Cầu thị là gì? Làm thế nào để rèn luyện tinh thần cầu thị?

Kiến thức là vô tận và không có một ai trên đời này biết hết tất cả. Có người giỏi ở lĩnh vực này, cũng có người là chuyên gia trong một lĩnh vực khác. Kiến thức mà chúng ta có được chỉ giống như một nắm cát rất nhỏ trên sa mạc rộng lớn. Chính vì thế, việc không ngừng học hỏi, tìm hiểu những điều mới lạ là vô cùng quan trọng, giúp bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày để có thể thành công trong cuộc sống và cả trong công việc. Muốn như vậy thì chính bản thân bạn cần phải có tính cầu thị. Vậy cầu thị là gì? Làm thế nào để rèn luyện tinh thần cầu thị?
 

Cầu thị là gì? Làm thế nào để rèn luyện tinh thần cầu thị?
 

Khái niệm cầu thị là gì?

Có lẽ không ít người thắc mắc cầu thị là gì? Cầu được hiểu là mong muốn, ước ao, đòi hỏi, tìm tòi tự đáy lòng. Thị có nghĩa là tầm nhìn, quan sát để thấy và hiểu rõ những lời chỉ bảo quý giá từ các bậc cao nhân trong thiên hạ. Khi ghép hai từ này lại với nhau thì có thể thấy rằng cầu thị là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện mong muốn tích cực của con người trong việc phát triển bản thân.

Cụ thể, đây chính là những mong muốn về việc được học hỏi, quan sát, trải nghiệm, tiếp thu những kiến thức mới cũng như lắng nghe, đón nhận ý kiến từ mọi người. Từ đó, giúp cho bản thân mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết, sở hữu kho tàng kiến thức phong phú và kinh nghiệm để giúp ích cho con đường phát triển sau này.
 

Cầu thị nghĩa là gì?
 

Những lợi ích của tinh thần cầu thị

Nếu như bạn để ý, những người có thái độ cầu thị đều sở hữu các đặc điểm như là luôn nhiệt huyết, cầu tiến, học tập và lao động hết mình. Cũng chính vì vậy nên khi trở thành một người có tính cầu thị, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích cho bản thân như:

1. Có thêm nhiều kiến thức hữu ích

Với tinh thần luôn năng động, chủ động trong học tập cũng như trong công việc sẽ giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức mới, có ích cho thực tế. Giống như ông bà ta có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, khi là một con người cầu thị, bạn sẽ tò mò và muốn biết rất nhiều thứ trong cuộc sống. Đây là điều rất tốt, có tác động tích cực đến việc thay đổi tư duy và con người.

Bạn biết đấy, xã hội, cuộc sống này không có nghĩa vụ phải dạy chúng ta bất cứ điều gì, mà tất cả mọi thứ đều cần được chính bản thân mình tự tìm hiểu, học hỏi. Cầu thị cũng là một đức tính giúp bạn tránh được những khuyết điểm của bản thân, những thiếu hụt, lỗ hổng kiến thức. Rồi từ những điều đã tiếp thu được, áp dụng vào trong công việc thực tế và dần dần sẽ được chuyển đổi thành kinh nghiệm.

2. Cầu thị mang đến sự thuận lợi trong công việc

Là một người cầu thị bạn không chỉ có kiến thức, kinh nghiệm để phát triển, thành công hơn trong công việc. Song song với đó, đức tính này sẽ giúp bạn có thêm các mối quan hệ xung quanh thân thiết. Đó chính là những người đồng nghiệp, người bạn, người thầy sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên có ích. Hay nói cách khác, nhờ có tháo độ cầu thị mà bạn có thể kết nối với mọi người tốt hơn.

Đây là hai lợi ích tiêu biểu khi bạn là người cầu thị. Chính vì thế, hiện nay mọi người luôn cố gắng rèn luyện cho mình đức tính này để có thể tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 

Câu thị
 

Cuộc sống sẽ ra sao nếu chúng ta không có tinh thần cầu thị?

Mỗi người sinh ra đều chỉ là những đứa trẻ chưa biết gì, nhưng trong quá trình phát triển lại có người giỏi, có người bình thường. Tất cả điều này đều là kết quả của những suy nghĩ, thói quen, hành động của chúng ta mỗi ngày. Hay bạn cũng có thể hiểu đó là do tinh thần cầu thị có trong mỗi người. Vậy thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như không có tính cầu thị?

Bạn biết đấy, mỗi người đều có những ưu và nhược điểm riêng, không một ai sinh ra là hoàn hảo về mọi mặt. Nhưng nếu như khi bản thân chưa đủ hoàn thiện mà bạn lại còn không có thái độ cầu thị, luôn bảo thủ, giấu dốt thì chắc chắn sẽ rất khó để thành công. Bởi vì bạn sẽ rất khó nhìn nhận ra khuyết điểm hoặc lỗi sai của mình, không biết bản thân còn điều gì chưa tốt.

Nhưng với một người quan sát bạn từ bên ngoài thì lại khác, họ có sự đánh giá khách quan, tổng thể và biết được đâu là điều mà bạn cần phải cải thiện. Đây đều là những lời khuyên vô cùng quý báu và khi là một người có sự cầu thị, bạn sẽ luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiến này thay vì chỉ dựa vào suy nghĩ cá nhân. Chính điều này sẽ mang lại lợi ích rất tốt, giúp bạn hoàn thiện mình hơn.

Những biểu hiện của người cầu thị

Làm thế nào để nhận biết những người cầu thị? Thật sự thì điều này không khó, chỉ cần bạn quan sát tinh tế một chút là có thể nhận ra họ thường sẽ có một số điểm chung sau đây:

1. Người cầu thị thường ham học hỏi

Điểm chung lớn nhất của những người cầu thị đó chính là họ rất hay tìm tòi, không ngừng học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi và bất cứ khi nào nếu có thể. Khi bước chân vào một môi trường mới, người cầu thị luôn mang trong mình một tâm thế sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới, quan điểm mới, không ngại khó khăn để trau dồi thêm kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết.
 

