6 chiếc mũ tư duy là gì? Cách áp dụng và ví dụ cụ thể

Mỗi người chúng ta sẽ sở hữu những khả năng tư duy sáng tạo riêng để giải quyết vấn đề nhưng không phải lúc nào cần thì cũng đều có thể nảy ra được các ý tưởng xuất sắc. Vì vậy, mô hình 6 mũ tư duy đã ra đời như vị cứu tinh, giúp con người xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau một cách toàn diện hơn. Vậy 6 chiếc mũ tư duy là gì, lợi ích và cách thực hiện ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phương pháp này ngay sau đây nhé!
 

6 chiếc mũ tư duy là gì? Cách áp dụng và ví dụ cụ thể
 

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì?

Tư duy 6 chiếc mũ được Tiến sĩ tâm lý và y khoa - Edward de Bono công bố lần đầu vào năm 1980 và sau đó giới thiệu trong cuốn sách "6 Thinking Hats" xuất bản năm 1985. Kể từ khi ra mắt, phương pháp này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và trở nên phổ biến nhờ vào tính hiệu quả cùng với sự tiết kiệm thời gian, công sức cho người sử dụng. Vậy 6 chiếc mũ tư duy là gì?

6 chiếc mũ tư duy là một phương pháp tư duy với ý tưởng cốt lõi, khuyến khích sự sáng tạo và nảy sinh ý tưởng mới bằng cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đưa ra các quyết định thông minh, hợp lý. Phương pháp này sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc đại diện cho một cách suy nghĩ và vai trò khác nhau trong quá trình giải quyết vấn đề

Đặc điểm của 6 chiếc mũ tư duy

Để hiểu rõ hơn về bản chất và nội dung của phương pháp 6 chiếc nón tư duy thì chúng ta cần tìm đi sâu vào phân tích đặc điểm riêng lẻ của từng chiếc nón, cụ thể như sau:

1. Mũ trắng – Dữ liệu, khách quan

Chiếc mũ trắng tập trung vào việc đưa ra các lập luận cụ thể, khách quan bằng cách xem xét và đánh giá các dữ liệu thực tế. Một số câu hỏi cần được trả lời để giải quyết vấn đề khi đội chiếc mũ này là:

- Hiện tại đã có sẵn những dữ liệu gì?

- Cần bổ sung thêm những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xem xét?

- Những thông tin hay dữ kiện nào còn thiếu? Làm thế nào để bổ sung?

2. Mũ đỏ – Trực giác, cảm tính

Chiếc mũ đỏ đại diện cho khía cạnh tư duy dựa trên cảm tính và trực giác. Những người đội chiếc mũ này sẽ bộc lộ những lý lẽ cá nhân về vấn đề đang giải quyết dựa trên cảm xúc và trực giác chủ quan mà không cần đưa ra luận cứ hay chứng minh logic. Để khám phá chiều sâu của vấn đề, một số câu hỏi quan trọng cần được đặt ra là:

- Cảm giác hiện tại của bạn là gì?

- Trực giác cho biết điều gì đang xảy ra với vấn đề này?

- Bản thân có thực sự hứng thú với chủ đề đang thảo luận hay không?
 

6 chiếc mũ tư duy
 

3. Mũ vàng – Tư duy tích cực

Chiếc mũ vàng tượng trưng cho tư duy tích cực và những người đeo nó thường trình bày những ý kiến, suy nghĩ lạc quan đối với một vấn đề cụ thể. Bằng cách chỉ ra các ưu điểm và chứng minh tính khả thi của một dự án, lối tư duy mũ vàng sẽ cung cấp thêm nguồn động lực để mọi người khám phá những giải pháp độc đáo và mới mẻ cho mọi tình huống trong cuộc sống.

Để áp dụng chiếc mũ vàng vào giải quyết vấn đề, bạn cần trả lời một số câu hỏi quan trọng sau:

- Những khía cạnh tích cực của vấn đề này là gì?

