Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trải nghiệm khách hàng trở thành yếu tố then chốt để tạo ra sự khác biệt. Doanh nghiệp cần tối ưu hóa mọi tương tác với khách hàng từ lần tiếp xúc đầu tiên đến khi hoàn tất giao dịch nhằm đảm bảo sự hài lòng và lòng trung thành lâu dài. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về customer experience cũng như các phương pháp tối ưu hiệu quả để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 
 

Customer experience là gì?
 

Customer experience là gì?

Customer experience (CX) hay trải nghiệm khách hàng là tổng hòa của tất cả các tương tác mà khách hàng có với một doanh nghiệp trong suốt quá trình tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó không chỉ đơn thuần là một giao dịch đơn lẻ mà là một hành trình liên tục, bao gồm mọi điểm tiếp xúc từ nhận thức ban đầu, quá trình tìm hiểu, mua hàng, sử dụng sản phẩm cho đến dịch vụ hậu mãi.

Trong thời đại số khi công nghệ phát triển chóng mặt, CX đã vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống của các tương tác trực tiếp. Những tương tác này bao gồm cả trải nghiệm trên các nền tảng kỹ thuật số như website, ứng dụng di động, mạng xã hội và các kênh tương tác khác. CX tốt đòi hỏi sự nhất quán và liền mạch giữa tất cả các kênh này, tạo ra một trải nghiệm đa kênh (omnichannel) thực sự.
 

CX
 

Vì sao việc đầu tư xây dựng CX lại quan trọng?

CX không chỉ đơn thuần là sự hài lòng của khách hàng mà còn là yếu tố quyết định lòng trung thành, khả năng lan tỏa và giá trị trọn đời của khách hàng. Một CX tốt giúp doanh nghiệp xây dựng được danh tiếng, tăng doanh thu và bền vững lâu dài.

- Tăng lòng trung thành của khách hàng: Khách hàng có trải nghiệm tốt sẽ có xu hướng quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Theo một nghiên cứu của Temkin Group, các công ty có CX xuất sắc có thể kỳ vọng khách hàng sẽ mua lại với tỷ lệ cao hơn 60% so với các công ty có CX kém.

- Tăng khả năng giới thiệu: Tiếng nói của khách hàng ngày nay có sức ảnh hưởng rất lớn. Một khách hàng hài lòng có thể chia sẻ trải nghiệm tích cực của họ trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến, tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Ngược lại, những đánh giá không tốt có thể khiến thương hiệu của bạn bị người dùng tránh xa.

- Giảm chi phí thu hút khách hàng mới: Việc giữ chân khách hàng hiện tại thông qua customer experience tốt sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc thu hút khách hàng mới. Khi CX tốt, doanh nghiệp có thể giảm chi phí marketing và tập trung nguồn lực vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong khi sản phẩm và dịch vụ ngày càng tương đồng, CX là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh.
 

Trải nghiệm của khách hàng

 

Các yếu tố then chốt định hình trải nghiệm khách hàng

Customer experience được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một trải nghiệm tổng thể tích cực cho khách hàng. Hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa CX một cách hiệu quả.

1. Hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là tổng hợp các bước mà khách hàng trải qua khi tương tác với doanh nghiệp, từ nhận thức ban đầu về thương hiệu đến sau khi mua hàng. Hành trình này bao gồm:

- Nhận thức: Đây là giai đoạn khách hàng bắt đầu nhận biết về thương hiệu hoặc sản phẩm. Thông thường, khách hàng bắt đầu biết đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn thông qua quảng cáo kỹ thuật số, tìm kiếm trên Google, người quen giới thiệu hoặc nội dung trên mạng xã hội.

- Cân nhắc: Khách hàng tìm hiểu thêm và so sánh với các lựa chọn khác.Tại giai đoạn này, doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ, dễ tiếp cận và dễ hiểu là rất quan trọng.

- Quyết định mua: Khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Sử dụng: Đây là giai đoạn quan trọng nhất là lúc khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. 

- Hậu mãi: Các tương tác sau khi mua hàng như hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành.

2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm/dịch vụ luôn là yếu tố cốt lõi quyết định sự hài lòng của khách hàng. Một sản phẩm chất lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản mà còn vượt qua cả mong đợi của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố sau:

- Tính năng và hiệu năng: Sản phẩm/dịch vụ cần đáp ứng đầy đủ các tính năng mà khách hàng cần và hoạt động ổn định, hiệu quả. Các tính năng cần được thiết kế một cách trực quan, dễ hiểu và dễ sử dụng, ngay cả đối với những người không am hiểu về công nghệ. 

