Ma trận EFE là gì? Cách xác định và ví dụ về ma trận EFE

Ma trận EFE là một công cụ quan trọng, có tính ứng dụng thực tế trong việc phân tích môi trường cạnh tranh bên ngoài và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp. Phương pháp này giúp nhà quản trị đánh giá toàn cảnh tình hình kinh doanh của công ty dựa trên một loạt các yếu tố đa dạng nhằm tìm kiếm cơ hội và thách thức trong thị trường. Vậy ma trận EFE là gì? Để hiểu rõ hơn về công cụ hữu ích này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các bước xây dựng ma trận và một vài ví dụ về EFE của các doanh nghiệp nổi tiếng trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
 

Ma trận EFE là gì? Cách xác định và ví dụ về ma trận EFE
 

Ma trận EFE là gì?

Ma trận EFE - viết tắt của cụm từ External Factor Evaluation Matrix, dịch ra có nghĩa là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hoặc ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi.

Đây là mô hình giúp nhà lãnh đạo và người quản lý nắm rõ các cơ hội và rủi ro mà công ty có thể đối diện trong quá trình kinh doanh. Thông thường, ma trận này sẽ được xem xét ở ba cấp độ quan trọng: môi trường ngành, môi trường vĩ mô và môi trường thế giới.

Tầm quan trọng của ma trận EFE đối với doanh nghiệp

Nhờ vào thông tin từ ma trận EFE, các nhà lãnh đạo và quản lý có khả năng nhận biết cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Từ đó, đưa ra các nhận định và đánh giá về tác động của từng yếu tố bên ngoài lên việc kinh doanh của công ty, xem xét liệu chúng có ích hay gây hại.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào hình thức, quy mô, lĩnh vực và phân khúc thị trường mà từng doanh nghiệp sẽ có cấp độ nghiên cứu môi trường khác nhau. Chẳng hạn như, đối với doanh nghiệp nhỏ, chỉ hoạt động tại một thị trường cụ thể, phân tích có thể tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng ở cấp độ ngành và vĩ mô. Bởi vì việc đánh giá môi trường kinh doanh ở mức toàn cầu có thể không mang lại nhiều giá trị, làm lãng phí thời gian và nguồn lực không cần thiết, thậm chí dễ làm cho nhà quản trị đưa ra phán đoán sai lầm.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn hoạt động trên nhiều thị trường, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, việc phân tích chi tiết và đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng ở cả ba cấp độ: ngành, vĩ mô và toàn cầu trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này giúp họ có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác về tác động của các yếu tố bên ngoài, đồng thời xác định cơ hội cũng như thách thức quan trọng, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. 
 

Ma trận EFE
 

Các bước xây dựng ma trận EFE

Sau khi đã nắm vững khái niệm EFE là gì và tầm quan trọng của ma trận này đối với doanh nghiệp, chắc chắn mỗi nhà quản lý đều sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: "Làm thế nào để xây dựng một ma trận EFE hiệu quả?". Để giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng khám phá 5 bước quan trọng trong quá trình xây dựng ma trận EFE dưới đây:

Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng 

Trước hết, nhà quản trị phải liệt kê một danh sách khoảng từ 10 đến 20 yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để làm điều này, bạn cần dựa vào các số liệu cùng dữ liệu đã được nghiên cứu trước đó một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Song song đó, những thách thức và cơ hội đối với công ty, liên quan đến ngành nghề kinh doanh của bạn cũng không thể bỏ qua.

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng của các yếu tố (trọng số)

Sau khi đã tạo bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởn, bạn cần tiến hành đánh giá mức độ quan trọng cho từng khía cạnh đối với sự thành công của công ty dựa trên thang điểm từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng).

Việc đánh giá từng chỉ số cần phải được thực hiện một cách khách quan, dựa trên dữ liệu thực tế. Vì tính chất quan trọng của giai đoạn này nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn tiến hành đánh giá thông qua quá trình thu thập ý kiến từ nhiều người để nhận được kết quả đảm bảo tính chính xác cao hơn.

Cũng cần chú ý rằng, dù bạn đang phát triển mạnh hay gặp khó khăn thì việc so sánh dữ liệu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành là rất quan trọng. Bạn cần phải đánh giá một cách cẩn thận những yếu tố nào đang gây ra thất bại cho doanh nghiệp trước đối thủ.

Bên cạnh đó, mức độ quan trọng của từng yếu tố có thể không giống nhau hoặc có thể bằng nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải bảo đảm tổng số điểm tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải luôn bằng 1.

Bước 3: Đánh giá tác động của từng yếu tố (hệ số phản ứng)

Tại bước này, bạn sẽ tiến hành đánh giá ảnh hưởng của mỗi khía cạnh lên doanh nghiệp. Có những yếu tố gây nên tác động mạnh tại công ty A, trong khi lại yếu hơn ở tổ chức B. Vì vậy, việc xác định mức độ tác động của mỗi yếu tố đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Để thực hiện việc này, bạn sẽ sử dụng một thang điểm từ 1 đến 4, tương ứng với các mức độ tác động như sau:

- Tác động ít: 1 điểm

- Tác động trung bình: 2 điểm

- Tác động trên trung bình: 3 điểm

- Tác động mạnh: 4 điểm
 

EFE
 

Bước 4: Xác định điểm trọng số

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được xác định bằng cách nhân chỉ số tầm quan trọng ở bước 2 với mức độ tác động trong bước 3. Tổng điểm quan trọng của tất cả các khía cạnh này là điểm quan trọng của doanh nghiệp.

