Kiot là gì? Những lợi ích và lưu ý khi thuê kiot để kinh doanh

Cho thuê căn hộ, phân xưởng và mặt bằng đã trở thành một thói quen đối với những nhà đầu tư bất động sản để kiếm lời. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, với tình trạng bão hòa thị trường, việc đầu tư vào các phân khúc giá cao không còn mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó, các chủ đầu tư đang dần chuyển hướng sang phân khúc cho thuê kiot bán hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh và buôn bán, thuật ngữ "ki ốt" đang được sử dụng rộng rãi trong các văn bản và tài liệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ về khái niệm này và tại sao nó lại cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Vậy kiot là gì? Có những lợi ích và lưu ý nào khi thuê kiot để kinh doanh? Cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này nhé.
 

Kiot là gì? Những lợi ích và lưu ý khi thuê kiot để kinh doanh
 

Kiot là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh và buôn bán hiện nay, ki ốt là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ một loại hình kinh doanh nhỏ, thường là một cửa hàng mini, có kích thước bé hơn một cửa hàng truyền thống và được thiết kế để trưng bày và bán các đa dạng các loại sản phẩm với kích thước không quá lớn. Những quầy hàng này thường được thiết kế thành hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật và chỉ có 1 - 2 nhân viên.

Kiot thường xuất hiện nhiều trong các trung tâm thương mại, chợ lớn hoặc khu phố buôn bán sầm uất. Chúng thường được đặt kế bên nhau và trưng bày các sản phẩm liên quan hoặc cùng thuộc một lĩnh vực kinh doanh nào đó.

Tác dụng của kiot trong hoạt động kinh doanh là rất đa dạng. Trong khi các cửa hàng truyền thống thường tập trung vào một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, thì kiot có thể cung cấp một lượng lớn sản phẩm đa dạng cho khách hàng. Nhờ vào kích thước nhỏ gọn và chi phí thấp, kiot là một lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc bất kỳ ai đang kinh doanh tự do.

Bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc giám sát và quản lý, vì kích thước nhỏ gọn và số lượng sản phẩm không quá lớn nên các nhà kinh doanh có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát số lượng hàng tồn kho và lượng doanh thu hàng ngày.
 

Kiot là gì?
 

Các loại hình kiot phổ biến hiện nay

Có nhiều yếu tố tác động đến phương pháp kinh doanh cho thuê kiot tại một khu vực cụ thể. Điều này dẫn đến sự đa dạng trong các hình thức, cũng như diện tích, giá thuê và đối tượng khách hàng phục vụ. Để có cái nhìn tổng quan hơn, ta có thể phân chia chúng thành 3 loại chính như sau:

1. Kiot trong trung tâm thương mại (TTTM)

Trong vòng nhiều năm trở lại đây, hình thức cho thuê kiot đã trở nên phổ biến hơn trong khi các trung tâm thương mại như Vincom, Royal, Aeon mall, Bigc... liên tục mọc lên. Các kiot trong TTTM thường nằm ngay trong trung tâm mua sắm và có diện tích từ 20 - 60m2, với giá cho thuê cao dao động từ 800.000 - 1 triệu đồng/m2.

Điểm đặc trưng của khu vực này là chúng thuộc quyền quản lý của trung tâm và chuyên kinh doanh các sản phẩm hiện đại đến cao cấp. Nơi mà được đánh giá là sạch sẽ, an toàn và phục vụ cho khách hàng của trung tâm mua sắm.

Nếu muốn đầu tư cho thuê kiot trong khu vực này, bạn cần liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ. Một điểm cộng của việc kinh doanh ở đây là lợi nhuận khá cao và đối tượng khách hàng có nhu cầu thuê cũng đa dạng, bao gồm các thương hiệu thời trang, điện máy và nhiều hơn nữa.

2. Kiot trong các chợ lớn nhỏ, chợ đầu mối

Chúng ta có thể được tìm thấy dễ dàng trong các khu chợ lớn hoặc nhỏ, chợ đầu mối hoặc trên các dãy phố kinh doanh nhất định. Bạn có thể tưởng tượng đi vào khu chợ đầu mối Long Biên, chợ Ninh Hiệp hoặc phố Phùng Khoang và thấy rất nhiều quầy bán dựng liền kề nhau, kinh doanh nhiều mặt hàng theo mô hình "cộng sinh". Kiot cho thuê ở đây thường có diện tích nhỏ, từ 15 - 25m2, ngăn cách bằng vách tường và thường có giá dao động từ 300.000 - 500.000đ/m2.

Các kiot này thường được quản lý bởi ban quản lý chợ, kinh doanh các mặt hàng bình dân thiết yếu, phục vụ chủ yếu cho người dân. Tuy nhiên, vì thường không đảm bảo an toàn, đầu tư cho thuê kiot trong khu vực này có lợi nhuận không cao bằng hai hình thức trên nhưng vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.