- Độ tin cậy: Sản phẩm/dịch vụ cần đảm bảo độ bền, ít gặp sự cố và có thể sử dụng trong thời gian dài. Là một doanh nghiệp luôn đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, nên áp dụng các quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng đồng đều.

- Giao diện người dùng thân thiện: Đối với các sản phẩm, dịch vụ số, giao diện người dùng đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra trải nghiệm mượt mà và dễ chịu cho khách hàng. Một giao diện trực quan, dễ sử dụng sẽ giúp khách hàng nhanh chóng làm quen và sử dụng sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả.

- Tính nhất quán trong trải nghiệm: Khách hàng mong muốn nhận được trải nghiệm nhất quán trên mọi kênh tiếp xúc với doanh nghiệp từ website, ứng dụng di động đến cửa hàng truyền thống. Điều này đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ giữa các kênh và đảm bảo thông tin được đồng bộ

- Cá nhân hóa trải nghiệm: Khách hàng ngày càng mong muốn nhận được những sản phẩm/dịch vụ được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của riêng mình. Việc sử dụng dữ liệu khách hàng để đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, nội dung marketing cá nhân hóa sẽ giúp tăng cường sự tương tác và lòng trung thành của khách hàng.

3. Yếu tố con người trong trải nghiệm khách hàng

Mặc dù công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện CX, yếu tố con người vẫn không thể thiếu:

- Empathy: Khi nhân viên thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng, khách hàng sẽ cảm thấy được lắng nghe và quan tâm. Điều này tạo ra một kết nối cảm xúc mạnh mẽ, khiến khách hàng cảm thấy được đối xử đặc biệt. Nhờ sự thấu hiểu, nhân viên có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và vấn đề của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp và hiệu quả. 

- Kỹ năng giao tiếp: Cách giao tiếp của nhân viên là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp. Một giao tiếp chuyên nghiệp và thân thiện sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Trong những tình huống khó khăn, kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên giải quyết vấn đề một cách khéo léo, tránh làm mất lòng khách hàng.

- Chuyên môn: Nhân viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng sẽ tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và hiệu quả. Chính sự chuyên nghiệp này sẽ giúp nhân viên tạo dựng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh kỹ thuật số phức tạp.

- Thái độ tích cực: Một thái độ phục vụ nhiệt tình sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn quay lại. Ngay cả khi khách hàng có khiếu nại, một thái độ tích cực cũng giúp nhân viên giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

Trải nghiệm khách hàng

 

Bí quyết tối ưu customer experience thời kỳ chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp tối ưu customer experience bằng cách tạo ra trải nghiệm của khách hàng cá nhân hóa, nhanh chóng và thuận tiện. Dưới đây là cách từng yếu tố có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng:

- Cá nhân hóa trải nghiệm: Sử dụng dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể phân tích hành vi, sở thích và nhu cầu của từng cá nhân để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin phù hợp. Ví dụ, một trang thương mại điện tử có thể gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng của khách.

Tự động hóa quy trình: Những công cụ tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa các tác vụ lặp đi lặp lại. Các công việc như trả lời email tự động, quản lý đơn hàng hoặc cập nhật thông tin khách hàng được thực hiện nhanh chóng hơn giúp nâng cao trải nghiệm cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

- Xây dựng các kênh tương tác đa kênh: Khách hàng ngày càng kỳ vọng được tương tác với doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau (website, mạng xã hội, ứng dụng di động). Tích hợp các kênh này một cách liền mạch giúp khách hàng có thể tiếp cận thông tin và dịch vụ mọi lúc mọi nơi, tạo ra sự thuận tiện và dễ dàng.

- Phân tích dữ liệu: Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của họ, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.

- Chatbot và AI: Sử dụng chatbot và trí tuệ nhân tạo (AI) giúp doanh nghiệp giải quyết các yêu cầu của khách hàng 24/7, tăng cường khả năng hỗ trợ tức thì. Chatbot có thể trả lời các câu hỏi cơ bản, hướng dẫn khách hàng mua hàng, và thậm chí xử lý đơn hàng, mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
 

Customer experience
 

Qua bài viết của Phương Nam 24h, có thể thấy rằng customer experience là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Bằng cách tối ưu hóa mọi điểm chạm trong hành trình mua sắm và sử dụng dịch vụ, từ cá nhân hóa đến tự động hóa quy trình, doanh nghiệp không chỉ nâng cao sự hài lòng mà còn xây dựng lòng trung thành bền vững từ khách hàng. Nắm bắt và cải thiện customer experience sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội trong thị trường ngày càng khốc liệt.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.