Cầu toàn là một nhóm tính cách của con người, còn được biết đến là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Có một số ý kiến cho rằng tính cầu toàn là tốt, nhưng lại có một số khác nói quá cầu toàn là điều không nên. Vậy thì đâu mới thật sự là nhận định đúng? Để có thể trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem cầu toàn là gì? 8 dấu hiệu của người có tính cầu toàn như thế nào nhé.
- Cầu toàn là gì?
- Các kiểu cầu toàn thường gặp
- Những dấu hiệu nhận biết một người có tính cầu toàn cao
- 1. Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ
- 2. Xây dựng quy trình làm việc khắt khe
- 3. Đo giá trị bản thân bằng kết quả của công việc
- 4. Quá ám ảnh bởi những sai lầm và thất bại
- 5. Thường có suy nghĩ phải làm hài lòng người khác
- 6. Dễ bị tác động từ bên ngoài
- 7. Luôn có cảm giác bất an
- 8. Người cầu toàn có xu hướng thường xuyên trì hoãn
- Nguyên nhân của chủ nghĩa hoàn hảo
- Tính cầu toàn có tốt không?
- Người cầu toàn có dễ thành công không?
- Làm thế nào để đạt được trạng thái dung hòa của cầu toàn
Cầu toàn là gì?
Có lẽ, bạn cũng đã nghe khá nhiều về cụm từ cầu toàn, trong tiếng Anh thì từ này được dịch là perfectionism. Đây là một loại tính cách để chỉ những người luôn đưa ra yêu cầu, tiêu chuẩn và đòi hỏi khắt khe, ngay cả đối với việc nhỏ nhất. Đối với họ, sự hoàn hảo không chỉ cần thiết với mình mà điều này còn đòi hỏi phải có ở cả những người xung quanh.
Chủ nghĩa cầu toàn thường được xem như một đặc điểm tích cực làm tăng cơ hội thành công. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có thể dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi tự hành hạ bản thân khiến bạn khó đạt được mục tiêu hơn. Cầu toàn không lành mạnh cũng có thể gây căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Các kiểu cầu toàn thường gặp
Có thể thấy rằng, chủ nghĩa hoàn hảo đang tồn tại ở một vài kiểu. Dù cho chúng có những hành vi tương tự nhau, nhưng khi xét về động cơ và kết quả thì bạn sẽ thấy sự khác nhau của những kiểu cầu toàn này. Vậy thì các kiểu người cầu toàn là gì?
1. Chủ nghĩa cầu toàn về tiêu chuẩn cá nhân
Một người có tính cầu toàn kiểu này thường sẽ tuân thủ một bộ tiêu chuẩn riêng của họ. Những người khác có thể coi những tiêu chuẩn này là cao, nhưng thật sự thì chúng đang tạo động lực để thúc đẩy họ. Kiểu chủ nghĩa hoàn hảo này được cho là lành mạnh, bởi vì sẽ không dẫn đến căng thẳng hoặc kiệt sức quá mức.
Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm này cũng ít khi sử dụng các thói quen không tốt để đối phó với căng thẳng do sự cầu toàn mang lại. Một người được xem là có kiểu cầu toàn này khi mục tiêu đặt ra làm cho họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và không bị choáng ngợp.
2. Chủ nghĩa cầu toàn tự phê bình
Kiểu người cầu toàn tự phê bình dễ bị áp lực bởi các mục tiêu mà họ đặt ra cho bản thân hơn là cảm thấy có động lực. Các mục tiêu đó có thể sẽ không bao giờ đạt được, khiến cho người đặt ra thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chủ nghĩa hoàn hảo chỉ trích bản thân có nhiều khả năng sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, ví dụ như trốn tránh, lo lắng và tự lên án bản thân.
