Không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?

Theo pháp luật quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên được quyền điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh trên 50 cm3, xe ô tô và các loại xe có kết cấu tương tự. Tuy nhiên khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện phải có bằng lái với hạng tương ứng nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy lỗi không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu vấn đề này.


Không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?
 

Quy định xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe

Theo Điều 21, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển phương tiện mắc lỗi không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như sau:

1. Đối với người điều khiển mô tô, xe máy

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với những người điều khiển xe mô tô, xe máy có dung tích dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà:

- Không có giấy phép lái xe theo quy định;

- Sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

- Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

2. Đối với người điều khiển xe ô tô

 Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi:

- Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;

- Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

- Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Ngoài hình thức xử lý hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hành vi không có giấy phép lái xe còn được phép:

- Tạm giữ phương tiện trong vòng 07 ngày sau khi ra quyết định dựa theo Khoản 1, Điều 78 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

- Tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa theo quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 78 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

 

Không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?
 

Trường hợp không có giấy phép lái xe gây tai nạn

Đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn, ngoài xử phạt hành chính và tịch thu phương tiện còn phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt không có giấy phép lái xe gây tai nạn cụ thể như sau:

1. Chịu trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy trong trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến bị thương hoặc chết người sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường do xâm phạm tính mạng của người khác. Trách nhiệm dân sự cụ thể như sau:

- Chịu trách nhiệm về thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được tính tối đa tối đa không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

2. Chịu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ nêu rõ: Áp dụng phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra thiệt hại cho người khác như:

- Làm chết người.

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho 1 người từ 61% trở lên.

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho 2 người từ 61% - 121% trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Trên đây là quy định xử phạt về hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết lỗi không có giấy phép lái xe phạt như thế nào và từ đó nâng cao ý thức, chấp hành luật giao thông để bảo vệ tính mạng và tài sản của bản thân cũng như những người khác.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Theo báo cáo của Nielsen, chiến dịch marketing đa kênh có thể làm tăng nhận diện thương hiệu lên đến 400% so với các chiến dịch đơn lẻ.
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.