- Giải pháp này mang lại những lợi ích gì?

- Dự án này khả thi ra sao?

4. Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối

Trái ngược hoàn toàn với chiếc mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn thông qua việc nhìn nhận những điểm tối và tiêu cực trong dự án hiện tại. Những người đeo chiếc mũ này thường phân tích vấn đề một cách thận trọng, có khả năng chuẩn bị các phương án dự phòng hoặc điều chỉnh ngay khi phát sinh vấn đề, từ đó đảm bảo rằng dự án tránh được các sự cố và rủi ro.

Nếu chỉ tập trung vào tư duy theo hướng lạc quan với chiếc mũ vàng thì chúng ta sẽ không kịp thời đối mặt với những khó khăn. Do đó, việc kết hợp tư duy tích cực và tiêu cực (mũ vàng và mũ đen) là cách tốt nhất để chúng ta chuẩn bị tốt hơn các phương án ứng phó kịp thời cho mọi tình huống, kể cả những trường hợp xấu nhất.

Để giải quyết vấn đề với chiếc mũ đen, có một số câu hỏi quan trọng cần xem xét:

- Trường hợp rủi ro nào có thể xảy ra?

- Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?

- Có những nguy cơ tiềm ẩn nào không?

- Khó khăn khi triển khai dự án là gì?

5. Mũ xanh lá cây – Tư duy sáng tạo

Chiếc mũ màu xanh lá cây đại diện cho hướng tư duy độc đáo, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, màu xanh lá cây mang trong mình một sức sống mãnh liệt và bền vững nên những người đội chiếc mũ này thường đưa ra các ý tưởng sáng tạo, phong phú, đa dạng. Họ có khả năng dễ dàng tìm ra các giải pháp độc đáo đến bất ngờ cho mọi vấn đề trong cuộc sống. 

Khi thực hiện tư dung với chiếc mũ xanh lá cây thì bạn cần trả lời một số câu hỏi quan trọng sau:

- Còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này không?

- Trong trường hợp này, có những phương pháp khác mà chúng ta có thể thử nghiệm không?

- Điểm tích cực nào của vấn đề này có thể được tận dụng?

- Việc triển khai dự án này có khả thi không và sẽ mang lại những lợi ích gì?

6. Mũ xanh dương – Tiến trình, tổng kết kết quả

Chiếc mũ màu xanh dương đóng vai trò là chủ tọa, đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp hệ thống hóa toàn bộ vấn đề một cách tổng quan nhất. Khi đội chiếc mũ xanh dương, bạn có khả năng dễ dàng điều phối, tổ chức và kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ khác.

Chẳng hạn, nếu dự án đối mặt với rủi ro trong tương lai, người đeo chiếc mũ xanh dương có thể chuyển hướng tư duy sang chiếc mũ đen để nhìn nhận các điểm tối, hạn chế và rủi ro có thể xảy ra.

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên trả lời khi tư duy với mũ xanh dương:

- Nội dung trọng tâm của vấn đề này là gì?

- Tư duy nào phù hợp nhất với vấn đề này?

- Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất cần đạt được là gì?

- Cần thu thập thêm thông tin để giải quyết vấn đề gì nữa không, thời gian là bao lâu?
 

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy
 

Những lợi ích khi áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

Tư duy 6 chiếc mũ ẩn dụ là một phương pháp tương đối đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả thực tế cao, giúp người sử dụng tập trung vào mọi khía cạnh của vấn đề và giải quyết chúng một cách toàn diện.

Dưới đây những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy:

- Đơn giản hóa lối tư duy bằng cách tập trung cân nhắc một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó mà tư duy của mọi người đều về cùng một hướng, giúp hạn chế sự xung đột không cần thiết.

- Có khả năng tập trung vào các khía cạnh của vấn đề một cách toàn diện, nhận diện từ nhiều góc độ khác nhau, tránh lối tư duy một chiều và chủ quan.

