Nguyên nhân vì sao Liên Xô tan rã?

Trong hơn 70 năm tồn tại, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc giúp cho hàng trăm dân tộc đang bị áp bức, bóc lột dám đứng lên làm cách mạng. Tuy nhiên, cuối những năm 80 đầu những năm 90, một sự kiện đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị Thế giới đó là sự sụp đổ của hệ thống XHCN, trong đó có Liên Xô và các nước Đông Âu. Và cho đến nay, nhiều người vẫn đang rất thắc mắc nguyên nhân vì sao Liên Xô tan rã dù vẫn chưa có cuộc đối đầu trực tiếp nào với chủ nghĩa đế quốc.

Nguyên nhân vì sao Liên Xô tan rã?
 

Đóng góp của hệ thống XHCN Liên Xô đối với sự phát triển của Thế giới

Vào nửa sau của thế kỷ XX, một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh với sự tham gia của hơn mười Đảng Cộng sản cầm quyền được thành lập. Hệ thống Đảng của các nước này có khả năng kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến nhằm chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và đứng đầu là Mỹ.

Nhờ vào sự tồn tại của hệ thống XHCN, hàng trăm dân tộc đang trong tình cảnh bị áp bức, bóc lột đã có hành động vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. Điều này đã dẫn đến sự suy sụp của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cũng làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét cho cùng thì trong thế kỷ XX, dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản cầm quyền đã hình thành và phát triển phong trào không liên kết. Đây được xem là thành quả của cuộc đấu tranh Vô sản - Tư sản trên phạm vi toàn cầu. Hay nói cách khác, những người cộng sản ở các nước cầm quyền thuộc hệ thống XHCN đã tạo ra một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển nền văn minh nhân loại.

Tại đây, một hệ thống xã hội hùng mạnh đã được Đảng Cộng sản xây dựng trên nhiều lĩnh vực cơ bản, giúp cho đời sống xã hội tốt đẹp và ưu việt hơn so với chủ nghĩa tư bản. Dù Liên Xô đã tan ra nhưng cho đến nay, khi hỏi những người dân Nga thì 59% trong số đó vẫn nhận định rằng chủ nghĩa xã hội mang đến nhiều tích cực hơn là tiêu cực. Đa số người Nga vẫn rất tiếc nuối cho một thời vàng son Xô Viết.
 

Nguyên nhân tan rã của Liên Xô
 

Với sự hùng mạnh như vậy thì đâu là nguyên nhân tan rã của Liên Xô? Chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, cụ thể là Liên Xô lại đánh mất quyền lãnh đạo, hệ thống xã hội do họ dẫn dắt xây dựng lại bị sụp đổ mà không thông qua một cuộc chiến tranh với đế quốc nào.

Thực chất, nguyên nhân Liên Xô tan rã là do những tha hóa, biến chất của cán bộ đảng viên trong Bộ Chính trị và Bộ Chỉ huy Trung ương. Bên cạnh đó,thêm một nguyên nhân tan rã của Liên Xô đó là do chiến lược “diễn biến hòa bình” để thực hiện hoạt động chống phá các thế lực chống cộng quốc tế, dù đây không phải là nguyên nhân chủ yếu.

Những nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã

Một số biểu hiện thể hiện sự tha hóa và biến chất của Đảng Cộng sản trở thành nguyên nhân Liên Xô tan rã có thể kể đến như:

- Thứ nhất, trong các hoạt động sinh hoạt Đảng, Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thể hiện sự độc đoán, chuyên quyền và không chấp nhận những ý kiến trái chiều. Bên cạnh đó, họ cũng có những biểu hiện coi thường tập thể, tự cho rằng mọi ý kiến của mình là chân lý và buộc mọi người phải tuân theo. Khi có ai đó trái ngược ý kiến, họ sẽ coi người đó là thù địch và sẵn sàng đối đầu với cả những đồng chí của mình giống như kẻ thù. Kết quả cho những hành vi này đã dẫn đến các buổi sinh hoạt Đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, chỉ độc thoại một chiều và làm mất hết sinh khí, tinh thần chiến đấu. Ngoài ra, những đảng viên trung kiên, liêm chính thì không được coi trọng, còn những kẻ nịnh bợ thì lại có cơ hội thăng tiến cao.

- Thứ hai, Bộ Chính trị và Bộ Chỉ huy Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những hành vi quan liêu xa rời thực tiễn và làm mất đi mối quan hệ với người dân Liên Xô. Những người lãnh đạo lúc này không có hiểu biết đúng đắn về hiện trạng xã hội, họ thờ ơ trước các nguyện vọng chính đáng của người dân. Thậm chí, họ còn không có những đồng cảm trước nỗi thống khổ, oan ức của nhân dân, trong đó cũng có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên cấp dưới.

- Thứ ba, những người lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt có những biểu hiện suy thoái về đạo đạo đức, lối sống. Điều này được thể hiện ở những biểu hiện như: sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân và gia đình lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân. Tại cục bộ địa phương có hành vi kéo bè kéo cánh để đưa người thân của mình vào vị trí lãnh đạo dù họ yếu về năng lực, kém về mặt lối sống và đạo đức. Bên cạnh đó, những người lãnh đạo còn có hành vi tham ô, sống xa hoa, suy thoái về nhiều mặt.

Trên đây đều là những biểu hiện của sự tha hóa trong một bộ phận lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, đặc biệt là những người giữ vai trò chủ chốt ở cấp cao. Thông thường, những biểu hiện này được tồn tại song hành và có mối quan hệ, tác động với nhau. Có lúc, cái này sẽ làm tiền đề và tạo điện kiện để cái kia phát triển. Những biểu hiện nay được hình thành do một quá trình chớm nở giống như ung nhọt nhỏ, sau đó, qua nhiều giai đoạn đã trở nên thoái hóa nghiêm trọng. Những bệnh tật này được tích dồn qua nhiều năm đã làm cho Đảng mất đi sự nhạy bén, không đưa ra được đường lối đúng đắn và làm mất đi sức chiến đấu. Nổi bật trong đó là sự phân hóa của Đảng Cộng sản Liên Xô khi một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong những buổi sinh hoạt, nhiều đảng viên không có sự thống nhất trong lời nói, tính chiến đấu đã dần bị nguội lạnh và nhiều đảng viên cũng trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có liên quan đến vận mệnh của Đảng Cộng sản. 

Những sai lầm và khuyết điểm là điều khó tránh, nhưng đó không phải vấn đề lớn mà nguyên nhân tan rã của Liên Xô ở đây đó là những người cán bộ, đảng viên đã không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm này và không có quyết tâm sửa sai. Điều này đã làm cho đại bộ phận người dân cảm thấy mất lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, họ không còn quan tâm đến các vấn đề chính trị của đất nước và thậm chí còn mong chờ có sự thay đổi. Chính vì những điều này, ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức tan rã và đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị trên thế giới.
 

Liên Xô tan rã vào ngày nào?
 

Trên đây là những thông tin mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về nguyên nhân vì sao Liên Xô sụp đổ Liên Xô tan rã vào ngày tháng năm nàoCó thể thấy, sự tan rã của Liên Xô vào cuối năm 1991 phần lớn chính là từ nội bộ bên trong. Khi mọi người không còn quan tâm và làm theo phương hướng hoạt động của Đảng, hình thành nên những tha hóa và biến chất, làm mất đi lòng tin của nhân dân thì tất yếu sẽ không có khả năng tiếp tục hoạt động và dẫn dắt để đưa Đảng phát triển.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bứt phá táo bạo.