Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền?

Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại xuất hiện tại Việt Nam từ trước năm 1975 và trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, mô hình này vẫn đang rất phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và một trong những sự lựa chọn được quan tâm nhiều nhất đó là mở cửa hàng bán cà phê nhượng quyền. Có rất nhiều nhà đầu tư yêu thích hương vị cà phê, rất muốn kinh doanh nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu nên đã quyết định chọn mô hình này. Vậy thì liệu có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền hay không?
 

Có nên kinh doanh cafe nhượng quyền?
 

Lợi ích khi mở quán cà phê nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt là sản phẩm cà phê, đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy tại sao cà phê nhượng quyền lại có sức hút đến vậy?

1. Lợi thế về thương hiệu có sẵn

Đầu tư mô hình cà phê nhượng quyền thực chất là đang kinh doanh bằng tên của một thương hiệu có sẵn trên thị trường và đã có tiếng vang nhất định. Vậy nên, bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu, định vị khách hàng và tạo dấu ấn cho riêng mình.

Bên cạnh đó, khi mở cửa hàng bằng cái tên đã có sẵn trên thị trường và được nhiều người biết đến thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để bạn tạo dựng niềm tin. Những khách hàng cũ mà thương hiệu này đã có được trong thời gian qua cũng sẽ tự động tìm đến quán của bạn mà không phải mất quá nhiều thời gian cho việc quảng cáo.

Một trong những lợi thế khác khi kinh doanh cà phê nhượng quyền đó là bạn sẽ có toàn bộ công nghệ cũng như cách pha chế. Nhờ đó, chất lượng đồ uống được đảm bảo và vẫn luôn giữa hương vị đặc trưng riêng.
 

Kinh doanh cafe nhượng quyền
 

2. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh

Trong kinh doanh, yếu tố rủi ro luôn được quan tâm hàng đầu. Không có gì đảm bảo 100% những người kinh doanh đều sẽ thành công. Tuy nhiên, với mô hình này, yếu tố rủi ro sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất. Có lẽ cũng chính vì vậy nên nhiều người đã quyết định mở quán cà phê nhượng quyền. Lúc này, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ trong công tác vận hành cũng như hoạt động vì sẽ có người quản lý từ bên nhượng quyền đến và hỗ trợ trong thời gian đầu.

Bên cạnh đó, vì thương hiệu đã có được một chỗ đứng nhất định trên thị trường nên bạn cũng sẽ không phải thực hiện quá nhiều chiến dịch marketing, quảng cáo để giới thiệu và thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn còn được bên nhượng quyền tư vấn để thi công và trang trí quán theo concept mà thương hiệu đã xây dựng trước đó.

3. Giảm vốn đầu tư

Để có thể bắt đầu kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thông thường người chủ sẽ phải bỏ ra rất nhiều vốn đầu tư ban đầu trong việc xây dựng, thiết kế concept, mua các vật dụng cần thiết, nguyên liệu,.... Khi cộng dồn các khoản này lại với nhau thì số tiền cần dùng đến sẽ rất lớn. Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh cà phê nhượng quyền, bạn không phải tốn quá nhiều chi phí ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với mức giá tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các thiết bị, vật dụng với giá rẻ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh từ chính nhà cung cấp. Điều này sẽ góp phần làm giảm một phần vốn đầu tư ban đầu.
 

Kinh doanh nhượng quyền cafe
 

4. Được hỗ trợ quảng bá thương hiệu

Khi bạn mở quán cà phê nhượng quyền có nghĩa đây cũng là một phần trong chuỗi cửa hàng của thương hiệu. Vậy nên, các hoạt động quảng bá, chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới,... đều sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ hoàn toàn và chịu trách nhiệm về mặt hiệu quả. Nhờ vậy, bạn không phải lo lắng, tự mình lên chiến dịch, sáng tạo, thực hiện quảng cáo giống như mô hình kinh doanh cà phê truyền thống.

Có nên mở quán cà phê nhượng quyền hay không?

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu rất có lợi cho nhà đầu tư. Tất nhiên, đối với thức uống cà phê cũng không phải là ngoại lệ. Khi một thương hiệu đã có kế hoạch phát triển bài bản thì đơn vị mua lại sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong quá trình vận hành và thực hiện các chiến dịch. Vậy nên, dù bạn “chân ướt chân ráo” bước vào lĩnh vực này thì cũng không phải lo lắng quá nhiều khi kinh doanh.
 

Kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền
 

Kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền

Kinh doanh nói chung cũng như mở quán cà phê nói riêng để thành công thì nên có sự tìm hiểu thật kỹ càng trước khi bắt đầu. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được những sai sót không đáng có. Đối với hình thức nhượng quyền cũng vậy, dù có rất nhiều lợi thế nhưng bạn cũng nên tìm hiểu về kinh nghiệm mở quán cà phê theo mô hình này để mang đến kết quả tốt hơn.

1. Nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt tay vào kinh doanh cafe nhượng quyền, bạn cần phải tìm hiểu, phân tích và biết được đối tượng khách hàng của mình là ai? Họ ưa chuộng loại đồ uống nào? Xung quanh khu vực kinh doanh có bao nhiêu quán cà phê? Có những thương hiệu cà phê nhượng quyền nào và chi phí là bao nhiêu? Chuỗi cửa hàng nào đang được khách hàng yêu thích nhất? Khi đã trả lời được những vấn đề này, bạn sẽ biết ai chính là đối tác của mình.
 

Kinh doanh cà phê nhượng quyền
 

2. Lựa chọn thương hiệu

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu tại Việt Nam phát triển mô hình nhượng quyền. Vậy nên, một trong những kinh nghiệm mở quán cà phê nhượng quyền đó là chọn thương hiệu phù hợp với vốn đầu tư của mình. Trong đó, ba yếu tố bạn nên quan tâm khi lựa chọn đối tác cho mình đó là:

- Tài chính: Nên tìm hiểu tối thiểu ba thương hiệu cà phê nhượng quyền trên thị trường hiện nay. Sau đó, thống kê chi phí cần phải bỏ ra để có thể lựa chọn thương hiệu phù hợp với số vốn hiện có.

- Hiệu quả kinh doanh: Không ai muốn mở quán cà phê mà có hiệu quả kinh doanh thấp. Vậy nên, thay vì chỉ tìm hiểu gián tiếp trên mạng Internet hoặc các kênh khác thì bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để đánh giá về sức ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng, menu đồ uống, chính sách ưu đãi,.... Từ đó, có được những so sánh chính xác nhất so với bản cam kết kinh doanh của bên nhượng quyền.

- Văn hóa: Nếu bạn lựa chọn mở quán cà phê của một thương hiệu nước ngoài thì nên trao đổi với bên nhượng quyền để có sự thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa của người Việt Nam.

3. Bảo hộ thương hiệu

Những thương hiệu cà phê lớn trên thị trường hầu như đã đăng ký bảo hộ về mặt pháp lý. Còn đối với các thương hiệu nhỏ hơn, bạn nên có sự kiểm tra kỹ lưỡng về điều này, tránh trường hợp chưa được bảo hộ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của quán.
 

Mở quán cà phê nhượng quyền
 

4. Thời hạn hợp đồng

Khi thỏa thuận với bên nhượng quyền, bạn cần trao đổi rõ về thời hạn hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo thời gian thu hồi vốn cũng như có được lợi nhuận từ kinh doanh. Nên tránh trường hợp vừa thu hồi vốn xong thì cũng là lúc kết thúc hợp đồng.

Những lưu ý khi mở quán cà phê nhượng quyền

Khi kinh doanh nhượng quyền cafe, bạn sẽ có được những lợi thế từ thương hiệu. Tuy nhiên, nếu không nhanh nhạy và nắm bắt sự thay đổi của thị trường thì đôi khi đây cũng là “con dao hai lưỡi” khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn. Bởi vì không có gì là chắc chắn nên bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Nên khảo sát thị trường tại khu vực mở quán để biết được thị hiếu của khách hàng, từ đó có sự cân nhắc và điều chỉnh sao cho phù hợp nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo giữ được nét đặc trưng của thương hiệu.

- Nên chọn thương hiệu uy tín, đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường để tận dụng độ nhận diện nhằm tăng khả năng sinh lời trong quá trình kinh doanh.

- Chú trọng vào chế độ quản lý để khách hàng được phục vụ một cách tốt nhất.

- Để thu hút khách hàng, mang lại doanh thu ổn định thì quán cà phê nên có sự sáng tạo và thể hiện được sức hút riêng.
 

Có nên mở quán cà phê nhượng quyền?
 

Đầu tư kinh doanh cà phê nhượng quyền được xem là một trong những sự lựa chọn tốt nhất nhờ vào khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả cao. Vậy nên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cà phê đang phát triển theo mô hình này. Nếu bạn cũng đang có ý định thực hiện mô hình thì có thể bắt tay vào tìm hiểu kỹ hơn nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã có được hướng đi kinh doanh mới và hiệu quả cho mình. Chúc các bạn thành công!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.
Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand đang trở thành một cơn sốt mạnh mẽ được giới trẻ săn đón với mong muốn thể hiện cá tính và theo đuổi phong cách riêng.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn? Bật mí 13 ý tưởng đầy tiềm năng

Kinh doanh gì ở Sài Gòn? Bật mí 13 ý tưởng đầy tiềm năng

Bất kể bạn có ý định kinh doanh gì ở Sài Gòn thì đây vẫn là một môi trường rất thích hợp cho những ai muốn khởi nghiệp làm giàu.