- Nâng cao tính khách quan và khả năng đánh giá, giúp bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng, lập luận logic nhất.

- Khi kết hợp mũ đen với mũ vàng, bạn có khả năng phân tích các khía cạnh tiêu cực và tích cực của vấn đề, từ đó tránh được rủi ro và nắm bắt các cơ hội để giải quyết vấn đề tốt hơn.

Một số hạn chế của phương pháp tư duy 6 chiếc mũ

Ngoài những lợi ích kể trên thì phương pháp sáu chiếc mũ tư duy cũng còn tồn tại một số hạn chế mà chúng ta nên cân nhắc khi sử dụng:

- Tư duy 6 chiếc mũ thường được ưa chuộng trong trường hợp cần giải quyết vấn đề hệ trọng, đòi hỏi tham khảo ý kiến của nhiều người nên mất nhiều thời gian và không phù hợp trong những tình huống cần đưa ra quyết định nhanh chóng.

- Nếu người sử dụng không áp dụng các chiếc mũ một cách chính xác và cẩn thận thì kết quả có thể không chính xác.

- Trong một số tình huống, việc điều hành cuộc họp theo 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra cảm giác gượng gạo. Hơn nữa, phương pháp này cũng yêu cầu tính toán thời gian một cách chính xác để tránh việc thời gian thảo luận bị kéo dài.

Quy trình tiến hành 6 chiếc mũ tư duy trong 5 bước đơn giản

Mọi thành viên trong nhóm sẽ chung sức góp ý để xử lý vấn đề và tùy thuộc vào tình huống mà người đứng đầu nhóm sẽ đề xuất sử dụng mũ màu nào. Tuy nhiên thì về cơ bản thì quy trình áp dụng 6 chiếc mũ tư duy sẽ có 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Dùng chiếc mũ màu trắng để trình bày tất cả thông tin và dữ liệu hiện có thông qua các bằng chứng cụ thể.

Bước 2: Dùng chiếc mũ xanh lá cây để đưa ra ý kiến, quan điểm sáng tạo nhằm đưa ra các kế hoạch và phương án giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau.

Bước 3: Sử dụng chiếc mũ vàng và mũ đen để đánh giá toàn diện về quan điểm, ý kiến của chiếc mũ xanh lá cây.

- Chiếc mũ vàng: đề xuất những giải pháp lạc quan, tích cực bằng cách trả lời câu hỏi về lợi ích mà giải pháp đó mang lại nếu chúng được thực thi.

- Chiếc mũ đen: chỉ ra điểm rủi ro, hạn chế, tiêu cực của giải pháp cũng như những vấn đề không phù hợp khi áp dụng.

Bước 4: Sử dụng tư duy chiếc mũ đỏ để bày tỏ các quan điểm thiên về cảm xúc và trực giác đối với vấn đề mà không cần phải bào chữa chi tiết.

Bước 5: Dùng mũ xanh dương để tổng hợp và đánh giá toàn bộ cuộc thảo luận, từ đó rút ra kết luận về cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Lưu ý: Các bước trên không nhất thiết phải thực hiện theo đúng thứ tự được nêu mà bạn hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi dựa vào tính chất cụ thể của từng trường hợp.
 

6 mũ tư duy
 

Ví dụ cụ thể về 6 chiếc nón tư duy

Giả sử có một quán cà phê A đang bị nhiều khách hàng phàn nàn về việc họ phải chờ đợi quá lâu để nhận được một ly cà phê. Để giải quyết vấn đề này, nhóm có thể áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy như sau:

Bước 1: Chiếc mũ trắng - Tự trả lời những câu hỏi như:

- Đã có bao nhiêu lời phàn nàn về thời gian chờ đợi để có được tách cafe?

- Thời gian pha cà phê hiện tại là bao lâu?

- Có cách nào để tối ưu hóa thời gian pha cà phê không?

