Cà phê nhượng quyền thương hiệu là gì?

Đối với những người có niềm đam mê hương vị cà phê, muốn được kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và không có nhiều kinh nghiệm thì nhượng quyền thương hiệu chính là một trong những sự lựa chọn nên được cân nhắc hàng đầu. Mô hình này khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây và đã mang đến cho các nhà đầu tư rất nhiều lợi ích. Vậy hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu là gì?
 

 Cà phê nhượng quyền thương hiệu là gì?
 

Nhượng quyền thương hiệu cà phê là gì?

Nhượng quyền cà phê là hình thức kinh doanh mà người chủ quán sẽ hợp tác với bên nhượng quyền để phát triển thương hiệu. Khi đã được nhiều người biết đến, việc mở thêm các quán cà phê mới sẽ trở nên dễ dàng và thu hút khách hàng nhanh hơn. Trong trường hợp này, người chủ sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để trang trí, mua bàn ghế, làm bảng hiệu, quầy bar, tiền điện nước,... cho bên nhượng quyền hoàn tất mở một cửa hàng dựa theo tiêu chuẩn và thương hiệu đã có sẵn.
 

Cafe nhượng quyền

Các hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền

Hiện nay tại Việt Nam có bốn hình thức kinh doanh nhượng quyền. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể quyết định đầu tư vào hình thức phù hợp như:

- Nhượng quyền toàn diện: Người nhận nhượng quyền sẽ được sở hữu hệ thống kinh doanh, công thức pha chế, sản phẩm, dịch vụ và hệ thống thương hiệu. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ giúp bạn setup quán đúng theo tiêu chuẩn của thương hiệu.

- Nhượng quyền không toàn diện: Bên nhận nhượng quyền chỉ có được một trong bốn quyền lợi đó là hệ thống kinh doanh, công thức pha chế, sản phẩm dịch vụ hoặc hệ thống thương hiệu.

- Nhượng quyền có sự tham gia quản lý: Hình thức này thông thường chỉ áp dụng cho các chuỗi cửa hàng lớn và bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp người điều hành, quản lý cho bên nhận nhượng quyền.

- Nhượng quyền tham gia vốn đầu tư: Bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số vốn vào cửa hàng của bên nhận nhượng quyền.
 

Cà phê nhượng quyền

Ưu nhược điểm khi kinh doanh cà phê nhượng quyền

Có thể thấy, kinh doanh quán cà phê nhượng quyền hiện nay đang khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Khi đầu tư vào mô hình này, người chủ sẽ có được nhiều lợi ích nhờ vào những ưu điểm như:

- Không mất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu vì nó đã có sẵn trên thị trường.

- Thương hiệu đã có chiến lược kinh doanh cụ thể nên chỉ cần thực hiện theo.

- Có sẵn concept quán, menu đồ uống, dịch vụ chăm sóc khách hàng, trang thiết bị,....

- Đã có sẵn một lượng khách hàng biết đến thương hiệu.

- Các hoạt động quảng cáo sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ thực hiện.

- Thời gian thu hồi vốn nhanh.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì nhượng quyền cà phê cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

- Phải kinh doanh theo một khuôn khổ có sẵn, không có sự sáng tạo.

- Chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn.

- Dễ ảnh hưởng và chịu sự ảnh hưởng từ các cửa hàng khác trong cùng một hệ thống thương hiệu.

- Thực chất đây vẫn không phải là thương hiệu của mình nên sẽ không được thay đổi, tùy chỉnh.
 

Nhượng quyền thương hiệu quán cafe
 

Một số thương hiệu đầu tư nhượng quyền cà phê tại Việt Nam

Thị trường nhượng quyền thương hiệu cà phê ở Việt Nam cũng rất phổ biến với nhiều mức chi phí khác nhau từ thấp đến cao. Trong đó, một số thương hiệu khi đầu tư kinh doanh theo mô hình này sẽ thu lời nhanh chóng bao gồm: Trung Nguyên Legend, Highland Coffee, Viva Star Coffee, Cộng cà phê, E-Coffee,....

1. Trung Nguyên Legend

Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hiện nay được thành lập từ năm 1996. Đối với nhiều người dân Việt Nam, khi nhắc đến cà phê thì có lẽ cái tên Trung Nguyên sẽ được nhớ tới đầu tiên. Điều đó có thể thấy được thương hiệu này đã rất thành công ở việc xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. Trung Nguyên Legend có phân khúc khách hàng trải dài từ bình dân, trung cấp cho đến cao cấp. Chính vì vậy, khi bạn quyết định kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu này, đây sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn với thị trường phủ khắp tỉnh thành trên cả nước.