Bước 5: Tổng điểm trọng số

Để tính tổng điểm trọng số cuối cùng, bạn chỉ việc cộng tổng tất cả các điểm trọng số ở bước 4 lại với nhau. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, dù doanh nghiệp của bạn có đối diện với những cơ hội hoặc khó khăn như thế nào thì tổng điểm vẫn sẽ luôn nằm trong khoảng từ 1,0 đến 4,0. Giá trị tổng điểm này có thể giúp nhà quản trị trong việc đánh giá mức độ phản ứng doanh nghiệp trước những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn.

Hướng dẫn đánh giá ma trận EFE

Tổng điểm của ma trận EFE không bị ảnh hưởng bởi số lượng yếu tố được liệt kê và luôn nằm trong khoảng từ 1.0 đến 4.0. Cụ thể, đánh giá ma trận EFE có thể được thực hiện như sau:

- Tổng điểm ma trận 4.0: Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có chiến lược kinh doanh hiệu quả, thích nghi rất tốt với môi trường, tận dụng tốt cơ hội và ứng phó được các thách thức.

- Tổng điểm ma trận 2.5: Con số này chỉ ra mức độ thích nghi trung bình của công ty, chưa tận dụng triệt để cơ hội và ứng phó chưa tốt trước nguy cơ tiềm ẩn.

- Tổng điểm ma trận 1.0: Đây là biểu hiện của mức độ thích nghi yếu, có thể cho thấy rằng chiến lược của doanh nghiệp kém hiệu quả, không tận dụng cơ hội hiện tại và có thể đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

Một ma trận EFE có thể biểu hiện nhiều khía cạnh và tác động khác nhau đối với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, vì EFE được thiết lập dựa trên điểm số nên mô hình này vẫn còn tồn tại yếu tố chủ quan. Để đạt được độ chính xác cao nhất, doanh nghiệp nên xem xét việc kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên gia trong quá trình phân tích và đánh giá mỗi khi áp dụng ma trận EFE.
 

EFE là gì?
 

Một số ví dụ về ma trận EFE của các doanh nghiệp nổi tiếng

Dưới đây là một số ví dụ về ma trận EFE của những doanh nghiệp nổi tiếng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách công cụ này hỗ trợ chúng ta trong việc đánh giá mức độ phản ứng của công ty trước môi trường kinh doanh đầy biến động.

1. Ma trận EFE của Vinamilk

Mặc dù là Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa tại Việt Nam, nhưng dựa trên dữ liệu hiện có với tổng điểm đạt 2.78, ta có thể thấy Vinamilk vẫn chỉ đang đứng ở mức trên trung bình với khả năng hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, nếu Vinamilk - một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam này có thể thay đổi chiến lược để tận dụng tối đa các cơ hội và tìm cách đối phó với các thách thức thì tin chắc Vinamilk có thể phát triển mạnh mẽ hơn, không chỉ trên thị trường nội địa mà còn ở sân chơi quốc tế.
 

STT

Các yếu tố

Trọng số

Hệ số phản ứng

Điểm TB có trọng số

Thị trường thế giới

1

Giá sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng. Việt nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sữa

0.04

3

0.12

2

Thị trường sữa thế giới đang bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh

0.04

3

0.12

3

Tốc độ tăng trưởng kinh thế của thế giới cao

0.02

3

0.06

Thị trường trong nước

Kinh tế

4

Kinh tế Việt Nam đang tăng cao

0.04

3

0.12

5

Thu nhập của Việt Nam đang được cải thiện

0.05

3

0.15

6

Nhà nước không kiểm soát nổi giá thị trường sữa

0.02

2

0.04

7

Việt nam gia nhập WTO

0.07

3

0.21

8

Tỷ giá Việt Nam không ổn định, Đồng Việt Nam liên tục bị rớt giá

0.02

2

0.04

9

Lạm phát tăng

0.03

2

0.06

Chính trị - Pháp luật

10

Việt Nam là nước có hệ thống chính trị ổn định. Pháp luật thông thoáng

0.05

3

0.15

Dân số

11

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu vàng

0.06

3

0.18

12

Tốc độ tăng dân số nhanh

0.05

4

0.2

Công nghệ

13

Các công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời hỗ trợ cho việc nuôi bò sữa

0.07

3

0.21

Hệ thống quản lý chất lượng

14

Hệ thống quản lý của nhà nước còn chồng chéo, lỏng lẻo

0.03

2

0.06

15

Việc kiểm định chất lượng sữa tại Việt Nam chưa cao

0.02

2

0.04

Người tiêu dùng

16

Người tiêu dùng càng ngày có xu hướng dùng sữa

0.1

4

0.4

Đối thủ cạnh tranh

17

Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước càng gay gắt

0.1

2

0.2

Nguồn cung ứng

18

Người dân nuôi bò còn mang tính tự phát, thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ

