách hàng hiện tại? Họ quan trọng như thế nào?

Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện tại rất quan trọng vì họ đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Kinh doanh trái cây thành công với 13 kinh nghiệm đắt giá

Kinh doanh trái cây thành công với 13 kinh nghiệm đắt giá

Với 13 kinh nghiệm đắt giá, kinh doanh trái cây không chỉ mang lại lợi nhuận cao với số vốn ít mà còn mở ra cơ hội phát triển đáng kinh ngạc.
Lĩnh vực kinh doanh là gì? Top 11 lĩnh vực kinh doanh hot nhất

Lĩnh vực kinh doanh là gì? Top 11 lĩnh vực kinh doanh hot nhất

Tìm hiểu 11 lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện nay sẽ giúp bạn lựa chọn một ngành nghề phù hợp với khả năng của mình và đạt được sự thành công trong tương ...