Điều kiện đầu tư kinh doanh nhượng quyền vào Trung Nguyên Legend đó là phải có vốn tối thiểu là 3,5 tỷ đồng, diện tích quán ít nhất là 140 m2 tại khu vực đông dân cư và có giao thông đi lại thuận tiện. Đồng thời, chi phí nhượng quyền mỗi tháng là 5% tính trên tổng doanh thu mà cửa hàng có được.
 

Nhượng quyền cafe
 

2. Highland Coffee

Chuỗi cửa hàng Highland Coffee hiện đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Đi đến đâu, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ly cà phê mang thương hiệu này. Lợi thế của Highland Coffee đó là nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp với mức giá ổn định và đạt chất lượng năm sao. Chính vì vậy, để có thể trở thành đối tác nhượng quyền, bạn cần phải tuân thủ một số quy định do Highland đặt ra. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng sẽ hỗ trợ bạn triển khai các chiến dịch quảng cáo, marketing, công tác đào tạo nhân viên để cửa hàng được sớm đi vào hoạt động hiệu quả.

Điều kiện để có thể trở thành đối tác của Highland Coffee đó là bạn phải có nguồn vốn tối thiểu 4 tỷ đồng. Chi phí nhượng quyền mỗi tháng là 7% và chi phí quản lý là 5% trên tổng doanh thu. Bên cạnh đó, vị trí đặt quán sẽ là khu vực đông dân cư, sảnh chung cư, toà nhà văn phòng, siêu thị hoặc các điểm giao nhau trên đường giao thông để mọi người dễ dàng nhìn thấy.
 

Quán cà phê nhượng quyền
 

3. Viva Star Coffee

Một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng và được nhiều người biết đến hiện nay không thể bỏ qua đó chính là Viva Star Coffee. Hầu hết mỗi cơ sở kinh doanh của thương hiệu này đều có lượng khách hàng lớn từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng. Để có thể nhượng quyền cafe Viva Star, bạn cần phải chuẩn bị chi phí khoảng từ 1 - 1,2 tỷ đồng cùng một số điều kiện khác như: yêu cầu về mặt bằng, năng lực quản lý và khả năng tài chính.
 

Quán cà phê nhượng quyền là gì?
 

4. Cộng cà phê

Hiện nay, Cộng cà phê đang sở hữu hơn 60 cửa hàng trên toàn quốc và 2 cửa hàng tại Hàn Quốc. Thương hiệu này được khách hàng đánh giá cao nhờ vào thiết kế mang phong cách thời bao cấp xưa kết hợp với đường nét và màu sắc hiện đại. Đây là một hướng đi mới khi thương hiệu vẫn giữa chất riêng của mình thay vì chạy theo phong cách phương Tây. Cộng cà phê mang đến sự thư thái, thanh bình cùng một chút hoài niệm thời xưa nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, vào những đêm có nhạc sống, quán chật kín người giúp thương hiệu này mang về lượng doanh thu đáng kể. Để kinh doanh nhượng quyền Cộng cà phê, người chủ cần bỏ ra khoảng 2,5 - 3,8 tỷ đồng vốn đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, mỗi tháng còn phải trích ra 7% doanh thu để chi trả chi phí quản lý cùng với chi phí nhượng quyền thương hiệu là 150 triệu mỗi năm.
 

Các quán cà phê nhượng quyền
 

5. E-coffee

Một thương hiệu có chi phí nhượng quyền 0 đồng được rất nhiều nhà kinh doanh quan tâm đó chính là E-coffee. Đây là một mô hình của Trung Nguyên Legend đã có mặt hơn 25 năm trên thị trường. Khi đầu tư kinh doanh thương hiệu này, bạn sẽ không cần phải bỏ ra chi phí nhượng quyền nào mà chỉ cần đáp ứng một số tiêu chí đó là chi phí đầu tư cửa hàng khoảng 60 triệu đồng và diện tích mặt bằng từ 4 mét vuông trở lên.
 

Nhượng quyền cà phê
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về nhượng quyền thương hiệu cafe. Có thể thấy, đây là hình thức kinh doanh khá dễ dàng với những người chưa có kinh nghiệm. Nếu bạn muốn an toàn, có thể lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng đang phát triển mô hình nhượng quyền để thu lợi nhanh chóng. Đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm từ đây để sau này tự tin hơn trong việc phát triển một thương hiệu riêng cho mình. Chúc các bạn thành công!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.