Cầu thị là gì?
 

2. Có ý thức trách nhiệm cao

Để nhìn nhận, đánh giá xem người đó có tinh thần cầu thị hay không thì bạn không nên chỉ quan sát về một yếu tố nào đó mà hãy có cái nhìn đa chiều ở nhiều khía cạnh khác nhau. Và một trong số đó chính là xem người đó có hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm trong công việc của mình hay không. Nếu là một người cầu thị, họ sẽ luôn nắm được công việc mình cần làm, xây dựng kế hoạch và cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất.

Ngược lại, người không có thái độ cầu thị sẽ có những biểu hiện thiếu kỷ luật và trách nhiệm. Họ không nắm bắt cũng như kiểm soát được công việc, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là không tiếp thu ý kiến của những người xung quanh. Cũng chính vì thế nên họ sẽ rất khó để thành công trong sự nghiệp.

3. Có thái độ sống tích cực

Thái độ, cách đối mặt với cuộc sống cũng chính là một trong những yếu tố để bạn nhận biết về một người có tính cầu thị. Họ luôn mang trong mình tinh thần ham học hỏi, tiếp thu kiến thức, mong muốn được những bậc cao nhân chỉ dạy nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc bạn sẽ thấy được nguồn năng lượng tích cực tỏa ra từ họ, sự năng động, vui vẻ là những điều mà người cầu thị có để tạo ra thú vui cho cuộc sống.

4. Người cầu thị là những người siêng năng

Trên con đường của người thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, người cầu thị biết điều này nên họ luôn siêng năng trong từng hành động, học hỏi, giữ vững tâm lý ổn định để có thể tạo ra những thành tựu cho bản thân. Đây cũng chính là một biểu hiện nổi bật mà bạn sẽ nhìn thấy rất ở người cầu thị.

Bên cạnh đó, người cầu thị còn dám sẵn sàng đứng ra đối mặt, chịu trách nhiệm nếu như mình làm sai. Chỉ có như vậy mới rút ra được bài học quý giá cho bản thân sau những vấp ngã, để không còn mắc sai lầm tương tự.
 

Tinh thần cầu thị
 

Làm thế nào để trở thành người cầu thị?

Khi tìm hiểu về sự cầu thị nghĩa là gì cũng như những lợi ích, chắc hẳn bạn cũng sẽ mong muốn mình có được đức tính này. Để trở thành người cầu thị không khó, chỉ cần bạn có sự kiên trì và bền bỉ luyện tập theo một số phương pháp sau là sẽ thành công.

1. Nhìn nhận chính xác năng lực bản thân

Trước tiên, để trở thành một người cầu thị thì bạn cần phải có cái nhìn chính xác về bản thân. Có nghĩa là bạn phải hiểu rõ mình đang có điều gì, kiến thức như thế nào, nằm ở mức bao nhiêu để đưa ra những quyết định đúng đắn. Cụ thể, bạn cần phải xác định:

- Bản thân mình còn đang thiếu sót điều gì?

- Cần phải học thêm kiến thức gì để khắc phục những điểm yếu?

Bên cạnh đó, khi có người sẵn sàng chỉ dạy, góp ý cho bạn thì hãy cảm thấy biết ơn về điều đó và tiếp thu một cách thật nghiêm túc. Đây chính là một trong những cách quan trọng để trở thành người cầu thị.

2. Đặt mục tiêu rõ ràng và cố gắng hoàn thành nó

Thiết lập mục tiêu cho bản thân cũng là một cách để bạn rèn luyện thái độ cầu thị. Đó có thể vừa là mục tiêu ngắn hạn, vừa là mục tiêu dài hạn, để bạn biết được mình cần phải làm những gì. Trong quá trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng đừng nản chí, bởi đây đều là bài học trong cuộc sống, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng sống vô cùng bổ ích.

Hay bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm tòi kinh nghiệm từ những người đi trước. Chia sẻ của họ là điều rất quý giá, giúp bạn hiểu thêm nhiều điều và biết đâu còn có thể áp dụng cho chính mình. Nói chung, đặt mục tiêu không chỉ giúp bạn trở thành người cầu thị mà hơn hết còn là để hướng bản thân đi theo con đường dẫn đến thành công.

3. Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những cái mới

Có một số người khác cố chấp và bảo thủ, luôn cho mình là đúng, không chịu thay đổi suy nghĩ, thói quen dù cho những điều đó đã quá lỗi thời và dẫn đến việc không đạt được kết quả cao. Tất nhiên, đối với những người này cũng không thể có tính cầu thị.

Vậy nên, để không như vậy thì bạn cần phải rèn luyện để thay đổi bản thân mình, có sự tiếp thu những ý kiến, đóng góp của mọi người. Bên cạnh đó, thay đổi những quy định cũ, áp dụng sáng kiến mới hiện đại và hợp thời hơn. Hay việc thường xuyên tương tác với những người xung quanh cũng là cách để bạn mở mang thêm những kiến thức mới vô cùng bổ ích. Chỉ có như vậy, bạn mới luôn trong tâm thế sẵn sàng thay đổi theo sự phát triển của xã hội này.
 

Thái độ cầu thị
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về thái độ cầu thị là gì? Có thể thấy rằng, đây là một đức tính tốt sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc phát triển sự nghiệp. Chính vì thế, mỗi người chúng ta đều nên rèn luyện cho mình đức tính này, tạo ra những điều tốt đẹp và giá trị đối với cuộc sống của bản thân.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.