Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay

Đất là nơi sinh sống của con người và hầu hết các loài động, thực vật. Nơi đây cũng diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và là nền móng cho các công trình xây dựng. Vì vậy, có thể nói đất là nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển đô thị hóa đã làm thu hẹp diện tích đất canh tác, điều này cũng dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay đang nằm ở mức đáng báo động.
 

Thực trang ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay
 

Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là khái niệm dùng để chỉ sự suy thoái đất theo chiều hướng xấu đi bởi các tác nhân từ môi trường tự nhiên và con người. Sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất làm xuất hiện thêm nhiều chất độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép đã gây ra tình trạng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, gley hóa,....

Bên cạnh đó, tác nhân làm môi trường đất bị tổn hại nghiêm trọng hơn hết đó là do con người, cụ thể hơn là chất thải của hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất kim loại nặng và chất rắn trong ngành khai thác mỏ. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường đất cũng có thể đến từ các nguồn khác như: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và tác động khác của con người tại khu đô thị, chợ,... gây ra ô nhiễm diện rộng.
 

Hiện trạng ô nhiễm đất
 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

- Đất nhiễm phèn: Đất được xác định là nhiễm phèn khi chứa một số chất như Fe2+, Al3+, So2- làm cho nồng độ pH giảm xuống.

Đất nhiễm mặn: Nguyên nhân đất nhiễm mặn là do lượng muối trong nước biển, thủy triều dâng cao hoặc do các mỏ muối dưới lòng đất. Điều này đã làm cho nồng độ Na, K và Cl cao dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu, gây hại cho sự phát triển của thực vật.

Chất thải công nghiệp: Các hoạt động khai thác mỏ, sản xuất hóa chất hoặc sự tích tụ của nilon, nhựa dẻo, thuốc nhuộm, kim loại nặng,... trên mặt đất đã làm cho đất bị thoái hóa.

Chất thải sinh hoạt: Rác thải, phân bón xả vào môi trường đất thường là hỗn hợp các chất vô cơ và hữu cơ có độ ẩm cao, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Khi nước thải sinh hoạt đổ ra mương hoặc đồng ruộng có thể kéo theo tình trạng ô nhiễm đất. 

Sản phẩm hóa học: Các sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng,... khi tồn tại trong đất lâu dần sẽ gây ra mất cân bằng sinh học.

Chất độc hại trong không khí: Các chất như oxit lưu huỳnh, nito,... khi chuyển thành mưa axit rơi xuống sẽ làm ô nhiễm môi trường đất.
 

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
 

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay

Theo thống kê từ Tổng cục Địa chính, nước ta hiện nay có 33 triệu hecta diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 22.226.830 hecta đang được sử dụng, chiếm 68,83% tổng diện tích đất. Số đất chưa được sử dụng là 10.667.577 hecta, chiếm 33,04%. Mặc dù vậy, đất nông nghiệp chỉ chiếm 26,1%, nghĩa là 8.146 hecta đất tự nhiên. Với tình trạng gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã gây ra thực trạng môi trường ô nhiễm đất ở cả nông thôn và thành thị.

1. Ô nhiễm môi trường đất tại khu vực đô thị

Theo thông tin từ Cục môi trường Việt Nam, tình hình ô nhiễm môi trường đất ở hầu hết các khu vực nước ta đều đang ở mức nghiêm trọng. Dọc theo con đường, các khu phố, chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi làm mất mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm đó là chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng,... Hiện trạng này được thể hiện rất rõ tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc một số tỉnh thành khác.

Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng đến từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó, nổi bật phải kể đến là ở các khu công nghiệp đô thị và một số làng nghề như: khu đô thị Nam Thăng Long, khu công nghiệp An Khánh, làng nghề dệt vải Hà Đông,....

Ở thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng ô nhiễm môi trường đất cũng không khả quan hơn là bao mà nguyên nhân chủ yếu đó là bắt nguồn từ chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Điển hình là ở huyện Hóc Môn, trung bình mỗi vụ rau đều tiến hành bơm phun từ 10 - 25 lần thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, các khu công nghiệp tại đây mỗi ngày thải ra hơn 600.000 m3 nước thải.
 

Thực trạng môi trường ô nhiễm đất
 

2. Ô nhiễm môi trường đất ở khu vực nông thôn

Ở các vùng nông thôn, quá trình sử dụng đất tại một số tỉnh thành vẫn còn nhiều hạn chế và bất hợp lý trong việc phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, đường giao thông. Ở những khu vực đồi núi, có địa hình dốc đang phải đối mặt với nguy cơ xói mòn. Đặc biệt, đất tại một số tỉnh còn có nguy cơ bị sa mạc hóa.

Tại Thái Nguyên, quá trình khai thác khoáng sản đã dẫn đến một lượng lớn chất thải làm ảnh hưởng đến đất canh tác. Các hoạt động này hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu đã làm đất nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Tại Lâm Đồng, việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp đã khiến đất vừa có tính axit vừa có tính kiềm, làm cho phần trăm tỷ lệ đất sét tại đây khá cao.
 

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
 

Có thể thấy, hiện trạng ô nhiễm đất là một trong những vấn đề cấp bách cần được Chính phủ và người dân cả nước quan tâm và chung tay cải thiện. Từ những thực trạng mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h đã chia sẻ, hi vọng rằng bạn đã hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Từ đó, nâng cao ý thức để cùng đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường đất cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.