Nhiều người vẫn nghĩ rằng để bài viết trên web thu hút người xem thì chỉ cần có từ khóa và xây dựng nội dung chất lượng là đủ. Điều này không sai nhưng để người dùng nhấp vào link bài viết thì meta description cũng đóng một vai trò không nhỏ. Nếu như không có đoạn mô tả ngắn cho trang web thì quả là một thiếu sót hoặc trong trường hợp bạn có đoạn này, nhưng cách viết chưa thật sự tối ưu cũng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận với người dùng. Vậy nên, việc biết được meta description là gì cũng như cách viết thẻ meta description hay, chuẩn SEO chính là yếu tố quan trọng để website của bạn thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
Meta description là gì?
Meta description là một trong các loại thẻ quan trọng của SEO. Vậy meta description nghĩa là gì? Meta có nghĩa là thông tin về trang, còn description nghĩa là mô tả. Vậy nên, thẻ này có nhiệm vụ cung cấp thông tin ngắn gọn về nội dung của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm. Ví dụ, khi người dùng nhập một từ khóa trên thanh tìm kiếm của Google, meta description sẽ xuất hiện ngay bên dưới tiêu đề với mục đích lôi kéo họ nhấp vào đường link để truy cập vào bài viết của bạn.
Cách viết meta description hay và chuẩn SEO
Google đã từng tuyên bố rằng không sử dụng meta description để xếp hạng website mà thay vào đó sẽ trích một phần nội dung bất kỳ trên trang để làm đoạn mô tả. Mặc dù vậy, sau khi tốn nhiều thời gian và tiền bạc để thiết kế web chuẩn SEO thì khi tiến hành xây dựng nội dung, việc có một đoạn description vẫn là điều quan trọng để SEO onpage được tối ưu nhất. Tất nhiên, Google cũng sẽ đòi hỏi thẻ này phải tuân theo một số quy tắc, đồng thời cần chứa nội dung hấp dẫn để thu hút lượt truy cập của người dùng.
1. Độ dài phù hợp
Để thẻ mô tả được hiển thị đầy đủ nội dung trên trang tìm kiếm thì độ dài lý tưởng được đánh giá cao hiện nay đó là từ 150 - 160 ký tự. Thực tế, giới hạn lớn nhất của meta description đó là 300 ký tự. Tuy nhiên, nếu như viết quá dài thì trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm sẽ không đủ khoảng trống để hiển thị, bắt buộc phần nội dung phía sau phải tự động chuyển thành dấu “...”. Điều này sẽ khiến người dùng khó có thể nắm bắt một cách trọn vẹn thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Vậy nên, viết phần mô tả quá ngắn hay quá dài đều không tốt, thay vào đó bạn nên tuân thủ đoạn meta với độ dài hợp lý để thu hút người đọc.
2. Meta description chứa từ khóa
Tương tự như việc tối ưu thẻ tiêu đề, meta description cũng cần phải được tối ưu chuẩn SEO bằng cách chứa từ khóa để Google nhận biết được nội dung mà trang web đang muốn truyền tải là gì. Bởi vì khi người dùng tìm kiếm từ khóa khớp với keyword xuất hiện trong thẻ meta, phần mô tả sẽ in đậm những từ này và đây chính là yếu tố quan trọng để biết được trang web của bạn chứa nội dung mà họ đang cần hay không.
3. Sử dụng từ khóa phù hợp
Thông thường, cùng một nội dung nhưng người dùng sẽ có đa dạng truy vấn, tạo nên nhiều từ khoá khác nhau. Đây cũng chính là những từ cần được tối ưu trong đoạn description mô tả. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên nhồi nhét quá nhiều từ khoá vì điều đó sẽ làm mất đi tính tự nhiên. Thay vào đó, hãy chèn từ khóa một cách hợp lý giúp cho nội dung hấp dẫn và chất lượng để thu hút người đọc.
4. Thẻ meta description phù hợp với nội dung
Meta description tương tự như một lời quảng cáo kêu gọi người dùng nhấp chuột vào link để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, không nên vì điều này mà bạn có thể lạm dụng để viết những gì mình muốn và bỏ qua yếu tố chân thực. Nếu Google phát hiện ra, trang web sẽ bị xử phạt vì truyền tải nội dung sai đến người dùng. Đặc biệt, nếu khách hàng nhận thấy phần mô tả không giống như những gì mà nội dung trang web đề cập thì ngay lập tức họ sẽ rời đi và đồng thời bạn cũng mất đi sự tin tưởng từ họ.
5. Nội dung không trùng lặp
Đối với các bài chuẩn SEO, yêu cầu bắt buộc đó chính là nội dung không được trùng lặp với những trang web khác và tất nhiên thẻ meta description cũng không phải ngoại lệ. Mỗi thẻ mô tả của từng trang cần có sự khác biệt và thể hiện được nội dung muốn truyền tải. Đương nhiên, nếu thẻ này trùng thì sẽ bị Google đánh giá là kém chất lượng và ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm. Chính vì vậy, trước khi viết bạn cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và phân loại chủ đề theo từng từ khóa. Sau đó, diễn đạt và trình bày thành ngôn ngữ phù hợp để tránh sự trùng lặp diễn ra.
6. Kêu gọi hành động
Nếu thẻ meta description đang nói về sản phẩm hoặc dịch vụ thì đừng quên sử dụng thêm lời kêu gọi hành động. Bạn cần sử dụng ngôn từ thật tự nhiên để thu hút người dùng click vào trang web. Một số cụm từ kêu gọi bạn có thể sử dụng như: mua ngay, khám phá, chia sẻ, dùng thử miễn phí,.... Đồng thời, kết hợp với giọng văn tích cực sẽ tạo được hiệu ứng mạnh hơn cho đoạn mô tả.
7. Không dùng dấu ngoặc kép
Trong nội dung bài viết, việc sử dụng dấu ngoặc kép là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng trong đoạn mô tả thì Google sẽ hiểu rằng câu đã được ngắt tại đây và cắt ngắn description. Vậy nên, để đảm bảo phần mô tả được hiển thị đầy đủ, bạn chỉ nên sử dụng chữ cái và con số. Còn nếu bắt buộc phải dùng dấu ngoặc kép thì nên tham khảo ký tự thực thể HTML để tránh không làm cho nội dung bị ảnh hưởng.
8. Sử dụng rich snippets
Rich snippets hiện đang được áp dụng trên rất nhiều website. Đây là một đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, thể hiện xếp hạng của sản phẩm, dịch vụ, đánh giá của khách hàng,.... Khi nhìn thấy rich snippets được hiển thị dưới dạng 5 sao trên thẻ meta, người dùng cũng sẽ tin tưởng website của bạn hơn, từ đó giúp gia tăng tỷ lệ truy cập trang.
Có thể nói, meta description là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người đọc truy cập vào bài viết, giúp cho trang web tăng lượng traffic để hỗ trợ của thiện xếp trạng trên trang tìm kiếm. Chính vì vậy, việc biết cách viết một thẻ mô tả hay và chuẩn SEO là điều rất quan trọng. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về thẻ meta description, từ đó xem xét và áp dụng các cách viết để tạo ra nội dung phù hợp, góp phần cải thiện lượng traffic cho website.