Liên Xô tan rã thành bao nhiêu quốc gia? Là những nước nào?

Liên Xô hay còn được gọi là Liên bang Xô viết là một hệ thống bao gồm nhiều quốc gia được thành lập từ cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917. Nhưng đến cuối năm 1991, Liên Xô chính thức tan rã bởi nhiều lý do khác nhau. Phần lớn nguyên nhân chính của điều này là từ bộ máy lãnh đạo cầm quyền. Trước khi Liên Xô chính thức tan rã, một số quốc gia đã rút khỏi hệ thống Cộng hòa Hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết và tuyên bố độc lập. Vậy thì Liên Xô tan rã thành bao nhiêu quốc gia? Và hiện gồm những nước nào?
 

Liên Xô tan rã thành bao nhiêu quốc gia? Gồm những nước nào?
 

Liên Xô tan rã thành những quốc gia nào?

Sự kiện Liên Xô tan rã đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị cả thế giới. Theo đó, một loạt các nước trước và trong khoảng thời gian đó cũng đã tuyên bố độc lập. Vậy tại thời điểm đó, Liên Xô tan rã thành bao nhiêu nước và Liên Xô là nước nào hiện nay?

Tháng 12 năm 1991, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết (hay còn gọi là Liên bang Xô viết hoặc Liên Xô) tan rã và Nga được quốc tế công nhận là nước kế nhiệm của Liên Xô. 15 quốc gia cũng đã chính thức tuyên bố độc lập, trong đó có một số nước tuyên bố độc lập từ trước khi Liên Xô tan rã. Ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước đầu tiên tuyên bố độc lập hoàn toàn đó là Litva. Ngày 30 tháng 4 và ngày 4 tháng 5 năm 1990, Estonia và Latvia cũng lần lượt tuyên bố rằng luật của Liên Xô là bất hợp pháp và không có hiệu lực kể từ đây. Đến tháng 8 năm 1991, hai nước này đã hoàn tất việc khôi phục lại độc lập hoàn toàn. Sau đó, 12 nước cộng hòa cũng được giải thể và trở thành các quốc gia độc lập với Chính phủ theo những thể chế mới.
 

Liên Xô tan rã thành những quốc gia nào?
 

Các nước tách ra từ Liên Xô cũ

Liên Xô tổng cộng có 15 nước thành viên và được thành lập từ năm 1917 - 1991. Đến thời kỳ trước khi Liên Xô tan rã, các nước đã bắt đầu tuyên bố độc lập và không còn là một phần của hệ thống Cộng hòa XHCN Liên bang Xô Viết. Sau khi tan rã, các nước hậu Xô viết bao gồm Nga, Ukraina, Uzbekistan, Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus, Tajikistan, Moldova, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Gruzia, Armenia, Litva, Latvia, Estonia để trở thành một quốc gia độc lập, hoạt động trên những hiến pháp riêng.

Cộng hòa Litva

Ngày 21 tháng 7 năm 1940, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Litva được thành lập với vị thế là một quốc gia độc lập nhưng vẫn chịu kiểm soát về chính trị, kinh tế và quân sự từ Liên Xô. Nước này đã trở thành một trong những nước Cộng hòa thành viên của Liên bang Xô viết. Trước khi Liên Xô chính thức tan rã, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Litva là nước đầu tiên trong thành phần Liên Xô tuyên bố độc lập. Ngày 11 tháng 3 năm 1990, tất cả các mối quan hệ pháp lý về chủ quyền của Liên Xô bị bãi bỏ. Nước này cho rằng toàn bộ quá trình nhập vào Liên Xô đã vi phạm luật phát Litva và luật pháp quốc tế. Trước tình hình đó, nhà nước trung ương Liên Xô đã đe dọa dùng vũ lực nhưng đến ngày 12 tháng 6, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga tuyên bố chủ quyền nên Liên Xô đã phải từ bỏ việc duy trì sở hữu Litva.

Cộng hòa Estonia

Ngày 17 tháng 6 năm 1940, Liên Xô tiến vào Estonia, lập nên một Chính phủ và tuyên bố nước này trở thành nhà nước Xô viết. Vào ngày 21 tháng 7 năm 1940, Cộng hòa Estonia đổi tên thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Estonia. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1940, Estonia chính thức sáp nhập vào Liên Xô và sau khoảng một năm, từ năm 1941 đến năm 1944, nước này đã bị Đức Quốc xã xâm chiếm. 

Dù đã sáp nhập vào Liên Xô nhưng hầu hết các nước phương Tây vẫn luôn coi Estonia là một quốc gia độc lập. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1990, Estonia tuyên bố độc lập và ngày 20 tháng 8 năm 1991, nước này chính thức tách khỏi Liên Xô và thành công tái lập nền độc lập.