3. Shophouse

Shophouse là hình thức kinh doanh cho thuê kiot ở khu vực tầng trệt, tầng 2,3 của các tòa nhà lớn. Chính bàn thân Shophouse thực chất cũng là các kiot nhưng có quy mô lớn hơn, hiện đại hơn và phù hợp với mô hình kinh doanh của các tòa nhà chung cư, khu đô thị cao cấp. Diện tích ở đây thường từ 50 – 80m2 với mức giá rất cao, dao động từ 2 – 5 triệu đồng/m2. Chúng được thiết kế đầy đủ, tiện nghi với nhà vệ sinh riêng, nội thất và các thiết bị bảo đảm an toàn như một căn hộ.

Khác với kiot thông thường, ở đây, khách hàng có thể thuê để mở một siêu thị mini, nhà hàng sang trọng, hoặc thậm chí các phòng giao dịch cho ngân hàng. Shophouse phục vụ chủ yếu cho các cư dân tòa nhà, người lao động làm việc trong khu đô thị và những người tiêu dùng khác trong khu vực. Tuy nhiên, việc đầu tư cho thuê Shophouse đòi hỏi vốn lớn và kiến thức chuyên môn cao để quản lý và vận hành hiệu quả.
 

Thuê kiot
 

Những lý do nên dùng kiot để kinh doanh, bán hàng

Khi đầu tư vào bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều phải có những lợi ích riêng. Đầu tư kinh doanh vào cho thuê kiot cũng vậy. So với các mô hình kinh doanh khác, thuê kiot bán hàng có nhiều điểm ưu việt đáng xem xét với những lý do cụ thể như sau:

1. Tiện lợi cho việc kinh doanh 

Tương tự như các hình thức kinh doanh bất động sản khác, việc cho thuê kiot trong một năm hay mười năm vẫn giữ cho bạn quyền sử dụng, không bị giảm giá hay mất giá trị. Giá trị sẽ tăng theo tỷ lệ với giá nhà đất và không giảm giá trị theo thời gian. Đặc biệt, chủ sở hữu sổ đỏ của kiot có được lợi thế đặc biệt trong việc đầu tư.

Ở các khu chợ lớn, các khu vực kinh doanh bày bán các sản phẩm thường được quy hoạch rõ ràng với mỗi cửa hàng có một mặt bằng phù hợp, đẹp mắt và thuận lợi cho việc kinh doanh lâu dài.

Mỗi kiot chợ đều được xây dựng với tầm nhìn hướng ra ngoài đường lớn, mặt tiền rộng và thoáng mát. Điều này giúp dễ dàng thu hút sự quan tâm và chú ý của đông đảo người dân khi họ tới chợ mua sắm. Ngoài ra, nếu kiot được xây dựng ở bên trong, mặc dù khuất tầm nhìn hơn, nhưng với lưu lượng người đi lại mua sắm cực lớn ở khu vực trung tâm, người thuê không cần phải lo lắng về lượng khách ghé thăm vẫn sẽ rất đông.

2. Vị trí kinh doanh thuận lợi

Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng tiềm năng và lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Các kiot thường được đặt ở vị trí vô cùng thuận lợi, như trung tâm của quận, huyện, thành phố hoặc gần các trường học, trạm xá,... nơi tập trung đông dân cư để đảm bảo lưu lượng người qua lại ổn định và thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp cho việc kinh doanh ngày càng phát triển.

Vị trí đặt kiot ở những nơi thuận lợi cũng tạo điều kiện cho việc giao nhận hàng hóa, tránh đi vào những nơi hẹp, thưa thớt dân cư, khó tiếp cận và tìm kiếm. Nhưng đa phần, mọi người sẽ lựa chọn thuê những vị trí đắc địa như mặt tiền hướng ra đường lớn hay phân chia quy hoạch đẹp mắt. 

3. Đầy đủ tiện nghi

Việc thuê kiot hiện nay đem lại cho người kinh doanh nhiều thuận lợi hơn bao giờ hết. Các kiot ngày nay được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như điện, nước, hệ thống chiếu sáng và quạt gió, giúp cho việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, còn được trang bị hệ thống an ninh hiện đại như camera giám sát, cửa tự động, chìa khóa vân tay giúp bảo vệ hàng hoá và tài sản của khách hàng và chủ cửa hàng. Bên cạnh đó, các kiot được thiết kế với diện tích phù hợp với nhu cầu kinh doanh, giúp cho việc trưng bày sản phẩm và thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Nếu muốn tùy chỉnh kiểu dáng và thiết kế cho phù hợp với phong cách doanh nghiệp của mình, bạn tùy biến thiết kế và trang bị kết nối internet, thiết bị điều khiển nhiệt độ và các công nghệ thông minh khác.

4. Tiết kiệm chi phí

Nếu bạn đang lên kế hoạch mở quán cà phê, thay vì phải lo lắng về các chi phí như tiền thuê mặt bằng, thiết kế, dụng cụ pha chế và nội thất, việc lựa chọn kinh doanh tại một kiot đã có sẵn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, đồng thời giảm sự phức tạp của việc thiết kế và các tiện nghi phụ trợ. Kiot luôn có ban quản lý túc trực nên vấn đề an ninh luôn được đảm bảo, đồng thời, bạn có thể đầu tư thêm các thiết bị an ninh như camera để an toàn hơn trong kinh doanh.
 

