Kinh doanh online có phải đóng thuế không? Quy định mới nhất

Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế. Thuế vừa là quyền lợi của công dân khi được thực hiện trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của đất nước đồng thời cũng là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển hơn thông qua hình thức kinh doanh online. Vậy khi kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Kinh doanh online có phải đăng ký và đóng thuế hay không?

Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp đã có thể quảng cáo và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh thông qua những hình thức online như: sử dụng các trang mạng xã hội (zalo, facebook,…), bán hàng bằng website,…Những hình thức này giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người lo ngại về việc mình sẽ vi phạm pháp luật nếu thực hiện kinh doanh mà không đăng ký đồng thời cũng băn khoăn về vấn đề đóng thuế kinh doanh online. Vậy khi kinh doanh online có phải đăng ký và đóng thuế không?

Theo thông tư số 47/2014/TC - BTC quy định về quản lý Website thương mại điện tử đã ban hành của bộ Công thương có nêu: Các trang mạng xã hội có một trong những hình thức: cho phép người tham gia được mở gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép tham gia lập các website nhánh để trưng bày giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ phải đăng ký kinh doanh với Bộ công thương. Việc đăng ký kinh doanh với Bộ công thương cũng đồng nghĩa là phải đóng thuế.

Xét về mặt bản chất và phương thức tổ chức thì các hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội cũng giống như kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên người bán hàng trên các trang xã hội chỉ là khách hàng của những cá nhân, doanh nghiệp vận hành mạng xã hội và website nên sẽ không phải đóng thuế. Nói tóm lại, dựa vào thông tư số 47/2014/TC - BTC thì những đối tượng sẽ phải đóng thuế khi kinh doanh online đó là:  

Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.

Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.

Tuy nhiên theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì những cá nhân có thu nhập kinh doanh sẽ phải đóng thuế bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề

Điều này đồng nghĩa với việc các cá nhân kinh doanh online sẽ không phải đóng thuế nhưng sẽ phải tự đăng ký và đóng thuế theo thuế thu nhập cá nhân.
 

Kinh doanh online có phải đóng thuế không?

Mức thuế quy định cụ thể đối với hình thức kinh doanh online

► Những cá nhân, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thông qua mạng xã hội, internet, thương mại điện tử,….có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm có nghĩa vụ phải đăng ký thuế.

► Thuế suất bán hàng trên facebook là từ 0,5 - 5% doanh thu.

► Các loại thuế, phí phải nộp bao gồm lệ phí môn bài (các cá nhân có doanh thu trên 500 triệu/năm nộp 1 triệu đồng/năm; doanh thu dao động từ 300 - 500 triệu/năm nộp 500.000 đồng/năm; doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng/năm nộp 300.000 đồng/năm), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có)…Cụ thể:

- Người phân phối, cung cấp hàng hóa nộp 1% thuế GTGT và 0,5% thuế TNCN/doanh thu.

- Người cung cấp dịch vụ nộp thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%/doanh thu.

- Đối tượng kinh doanh vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa nộp thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5%/doanh thu.

- Các hoạt động kinh doanh khác nộp thuế GTGT 2% và thuế TNCN 1%.

Sau khi tham khảo những thông tin trên từ Phương Nam 24h, chắc hẳn bạn đã biết kinh doanh online có phải đóng thuế không và mức thuế quy định cụ thể với hình thức kinh doanh này là như thế nào? Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.