Tại sao Việt Nam không được tham gia World Cup?

Vì sao Việt Nam không được đá World Cup chắc hẳn nhiều bạn đã biết rất rõ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít bạn đọc chưa hiểu rõ lý do. Minh chứng rõ ràng nhất là trên công cụ tìm kiếm Google vẫn có nhiều lượt tìm kiếm các từ khóa liên quan. Vậy hãy cùng đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Tại sao Việt Nam không được đá World Cup?
 

Điều kiện để được tham gia World Cup là gì?

FIFA World Cup, hay còn gọi là Giải vô địch bóng đá thế giới, được xem là giải đấu ở cấp độ cao nhất của “môn thể thao vua” đồng thời cũng là giải đấu được theo dõi nhiều và rộng rãi nhất trên toàn thế giới, vượt qua cả Thế vận hội Olympic. Do đó bất cứ đội tuyển bóng đá quốc gia nào cũng đều hy vọng được góp mặt ở vòng chung kết của giải đấu này với mong muốn giành lấy vinh quang về cho tổ quốc. Khi xem các vòng chung kết World Cup, có nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc vì sao Việt Nam không được tham gia World Cup?
 

Tại sao Việt Nam không được tham gia World Cup?


Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu xem lý do vì sao Việt Nam không được tham dự World Cup, chúng ta sẽ cùng điểm qua một chút về điều kiện để tham dự World Cup là gì? FIFA World Cup hay vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới là tên gọi của giải đấu có cấp độ cao nhất trong bóng đá, được tổ chức 4 năm 1 lần và quy tụ những đội tuyển bóng đá nam đến từ các quốc gia thành viên thuộc Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA (Fédération Internationale de Football Association).

Giải đấu này bao gồm 32 đội thi đấu trong thời gian khoảng 1 tháng. Để tham dự vào vòng chung kết World Cup, các đội sẽ phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

Là đội tuyển của nước chủ nhà tổ chức vòng chung kết World Cup năm đó.

Giành được suất thi đấu vào vòng chung kết World Cup sau khi kết thúc vòng loại.
 

Tại sao Việt Nam không được tham gia World Cup?
 

Để giành được suất thi đấu vào vòng chung kết World Cup, các đội tuyển sẽ phải trải qua một vòng đấu loại, được gọi là vòng loại FIFA World Cup, diễn ra trong 3 năm trước khi vòng chung kết diễn ra. 

Vòng loại World Cup được tổ chức bằng cách nhóm các quốc gia ở cùng một khu vực thuộc 06 khu vực lục địa của FIFA đồng thời được giám sát bởi liên đoàn bóng đá tương ứng. Đối với từng khu vực, FIFA sẽ quyết định số lượng các suất dự World Cup của các châu lục trong vòng chung kết, dựa trên số đội cũng như sức mạnh của các liên đoàn bóng đá. Cụ thể như sau:

- Vòng loại khu vực châu Phi có 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Phi CAF (Confédération Africaine de Football).

- Vòng loại khu vực châu Á có 4 - 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Á AFC (Asian Football Confederation).

- Vòng loại khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe có 3 - 4 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá CONCACAF (Confederation of North, Central American and Caribbean Association Football).

- Vòng loại khu vực Nam Mỹ có 4 - 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ CONMEBOL (Confederación Sudamericana de Fútbol)

- Vòng loại khu vực châu Đại Dương có 0 - 1 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương OFC (Oceania Football Confederation).

- Vòng loại khu vực châu Âu có 13 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA (Union of European Football Associations).

Số suất tham dự dao động đại biểu cho việc có 1 đến 2 suất tham dự được tính cho những người chiến thắng trong trận đấu play off liên lục địa. Chẳng hạn như nhà vô địch vòng loại khu vực châu Đại Dương thường sẽ phải cùng đội đứng thứ 5 ở vòng loại khu vực châu Á thi đấu một trận play off để giành suất vào vòng chung kết FIFA World Cup.

Tại sao Việt Nam không được đá World Cup?

Từ điều kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng để tham dự vòng chung kết World Cup, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam sẽ phải lọt vào danh sách 4 đội đứng đầu vòng loại khu vực châu Á hoặc lọt vào danh sách 5 đội đứng đầu vòng loại đồng thời đánh bại được các quốc gia ở các khu vực khác trong trận đấu play off liên lục địa.
 

Tại sao Việt Nam không được tham gia World Cup?
 

Tuy nhiên đây thực sự là một “bài toán khó” khi mà ở châu Á đã có 04 đội tuyển thường xuyên nằm trong danh sách các đội góp mặt ở vòng chung kết World Cup là Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Australia. Mặc dù chưa từng nằm trong danh sách các đội vô địch World Cup trong lịch sử nhưng đây là những đội tuyển mạnh, có trình độ cao hơn hẳn so với các đội tuyển thuộc những quốc gia còn lại. 

Bên cạnh đó, để có thể lọt được vào top 5, đội tuyển quốc gia Việt Nam còn phải vượt qua những đội bóng vốn được đánh giá là nhỉnh hơn chúng ta như: Thái Lan, Uzbekistan, Triều Tiên, Qatar, Syria, Trung Quốc, Lebanon,….Do đó có thể nói rằng đội tuyển quốc gia Việt Nam sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều mới có hy vọng tham dự vòng chung kết của giải đấu danh giá nhất hành tinh.

Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất từ LĐBĐ Thế Giới (FIFA) thì bắt đầu từ World Cup 2026, tức là giải đấu tiếp theo, số lượng các đội tuyển châu Á được tham gia VCK Wolrd Cup sẽ là 8 đội. Điều này mở ra cơ hội lớn cho đội tuyển Việt Nam thân yêu của chúng ta được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh và ghi dấu ấn trong lịch sử Wolrd Cup.

Trên đây là một số thông tin về điều kiện để tham dự World Cup mà chúng tôi muốn chia sẻ nhằm giúp bạn đọc lý giải nguyên nhân đội tuyển quốc gia Việt Nam từ trước đến nay vẫn không được tham dự các vòng chung kết của giải đấu lớn và danh giá nhất hành tinh này.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, vào ngày 10 tháng 1 năm 2017, FIFA đã chính thức xác nhận vòng chung kết World Cup 2026 sẽ có 48 đội tham dự. Trong đó khu vực châu Á có 8 suất lọt vào vòng trong. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với người hâm mộ bóng đá ở nước nhà bởi nhiều suất hơn cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn cho đội tuyển Việt Nam. Vì thế, chúng ta có quyền chờ mong vào một tương lai không xa khi mà các tuyển thủ quốc gia sẽ cùng tranh đấu với những ngôi sao bóng đá nổi tiếng trên thế giới như Ronaldo, Messi, Mbappe, Neymar,...để mang vinh quang về cho dân tộc.

Tham khảo ngay: Lịch thi đấu AFF Cup của đội tuyển Việt Nam mới nhất

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.