3. Chủ nghĩa cầu toàn do xã hội quy định
Kiểu cầu toàn này đã từng xuất hiện trong nghiên cứu của Đại học York năm 2014, dùng để mô tả nhu cầu về sự xuất sắc thường đặt lên nhóm người có tính chất công việc đòi hỏi độ chính xác cao, điển hình như luật sư, kế toán, kiến trúc sư,.... Những người trong các ngành nghề này thường phải trải qua sự vô vọng, căng thẳng và có nguy cơ tự làm hại bản thân, hay nguy hiểm hơn đó là họ còn có suy nghĩ hoặc hành động tự tử.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa cầu toàn do xã hội quy định cũng thường thấy ở những người có mức độ tuân theo tiêu chuẩn xã hội hoặc văn hóa cao, cố gắng để đạt được mục tiêu phi thực tế. Một ví dụ thường thấy đó là nhiều bậc phụ huynh luôn đưa ra yêu cầu rằng con mình cần phải đạt được kết quả học tập cao. Hậu quả là cả con cái và cha mẹ đều cảm thấy áp lực khi phải đạt được điều gọi là lý tưởng của chủ nghĩa hoàn hảo theo quy định của xã hội.
Những dấu hiệu nhận biết một người có tính cầu toàn cao
Có lẽ, bạn cũng đã hiểu sơ qua về người cầu toàn là gì cũng như hình dung được một số đặc điểm của họ. Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn về những dấu hiệu nhận biết một người quá cầu toàn là như thế nào.
1. Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ
Những người có tính cầu toàn luôn mang trong mình một tâm lý muốn được kiểm soát mọi thứ để hướng đến sự hoàn hảo. Chính vì thế, họ thường gồng mình gánh hết công việc, để mọi thứ đều trong tầm kiểm soát của mình, dù cho không thể hoặc không còn khả năng quản lý thời gian một cách tối ưu.
Hơn thế nữa, sự cầu toàn này đôi khi còn áp đặt lên cả những người xung quanh. Họ có xu hướng thiết lập một trật tự theo như mình mong muốn. Đến khi sự cứng nhắc đó không được đáp ứng, những người này lại bắt đầu mang trong mình trạng thái chán nản.
2. Xây dựng quy trình làm việc khắt khe
Những người bị ám ảnh theo chủ nghĩa cầu toàn sẽ đặt ra một quy trình làm việc khắt khe đến từng chi tiết nhỏ thất. Bởi vì họ tin rằng, chỉ khi làm điều này thì mới có thể giúp cho bản thân đạt được kết quả tốt nhất. Xét theo một góc độ khác thì việc lập kế hoạch sẽ không tiêu cực nếu như được điều chỉnh đúng mức độ. Tuy nhiên, đối với người cầu toàn thì họ lại thường gặp phải khó khăn khi rơi vào những tình huống cần đến sự linh hoạt.
3. Đo giá trị bản thân bằng kết quả của công việc
Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ nhìn vào kết quả và sự thành công đã đạt được để làm thước đo cho giá trị bản thân. Cũng bởi vì vậy nên khi gặp phải kết quả không mong muốn, họ sẽ dễ cảm thấy chán nản, tự ti, mất niềm tin vào chính mình.
Những người này có xu hướng tập trung vào điều mà mình chưa làm được, thôi thúc bản thân để có thể vượt qua giới hạn. Bên cạnh đó, khi những người xung quanh nhìn vào thì sẽ cảm thấy rằng họ là một người tham công tiếc việc và quá khắt khe với bản thân.
4. Quá ám ảnh bởi những sai lầm và thất bại
Một đặc điểm khác của người cầu toàn đó là họ luôn ám ảnh bởi những sai lầm và thất bại, dù cho đó có là sai sót nhỏ nhất đi chăng nữa. Đặc biệt, họ còn là một người khá bảo thủ trước những lời chỉ trích, khó tiếp thu ý kiến, những lời góp ý để thay đổi bản thân.
5. Thường có suy nghĩ phải làm hài lòng người khác
Người có tính cầu toàn rất thích nhận được lời khen ngợi từ cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp,.... Do đó, họ thường đặt ra các tiêu chí khắt khe với bản thân và phải hoàn thành được bằng mọi giá. Bởi vì những người này cho rằng chỉ khi làm hài lòng người khác thì họ mới cảm thấy thoải mái.
6. Dễ bị tác động từ bên ngoài
Cũng chính bởi vì những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường có suy nghĩ phải làm hài lòng người khác nên họ thường bị ám ảnh sâu sắc bởi môi trường xung quanh. Chỉ cần nghe được một lời chê bai từ người khác, họ sẽ tự buộc bản thân mình cần phải hoàn hảo hơn. Vậy nên, một biểu hiện khác của người cầu toàn đó là họ thường hay lo âu, buồn chán và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ những suy nghĩ tiêu cực.