Cộng hòa Latvia

Ngày 21 tháng 7 năm 1940, trong chiến tranh Thế giới thứ hai đang diễn ra lại lãnh thổ Cộng hòa Latvia, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Latvia được thành lập và trở thành một nước vệ tinh của Liên Xô. Đồng thời, nước này trở thành nước cộng hòa thứ 15 của Liên Xô khi chính thức bị sáp nhập vào ngày 5 tháng 8 năm 1940.

Đến ngày 4 tháng 5 năm 1990, trong cuộc bầu cử nghị viện tự do lần đầu tiên, Latvia cũng đã thông qua Tuyên bố Chủ quyền “Phục hồi Độc lập của Cộng hòa Latvia”, đổi tên từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Latvia thành Cộng hòa Latvia. Ngày 21 tháng 8 năm 1991, Latvia chính thức tách khỏi Liên Xô và trở thành nước độc lập thứ ba.

Cộng hòa Azerbaijan

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan là một trong các nước cộng hòa tạo nên Liên Xô từ năm 1922 đến 1991. Nước này được thành lập khi Nga Xô viết đưa những người Xô viết lên nắm chính quyền vào ngày 28 tháng 4 năm 1920. Đây là một nước độc lập cho tới khi cùng với Armenia và Gruzia hợp nhất vào Liên bang Ngoại Kavkaz. 

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, dù vẫn là một phần của Liên Xô nhưng ngày 19 tháng 11 năm 1990 nước này đã đổi tên thành Cộng hòa Azerbaijan. Cho đến năm 1995 thì nhà nước Xô viết tại đây chấm dứt hoàn toàn sau khi đã được thông qua hiến pháp mới. 

Cộng hòa Belarus

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Byelorussia là một trong bốn thành viên sáng lập nên Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Nước này hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Byelorussia. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 7 năm 1990, tuyên ngôn chủ quyền của nhà nước Xô viết tối cao Byelorussia đã được thông qua. Sau khi Stanislav Shushkevich được bầu làm nguyên thủ quốc gia vào ngày 15 tháng 8 năm 1991 thì sau mười ngày, đất nước này tuyên bố độc lập và đổi tên thành Cộng hòa Belarus. 

Liên bang Nga

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga hay còn được gọi tắt là Nga Xô viết, là nước có diện tích lớn nhất thế giới và đông dân nhất trong mười lăm nước Cộng hòa. Đến ngày 25 tháng 12 năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô Liên bang Nga đổi tên thành Liên Bang Nga và đến ngày 21 tháng 4 năm 1992, tên này đã được sử dụng làm tên chính thức và là nước kế nhiệm của Liên Xô.
 

Liên Xô gồm những nước nào?
 

Bên các nước trên, còn một số nước cũng tách khỏi Liên xô như: 

- Ngày 24 tháng 8 năm 1991, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina đổi tên thành Ukraina, tách khỏi Liên Xô và trở thành một quốc gia độc lập. 

- Ngày 23 tháng 5 năm 1991, tên chính thức của Moldova được đổi thành Cộng hòa Moldova và độc lập sau cuộc đảo chính ở Liên Xô vào ngày 27 tháng 8 năm 1991.

- Ngày 31 tháng 8 năm 1991, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Kirghizia cũng đổi tên thành Cộng hòa Kirghizia như ngày trước và tuyên bố độc lập. 

- Đến ngày 9 tháng 9 năm 1991, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tajikistan đổi tên thành Cộng hòa Tajikistan và tuyên bố độc lập. 

- Ngày 23 tháng 8 năm 1990, Armenia tuy rằng vẫn nằm trong thành phần của Liên Xô nhưng đã được đổi tên thành Cộng hòa Armenia và đến ngày 21 tháng 9 năm 1991 thì chính thức tuyên bố độc lập. 

- Ngày 10 tháng 12 năm 1991, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan đổi tên thành Cộng hòa Kazakhstan và sáu ngày sau nước này cũng tuyên bố độc lập. 

- Năm 1991, ba nước Gruzia, Turkmenia và Uzbekistan cũng tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô giải thể.

Trên đây đã những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam chúng tôi về câu hỏi Liên Xô tan rã thành những quốc gia nàoLiên Xô là nước nào hiện nay? Không thể phủ nhận những đóng góp ban đầu mà Liên Xô mang lại cho các quốc gia này. Tuy nhiên sau một thời gian dài, các hoạt động, chính sách, đường lối đã không còn phù hợp và trở nên biến chất. Điều này đã tác động một phần lớn khiến cho các nước trong hệ thống Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết phải đứng lên để tìm kiếm lối đi cho riêng mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.