0.05

2

0.1

19

Giá bột sữa trên thế giới gây áp lực lên ngành sữa Việt Nam

0.1

2

0.2

Sản phẩm thay thế

20

Áp lực từ sản phẩm thay thế

0.04

3

0.12

Tổng

 

1

 

2.78


 

2. Ma trận EFE của Coca Cola

Với điểm số là 2.68, lớn hơn so với 2.5, Coca Cola - một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới đã có phản ứng trung bình đến khá tốt trước các yếu tố tác động bên ngoài của môi trường. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tận dụng một cách toàn diện cơ hội và đối phó với các mối đe dọa triệt để.
 

Tiêu chí

Trọng số

Hệ số phản ứng

Điểm trung bình có trọng số

Cơ hội

Đa dạng hóa sản phẩm

0.06

4

0.24

Khai thác thị trường ở các quốc gia đang phát triển

0.2

4

0.8

Hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến

0.08

3

0.24

Đổi mới liên tục

0.07

3

0.21

Tập trung vào đồ uống có lợi cho sức khỏe

0.1

3

0.3

Mở rộng quan hệ hợp tác

0.07

3

0.21

Thách thức

Mối đe dọa cạnh tranh cao

0.18

2

0.36

Nhu cầu về sản phẩm thân thiện và sức khỏe

0.08

2

0.16

Các quy định mới của chính phủ về nước giải khát

0.03

1

0.03

Nhiều sản phẩm coca-cola đã lỗi thời

0.04

1

0.04

Cạnh tranh gián tiếp

0.09

1

0.09

Tổng số điểm

   

2.68


3. Ma trận EFE của Trung Nguyên

Dựa vào bảng ma trận EFE của Trung Nguyên dưới đây, ta có thể nhận thấy rằng Trung Nguyên đạt điểm quan trọng là 2.98, cao hơn so với điểm trung bình 2.5. Điều này cho thấy thương hiệu cà phê này có khả năng phản ứng tích cực với môi trường bên ngoài. Ngoài các cơ hội lớn, Trung Nguyên cũng phải đối mặt với một số thách thức như khả năng thương lượng với khách hàng, sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thay thế và cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong ngành với điểm quan trọng tương ứng là 0.14, 0.24 và 0.16.
 

Cách làm ma trận EFE
 

4. Ma trận EFE của Viettel

Dựa vào các điểm đánh giá từ ma trận EFE của Viettel, chúng ta có thể nhận thấy rằng tập đoàn này đang hoạt động trong một ngành có môi trường hấp dẫn với mức điểm trung bình bằng 3.09. Nguyên nhân nằm ở mức độ rào cản tham gia vào ngành này cao, sản phẩm thay thế còn ít ảnh hưởng và sức cạnh tranh của Viettel trên thị trường tương đối mạnh mẽ. Hơn nữa, các yếu tố kinh tế, chính trị, dân số, công nghệ, tài chính,... đang thúc đẩy sự tăng trưởng của tập đoàn này với triển vọng cao trong tương lai.

Tuy nhiên, Viettel cũng đối mặt với những thách thức như sự gia tăng đáng kể về mức độ cạnh tranh từ các công ty trong ngành, tình hình tăng trưởng của thị trường chậm lại, sức ép từ phía khách hàng về chi phí và chất lượng dịch vụ cũng đang tăng lên.
 

Các yếu tố về môi trường bên ngoài

Mức độ quan trọng

Tác động

Điểm TB trọng số

Cơ hội

     

GDP tăng cao liên tục 10 năm ở mức trên 6%

0.20

4

0.80

Chính trị ổn định, pháp luật về cạnh tranh, về viễn thông, thông tin, truyền dần hoàn thiện

0.10

3

0.30

Chính phủ hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn thông di động

0.04

2

0.08

Chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên phát

0.10

3

0.30

Dân số đông (gần 90 triệu dân), thị trường lớn, một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

0.20

4

0.80

Thách thức

     

Môi trường cạnh tranh giữa các công ty viễn thông di động

0.05

3

0.15

Tốc độ phát triển thị trường viễn thông di động chậm lại

0.10

3

0.30

Áp lực từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động chuyển sang dùng của công ty khác

0.15

2

0.30

Thách thức từ đối thủ mới gia nhập, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động

0.04

1

0.04

Sản phẩm thay thế dịch vụ di động truyền thống (Voi IP, Voi Chat, Mạng riêng ảo, Điện thoại vệ tinh…)

0.02

1

0.02

Tổng điểm

1

 

3.09

 

Như vậy qua bài viết trên, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm ma trận EFE là gì cũng như cách làm ma trận EFE hiệu quả chỉ với 5 bước đơn giản. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế cần dựa vào tình hình cụ thể và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong việc hiểu sâu hơn về cách áp dụng mô hình phân tích các yếu tố ngoại vi trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.