7. Luôn có cảm giác bất an
Đối với người có tính cầu toàn, họ rất sợ mọi thứ bị phá vỡ, luôn cẩn thận từng chi tiết nhỏ để được hoàn hảo, trọn vẹn. Do đó, việc xuất hiện cảm giác lo sợ, bất an trong công việc và trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Cũng chính điều này là nguyên nhân khiến cho họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, stress và suy sụp nếu như gặp phải thất bại.
8. Người cầu toàn có xu hướng thường xuyên trì hoãn
Khi nói rằng, người cầu toàn có xu hướng thường xuyên trì hoãn thì có lẽ bạn sẽ thấy lạ. Tuy nhiên, điều này là thật, sự trì hoãn và cầu toàn thường song hành cùng nhau. Theo nghiên cứu từ tạp chí Social Behavior and Personality, sự trì hoãn này sẽ đến từ việc người cầu toàn dự đoán kết quả xảy ra không như mong ước. Vậy nên, thời gian để thực hiện một công việc sẽ lâu hơn, làm ảnh hưởng đến tiến độ của những nhiệm vụ khác.
Nguyên nhân của chủ nghĩa hoàn hảo
Vậy thì đâu là yếu tố làm cho một người có tính cách cầu toàn? Có một số nguyên nhân chủ yếu cần được nói đến đó là:
- Thường xuyên lo sợ bị người khác không tán thành với mình hoặc luôn có cảm giác bất an, cho rằng bản thân kém cỏi.
- Họ bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Mặc dù, OCD và chủ nghĩa hoàn hảo có mối tương quan với nhau, nhưng không phải tất cả những người theo chủ nghĩa hoàn hảo đều mắc OCD và không phải tất cả những người mắc OCD đều là người cầu toàn.
- Ảnh hưởng từ thời thơ ấu, có thể là do cha mẹ có biểu hiện cầu toàn hoặc tỏ thái độ không bằng lòng khi những nỗ lực của con cái họ không mang lại kết quả hoàn hảo. Một số bậc phụ huynh có thể khuyến khích con mình thành công trong mọi lĩnh vực hoặc thúc đẩy sự hoàn hảo đối với chúng đến mức bị coi là lạm dụng.
- Những người có mối quan hệ rắc rối với cha mẹ khi còn nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi trưởng thành. Cụ thể đó là họ sẽ khó chấp nhận một kết quả không hoàn hảo.
Tính cầu toàn có tốt không?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cũng như những người có tính toàn cầu, có lẽ bạn cũng đã trả lời được câu hỏi người cầu toàn có tốt không? Trong nhiều người hợp, tính toán cầu sẽ giúp bạn tiến xa hơn, tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ dẫn đến một số hệ lụy không mong muốn. Cụ thể, những ảnh hưởng xấu mà tính cầu toàn có thể gây ra cho bạn đó là:
1. Thích ứng kém với sự căng thẳng
Theo nhiều nghiên cứu, tính cần toàn có sự tương quan với việc cortisol tăng nhiều trong cơ thể. Bởi vì đây là một loại hormone sẽ sản sinh trong trường hợp cơ thể phải chịu sự căng thẳng. Khi cortisol tăng lên sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm cho người đó dễ bị bệnh và thậm chí là còn nguy hiểm đến tính mạng.
2. Chất lượng cuộc sống không cao, dễ bị trầm cảm
Chính việc hướng đến các tiêu chuẩn quá cao, khiến cho bản thân căng thẳng sẽ dễ dẫn đến trầm cảm, lo âu bởi kết quả không đạt được như kỳ vọng của bản thân. Điều này cũng đã góp phần khiến cho chất lượng cuộc sống của những người cầu toàn bị giảm đi. Họ thường cảm thấy lo lắng, tự tin, bị ám ảnh quá nhiều về sự hoàn hảo mà không nhìn được tổng thể xung quanh.
Đặc biệt, những giá trị, mục tiêu cao hơn với thực tế mà bản thân không thể hoàn thành được thì sẽ làm cho chứng trầm cảm ngày càng nặng hơn, khiến cuộc sống bị đảo lộn, mất cân bằng.
3. Hung hăng, có xu hướng tự gây hại bản thân
Những người có tính cầu toàn khi không đạt được mục đích thì sẽ có tâm trạng không hài lòng. Cũng chính cảm xúc này sẽ biết thành sự tức giận vào bạo lực. Càng ngày, sự hung hăng, dễ nóng giận sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn. Việc không thể kiềm chế được cảm xúc bản thân sẽ khiến cho họ bị những người xung quanh e dè, xa lánh.