Kiot cho thuê
 

Một số điều cần lưu ý khi thuê kiot để kinh doanh

1. Tính toán kỹ trước khi thuê kiot

Nếu bạn đang có dự định kinh doanh tại một địa điểm nào đó, việc tìm hiểu giá thuê mặt bằng là một bước khảo sát quan trọng để hiểu rõ về giá thị trường. Nắm được những thông tin chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng thương lượng giá tốt nhất với chủ nhà. Đa số các khu vực sẽ có chi phí thuê tương đối gần nhau, nhưng giá sẽ khác nhau nếu diện tích mặt bằng khác nhau. Tùy theo nhu cầu thuê và khả năng kinh tế của bạn mà đưa ra những quyết định khác nhau.

Việc tiến hành khảo sát giá thuê sẽ biết được mức giá chung của các mặt bằng cho thuê tại khu vực đó, giúp tránh tình trạng thuê với giá cao hơn, gây tốn kém chi phí. Bằng cách nắm được thông tin về giá thuê, sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả cho việc kinh doanh của mình.

2. Xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu 

Đối với những chủ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm, việc đo lường lượng khách hàng thực tế là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi thuê mặt bằng kinh doanh lần đầu. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong trường hợp sang nhượng cửa hàng, một hình thức kinh doanh rất phổ biến hiện nay. Trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng sang nhượng, bạn cần chú ý một số điểm sau.

Đầu tiên, bạn nên đến điểm bán hàng vào khung giờ cao điểm để kiểm tra lượng khách hàng có đúng với mô tả của chủ quán cũ hay không? Ví dụ, nếu bạn đang xem xét thuê một cửa hàng ăn uống thì giờ cao điểm buổi trưa khoảng 11h30 - 13h là thời điểm nhiều dân văn phòng, công sở, học sinh sẽ đến ăn uống. Nếu vào thời điểm này mà quán vẫn vắng khách thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cân nhắc kỹ hơn liệu có nên thuê lại cửa hàng này hay không?

Thứ hai, nên khảo sát lượng khách của cả tuyến phố, dãy cửa hàng, quán xá xung quanh. Nắm được lượng khách hàng của các cửa hàng, quán xá cạnh đó sẽ đánh giá được tiềm năng kinh doanh của mặt bằng, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

3. Lựa chọn kiot đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra 

Để chuẩn bị thuê một mặt bằng để kinh doanh hoặc buôn bán, cần tiến hành khảo sát thực tế trước. Không nên chỉ dựa trên hình ảnh trên mạng hoặc thông qua môi giới mà không xác định được thực tế của kiot. Để đảm bảo rằng bạn đang thuê một kiot phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra thì nên đến trực tiếp, xem xét vị trí và cảnh quan xung quanh, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thuê mặt bằng.

- Xem hướng nhà có hợp tuổi, hợp phong thủy với bản mệnh không?

- Xem mặt bằng có bị nắng vào buổi trưa, mưa có bị ẩm ướt không?

- Trang thiết bị nội thất còn tốt không?

- Chi phí có nằm trong khả năng chi trả không?

- Dẫn thêm nhiều người theo xem xét vì mỗi người sẽ có góc độ nhìn khác nhau.

4. Tìm hiểu, rà soát kỹ hợp đồng cho thuê kiot

Thực tế cho thấy, rất nhiều người đi thuê mặt bằng để kinh doanh đã gặp phải các tình huống đáng tiếc như bị phá vỡ hợp đồng mà không được bồi thường thiệt hại, hoặc đang kinh doanh phát đạt thì bị chủ nhà cắt hợp đồng không cho thuê nữa và mở bán đúng mặt hàng của mình trước đó. Tệ hơn nữa, còn có trường hợp cho nhiều người thuê cùng một mặt bằng và lừa đảo để chiếm đoạt tiền đặt cọc của những người thuê.

Để rút kinh nghiệm từ những trường hợp này, các chủ shop cần tập trung vào việc lập hợp đồng chặt chẽ, tìm hiểu, rà soát kỹ hợp đồng cho thuê kiot. Đối với số tiền thuê nhà lớn, việc công chứng hợp đồng thuê nhà là rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của hợp đồng. Nếu có thể, các bên nên công chứng hợp đồng thuê nhà để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng và tránh được các tranh chấp không đáng có.
 

Cho thuê kiot
 

Trên đây là nội dung Phương Nam 24h đã biên tập và chia sẻ về kiot là gì cùng những lợi ích và lưu ý khi thuê kiot để kinh doanh. Trong các hoạt động kinh doanh hiện nay, ki ốt được xem là một giải pháp kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các nhà kinh doanh, đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng với sự đa dạng sản phẩm và tính thuận tiện trong việc mua sắm. Bạn có thể xem xét và lựa chọn hình thức này cho doanh nghiệp của mình nếu cảm thấy phù hợp.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.