- Có giải pháp nào khả thi không và chi phí ra sao?

Bước 2: Chiếc mũ xanh lá cây - Tìm kiếm ý tưởng mới và độc đáo bằng cách trả lời các câu hỏi như:

- Chúng ta có những thiếu sót nào cần khắc phục?

- Có cách nào để tối ưu hóa quy trình pha cà phê, giảm thời gian chờ đợi?

- Có máy pha cà phê nào hiệu quả hơn không?

- Có những phương pháp gì tại các cửa hàng cà phê khác mà chúng ta có thể áp dụng?

Bước 3: Chiếc mũ vàng - Tập trung vào những ý tưởng lạc quan và tích cực từ mũ xanh lá cây:

- Ngoài việc giảm khiếu nại và tăng tốc độ pha cà phê thì giải pháp được liệt kê ở bước trên còn mang lại những kết quả tích cực gì?

- Tại sao chúng ta nên thực hiện ý tưởng này?

Bước 4: Chiếc mũ đen - Xem xét mọi khía cạnh rủi ro và tiêu cực của ý tưởng:

- Ý tưởng này có thể thất bại hay không?

- Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

Bước 5: Chiếc mũ đỏ - Hãy loại bỏ mọi cảm xúc tiêu cực và trả lời các câu hỏi bằng trực giác:

- Trực giác cho thấy giải pháp có khả thi hay không?

- Có phải ý tưởng này quá tốn kém chi phí?

- Tại sao bạn thích hay không thích ý tưởng này?

Bước 6: Sử dụng chiếc mũ xanh dương để đưa ra kết luận:

- Vấn đề: sự không hài lòng của khách hàng và lời phàn nàn liên tục sẽ tác động xấu đến danh tiếng cũng như công việc kinh doanh quán cafe.

- Mục tiêu: cần cải thiện tốc độ pha cà phê để tăng sự hài lòng của khách hàng.

- Giải pháp: mua máy pha cà phê mới, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên, cải tiến quy trình pha cà phê,....

Tất cả cuộc họp và thảo luận cần kết thúc bằng cam kết hành động để biến mọi ý tưởng thành hiện thực. Từ những bước phân tích trên, nhóm nhân viên quán cà phê A có thể đưa ra quyết định và biết được cách để cải thiện chất lượng dịch vụ cho cửa hàng của mình.

Một số lời khuyên khi áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy

Dưới đây là một số điểm mà bạn cần chú ý khi ứng dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy:

- Không cần phải kết hợp sử dụng cả 6 cái mũ tư duy cho cùng lúc mà hãy xem xét chiếc nào sẽ phù hợp nhất trong tình huống cụ thể. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng các chiếc mũ theo một thứ tự có thể giúp bạn tổ chức suy nghĩ một cách có logic hơn.

- Có thể tập trung vào một hoặc vài chiếc mũ cùng một lúc nhưng cần lưu ý rằng điều này có thể gây ra xung đột trong quá trình suy nghĩ. Việc sử dụng từng chiếc mũ tại một thời điểm cụ thể sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất của chúng.

- Tận dụng lại các chiếc mũ đã sử dụng khi cần thiết để có thêm thông tin bổ sung về các ý tưởng hoặc phát hiện mới liên quan.
 

6 chiếc nón tư duy
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết về phương pháp 6 chiếc mũ tư duy cũng như quy trình thực hiện trong 5 bước đơn giản. Nhìn chung, đây là một kỹ thuật hữu ích giúp con người cải thiện khả năng phân tích, suy nghĩ để giải quyết những thách thức trong công việc lẫn cuộc sống nhờ vào sự tập trung của trí thông minh, tri thức và kinh nghiệm. Đặt mình vào nhiều góc nhìn thông qua việc tư duy theo từng chiếc mũ khác nhau, bạn có thể tận dụng tri thức và sáng tạo một cách linh hoạt hơn. 

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.