Bên cạnh đó, việc bạo lực này không chỉ thể hiện qua cách họ đối xử với người khác mà có khi còn tự gây hại cho chính bản thân mình. Lý do là bởi vì sự thất bại sẽ khiến cho những người cầu toàn có ý tưởng tự gây thương tích cho bản thân, rối loạn ăn uống hay thậm chí nguy hiểm hơn đó là còn dẫn đến trường hợp tự tử.
Việc tự gây hại cho bản thân như thế này sẽ xuất hiện khi người cầu toàn nhận được những phản hồi tiêu cực. Chính điều đó đã làm cho họ cảm thấy đau khổ hơn, xuất hiện sự đấu tranh, dằn vặt trong nội tâm và gây ra tác động nghiêm trọng về mặt tình cảm.
Người cầu toàn có dễ thành công không?
Bạn cũng biết rằng, người cầu toàn luôn hướng đến những điều tốt đẹp, hoàn hảo cho bản thân và công việc của mình. Vậy nên, một câu hỏi đã được đặt ra ở đây đó là người cầu toàn có dễ thành công không? Trên thực tế, tuy rằng họ luôn cố gắng thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo và đạt kết quả tốt nhất, nhưng lại rất khó để đạt được thành công to lớn trong sự nghiệp bởi những lý do sau đây:
- Thứ nhất, họ luôn muốn tự mình làm mọi việc, khắt khe trong từng chi tiết và không tin tưởng người khác. Tuy nhiên, bạn cũng biết rằng con người cũng có một giới hạn nhất định, khi ôm đồm nhiều việc sẽ chỉ khiến cho họ không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thứ hai, nhược điểm của người cầu toàn đó là khó chấp nhận những phản hồi tiêu cực từ người khác, cố chấp, không chịu thay đổi bản thân mình nên sẽ khó để phát triển trong tương lai.
- Thứ ba, người cầu toàn sẽ rất khó để tạo được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, chính điều này dễ dẫn đến việc sức khỏe của họ không được đảm bảo.
- Thứ tư, người cầu toàn thường có tính cách cứng nhắc, làm việc quá nguyên tắc nên có thể sẽ mất đi sự sáng tạo và linh hoạt.
Làm thế nào để đạt được trạng thái dung hòa của cầu toàn
Theo như nghiên cứu, toàn cầu có thể tự nhiên sinh ra do di truyền hoặc do quá trình nuôi dưỡng, nhưng nó sẽ không mất đi. Ngược lại, mức độ của chủ nghĩa hoàn hảo còn tỷ lệ thuận với độ tuổi của bạn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dịch chuyển tính cầu toàn, để những trạng thái tiêu cực trở nên lành mạnh hơn, hay còn được gọi là chủ nghĩa hoàn hảo mang tính thích nghi bằng một số cách sau:
- Tập đối mặt với cảm giác sợ hãi, không thoải mái, thiếu chắc chắn để có thể vượt qua sự trì hoãn và đón nhận những lời phê bình.
- Quan tâm đến cả quá trình thay vì chỉ tập trung vào kết quả.
- Đặt mục tiêu cao để cố gắng nhưng cũng cần phải đúng với thực tế bản thân và biết điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Không ôm đồm quá nhiều việc mà hãy tin tưởng và giao quyền cho cả những người khác.
- Xác định giá trị bản thân, nhanh chóng lấy lại tinh thần, năng lượng sau những sai lầm, vấp ngã.
Đôi khi, chính bởi tính cầu toàn đã khiến cho một số người không nhận ra rằng mình đang trở nên kiệt sức và đánh mất niềm vui trong cuộc sống. Những người cầu toàn thường bị trượt ra khỏi điểm cân bằng, làm bóp méo hình ảnh của sự hoàn hảo, khiến họ dễ gặp phải những bất ổn tâm lý và rơi vào cái bẫy do chính bản thân mình tạo ra. Vậy nên, nếu như bạn cũng là một người cầu toàn, hãy điều chỉnh lại bản thân theo những cách mà Phương Nam 24h gợi ý trên đây để đạt được sự thoải mái và cân bằng trong cuộc sống nhé.