Phương pháp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hiệu quả

Trước giờ lên lớp hoặc các kì thi cử, làm sao để học bài cũ, thu nạp được nhiều kiến thức và nhớ thật lâu chắc hẳn là nỗi ám ảnh của tất cả các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề mà đa phần các bạn gặp phải là mất nhiều thời gian để học nhưng lại nhanh quên bài. Lý do chính là vì các bạn chưa có cách học đúng. Trong bài viết này, Phương Nam 24h sẽ chia sẻ các phương pháp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hiệu quả để bạn đọc tham khảo.
 

Các phương pháp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hiệu quả
 

1. Hiểu bài

Để có thể ghi nhớ nội dung của bài học thì yếu tố quyết định đầu tiên là hiểu bài. Chỉ cần hiểu bài thì bạn đã nắm được khoảng 50% nội dung cần nhớ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi học bài ở nhà. Vậy làm thế nào để hiểu bài? Trên lớp, bạn phải thật tập trung khi thầy cô giảng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại luôn và ghi chép cẩn thận.

2. Tóm tắt ý chính

Phương pháp học đúng không phải là học thuộc tất tần tật trong sách như một con vẹt mà là nắm rõ những ý chính quan trọng nhất rồi tự mở rộng, diễn đạt theo cách hiểu của mình. Mỗi bài học, hãy lập sơ đồ tư duy, tóm tắt lại theo các đề mục và ý chính để có thể ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
 

Phương pháp học thuộc bài nhanh hiệu quả
 

3. Chia nhỏ nội dung

Đối với những bài quá dài, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều phần. Khi bạn học hết được một phần sẽ có thêm động lực để hoàn thành các phần tiếp theo. Học thuộc phần 1, bạn chuyển tiếp qua học phần 2. Khi thuộc phần 2, bạn ghép với phần 1 và học thuộc cả 2 phần. Sau đó, bạn học tiếp phần 3. Sau khi thuộc phần 3, bạn ghép với phần 1, phần 2 và đọc thuộc lại cả 3 phần. Cứ áp dụng tương tự như vậy cho đến khi hết bài. Đây là một trong những phương pháp học bài nhớ lâu cực kỳ hiệu quả. được rất nhiều các thủ khoa cao đẳng, đại học áp dụng.

4. Liên hệ thực tế

Liên hệ thực tế là một phương pháp ghi nhớ bài học hiệu quả. Hãy vận dụng khả năng sáng tạo tuyệt đối bằng việc liên tưởng bất cứ nội dung nào trong bài với một điều gì đó ấn tượng. Chẳng hạn, để ghi nhớ những ngày tháng trong môn lịch sử, bạn hãy liên tưởng đến những ngày tháng có liên quan hoặc một sự kiện nào đó mà mình đã biết.
 

Phương pháp ghi nhớ bài học hiệu quả
 

5. Giữ tinh thần thoải mái

Không học bài trong lúc nóng giận, đang bồn chồn hay buồn bực. Lý do là vì, bạn sẽ không thể nào tập trung vào bài vở. Trước khi học bài, bạn có thể chơi game, xem một chương trình mà mình yêu thích để bộ não được thư giãn, thoải mái hơn.

6. Chọn không gian học

Không gian học ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và hiệu quả khi học bài. Bạn nên chọn cho mình một nơi có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và không quá ồn ào để học bài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những nơi thường xuyên có người qua lại, gần tivi hay giường ngủ. Những nơi này sẽ làm bạn phân tâm và không thể tập trung học bài.
 

Phương pháp học bài nhanh
 

7. Không vừa học vừa làm việc khác

Rất nhiều bạn có thói quen vừa học bài, vừa xem ti vi, ăn uống hay làm những việc linh tinh khác để không bị nhàm chán. Tuy nhiên, cách học này lại làm bạn tốn rất nhiều thời gian và chẳng thu lại được kết quả như mong đợi vì nó sẽ làm cho bạn bị mất tập trung. Vậy nên, bạn hãy cố gắng dẹp tất cả những chuyện khác sang một bên và chỉ dành thời gian cho việc học.

Trên đây là các phương pháp giúp học thuộc bài nhanh và nhớ lâu hiệu quả mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách học của mình có vấn đề ở đâu để từ đó chỉnh sửa, áp dụng những phương pháp mới nhằm cải thiện kết quả học tập.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.