Những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố được chứa đựng trong môi trường và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người chúng ta. Tài nguyên thiên nhiên không chỉ là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, là cơ sở phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp mà còn là nhân tố giúp giữ vững sự phát triển ổn định của đất nước. Tuy nhiên, thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam nói riêng cũng như các nước khác trên thế giới nói chung đang ngày càng có xu hướng diễn biến tiêu cực, bị thu hẹp cả về chất lượng lẫn số lượng. Chính vì vậy những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cần phải được tích cực đề xuất và thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
 

Những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
 

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì?

Để có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trước hết chúng ta cần biết tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều loại khác nhau và được gom thành ba nhóm chính đó là:

- Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo: Bao gồm đất, nước, sinh vật, rừng,….Những tài nguyên này nếu được sử dụng và khai thác hợp lý sẽ có khả năng tự tái tạo sau một thời gian. Tuy nhiên, những tài nguyên thuộc nhóm này có thể bị suy thoái và xếp vào nhóm tài nguyên không tái tạo được.

- Tài nguyên không tái tạo được: Bao gồm các loại khoáng sản, gen di truyền,…Những tài nguyên này là hữu hạn, sau một thời gian bị khai thác có thể bị biến đổi, mất đi hoặc cạn kiệt hoàn toàn. 

- Tài nguyên thiên nhiên vĩnh cửu: Bao gồm năng lượng gió, ánh sáng mặt trời, sóng biển,….Những tài nguyên này là vô hạn và không bao giờ bị cạn kiệt.
 

Biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Những giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện nay

Có thể thấy, tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều loại với đặc tính khác nhau. Để những tài nguyên này không bị suy giảm về số lượng lẫn chất lượng, góp phần giữ vững sự phát triển ổn định của đất nước, chúng ta cần phải có những biện pháp sử dụng và bảo vệ hiệu quả, cụ thể:

1. Nâng cao ý thức trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Các cơ quan ban ngành cần phải tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên sao cho tiết kiệm, hợp lý thông qua các giải pháp cụ thể như:

- Không khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. Sau khi khai thác phải thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phục hồi, chẳng hạn như: trồng rừng.

- Coi trọng việc sử dụng và tái tạo các nguồn năng lượng mới (tài nguyên thiên nhiên vĩnh cửu).

- Tài nguyên năng lượng cần được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả để giảm mức khí thải nhà kính.

- Chấm dứt tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô thay vào đó là đẩy mạnh chế biến sâu.

- Đối với các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản cần phải có sự cân đối giữa nhập và xuất khẩu,

2. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên

Bên cạnh tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người dân, các cơ quan ban ngành cần phải chú trọng đến việc tăng cường công tác quản lý trong việc:

- Kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Đẩy mạnh điều tra để nắm được xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên.

- Đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên để lập kế hoạch khai thác, sử dụng.

- Có kế hoạch và biện pháp bảo vệ, sử dụng, tái tạo ba loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.

- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, ban hành Sách Đỏ để bảo vệ các tài nguyên sinh vật.
 

Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
 

3. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng lại đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm trầm trọng. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ làm cho tài nguyên sinh vật bị suy giảm do không kịp thích nghi với sự thay đổi của không gian sống. Vậy nên để ngăn chặn được diễn biến tiêu cực của tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cần phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như:

- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

- Chú trọng đến việc quy hoạch các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị.

- Hoàn thiện hệ thống Pháp luật, ban hành chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Chú trọng đến các dự án đầu tư. Cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và ảnh hưởng của dự án đến môi trường về lâu dài trước khi cấp phép cho xây dựng, hoạt động.

4. Chủ động đưa ra các phương án ứng phó với thiên tai

Các tài nguyên thiên nhiên cũng dễ bị ảnh hưởng, suy thoái, biến đổi bởi các thiên tai. Vậy nên, chủ động đưa ra các phương án phòng tránh và ứng phó với thiên tai cũng là một biện pháp thiết thực để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, các cơ quan ban ngành cần phải:

- Đầu tư thiết bị hiện đại để có thể cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát sự biến đổi của khí hậu.

- Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai cho từng giai đoạn.

- Thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để nâng cao hiệu quả, hạn chế tác động của các thiên tai.

Trên đây là các giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình có thể làm gì để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên hiện nay, từ đó chung tay thực hiện, góp phần giữ vững sự phát triển ổn định của nền kinh tế nói riêng cũng như đất nước nói chung.

Tham khảo thêm: Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.