Nước là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người cũng như các loài sinh vật khác. Chúng ta cần có nguồn nước sạch để thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhằm phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: tắm rửa, ăn, uống,...cũng cần đến nước sạch. Tuy nhiên, môi trường nước ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện những giải pháp thiết thực để bảo vệ nguồn nước sạch. Trong bài viết này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem các biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay là gì?
Hãy thử tưởng tượng, nếu các nguồn nước như: sông, suối, ao hồ, biển,...xung quanh khu vực bạn sống đều bị nhiễm phèn, rác thải trôi nổi, bốc mùi khó chịu thì sẽ ra sao? Không cần nghĩ quá lâu, bạn sẽ thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì. Vậy nên, để bảo vệ cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh, mỗi bản thân chúng ta cần phải chung tay góp sức thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
1. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng
Môi trường nước bị ô nhiễm có thể là do những tác động của một số yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Vậy nên để bảo vệ nguồn nước sạch, trước hết mỗi bản thân chúng ta phải thay đổi những thói quen không tốt của mình đồng thời tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng bằng cách thực hiện những việc làm cụ thể như sau:
- Không vứt bừa bãi xuống các nguồn nước, đặc biệt là những loại rác thải khó phân hủy, không thể tái chế như: bao bì ni lông, chai thủy tinh, đồ sành sứ,....
- Không dùng quá nhiều các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp để hạn chế dư lượng thuốc mà cây trông không hấp thụ hết ngấm xuống đất, làm ô nhiễm môi trường này sau đó ảnh hưởng đến sự trong sạch của nước ngầm. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, không gây hại cho môi trường.
- Không thải trực tiếp phân người và các loại phân của gia súc, gia cầm trong chăn nuôi trực tiếp xuống các nguồn nước mà cần phải được xử lý bằng phương án như: Dùng cầu tiêu tự hoại; Xây dựng chuồng trại đúng quy định vệ sinh, có nền chống thấm, cách xa nguồn nước;....
- Không thải trực tiếp nước bẩn từ hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, chế biến thức ăn, giết mổ,...ra môi trường xung quanh. Cần phải xây dựng hệ thống cống ngầm để đưa nước thải đến nơi xử lý chung.
2. Tăng cường công tác quản lý và hoàn thiện hệ thống Pháp luật
Để bảo vệ nguồn nước sạch, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và kế hoạch lâu dài đối với từng địa phương. Các cơ quan quản lý cũng tích cực áp dụng nhiều biện pháp để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, Nhà nước phải liên tục thay đổi các giải pháp bảo vệ môi trường để phù hợp với thời cuộc. Ngoài ra, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật, đưa ra những chế tài xử phạt nặng và nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi đe dọa đến sự trong sạch của nguồn nước hoặc làm ô nhiễm môi trường này.
3. Chú trọng quy hoạch và cấp phép cho các dự án đầu tư
Trước khi cấp phép xây dựng cho các dự án như: khu công nghiệp, làng nghề, đô thị,...Nhà nước cần phải xem xét kỹ lưỡng về những lợi ích trước mắt và tầm ảnh hưởng đến môi trường về lâu về dài. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành cũng phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với quá trình xây dựng và hoạt động của các dự án này để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Chẳng hạn như: không xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn, xả trực tiếp chất thải ra môi trường nước xung quanh gây ô nhiễm,....
Ngoài ra, các dự án khu công nghiệp, làng nghề, đô thị cần phải được quy hoạch để tránh tình trạng tràn lan, thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng.
Trên đây là một số giải pháp bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình có thể làm những gì để góp phần bảo vệ nguồn nước sạch từ đó thay đổi những thói quen xấu hàng ngày đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người xung quanh.
Tham khảo thêm: Các giải pháp để bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam