Kinh doanh phòng gym có lời không?

Trong thời đại hiện nay, vẻ đẹp hình thể đang lên ngôi và ngày càng được chú trọng. Việc mọi người tìm đến các phòng tập thể hình, fitness, yoga đã không còn là điều quá xa lạ. Với nhu cầu này, xu hướng mở phòng tập gym đang ngày càng phát triển và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là mô hình kinh doanh rất thu hút khách hàng khi có khả năng cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là kinh doanh phòng gym có lời không?
 

Kinh doanh phòng gym có lời không?
 

Những lý do bạn nên kinh doanh phòng gym

Hiện nay ngày càng xuất hiện không ít các cơ sở kinh doanh phòng tập gymđặc biệt là các thành phố lớn. Vậy đâu là lý do giúp cho mô hình này ngày càng phát triển đến như vậy?

1. Chỉ cần đầu tư vốn một lần

Khi bắt tay vào kinh doanh phòng tập gym, bạn cần phải chuẩn bị tiền cho việc thuê mặt bằng, thiết kế phòng tập, mua máy móc, thiết bị và một số chi phí khác. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư là khá lớn để phòng gym được vận hành và thu hút khách hàng. Nếu ban đầu chưa có quá nhiều ngân sách, bạn nên cân nhắc chỉ mua một số thiết bị chủ lực cho phòng tập. Khi đã có được một lượng khách hàng ổn định, bạn mới tiếp tục đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu của các học viên.

Chỉ cần bạn có thể giải quyết được vấn đề về ngân sách thì trong thời gian tiếp theo, quá trình chuẩn bị để phòng tập đi vào hoạt động sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì khoản đầu tư này là cố định, nếu có thêm chi phí phát sinh thì đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong suốt thời gian kinh doanh.

Chính vì vậy, điều quan trọng ở đây là bạn nên tìm đến nhà cung cấp thiết bị uy tín và chất lượng với chế độ bảo hành tốt để tránh những trục trặc có thể xảy ra. Mở phòng gym có lời không và lời bao nhiêu phụ thuộc khá lớn vào yếu tố vốn. Vì vậy, nếu đang quan tâm đến mô hình kinh doanh phòng tập, mời bạn tham khảo thêm tại Bài viết này để ước lượng được tổng kinh phí cần chuẩn bị.

 

Mở phòng gym có lời không?
 

2. Thu hồi vốn nhanh

Muốn kinh doanh phòng gym, số vốn ban đầu mà bạn cần phải bỏ ra là khá lớn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì phần chi phí phát sinh chỉ nằm ở mức nhỏ. Còn lại, bạn sẽ không cần quan tâm đến các vấn đề như: nhập hàng hóa, xoay vòng vốn,.... Bên cạnh đó, nếu nhạy bén và nắm bắt thị trường tốt, bạn sẽ thu hút được một lượng học viên ổn định. Điều đó có nghĩa là hàng tháng phòng tập đều có được nguồn thu mà không phải bỏ quá nhiều chi phí. Bên cạnh đó, lợi nhuận mở phòng gym còn có được khi bạn bán thêm một số sản phẩm, dịch vụ đi kèm.
 

Lợi nhuận mở phòng gym
 

3. Tận dụng được thời gian

Đặc thù của lĩnh vực fitness đó chính là học viên thường chỉ tập luyện trong một khoảng thời gian cố định. Thông thường, họ sẽ đến phòng tập vào hai khung giờ chính đó là buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ và buổi chiều từ 15 giờ đến 21 giờ. Vậy khoảng thời gian còn lại thì sao? Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những lúc này để làm thêm các công việc khác. Như vậy, bạn không chỉ thu được lợi nhuận từ phòng tập gym mà còn có thêm nguồn thu nhập từ bên ngoài.
 

Mở phòng gym có lời hay không?
 

Lợi nhuận mở phòng gym từ những nguồn nào?

1. Lệ phí tập

Lệ phí tập là nguồn doanh thu chính khi mở phòng gym đối với tất cả mô hình kinh doanh từ bình dân cho đến cao cấp. Lệ phí tập hàng tháng của mỗi học viên cũng khác nhau tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, dụng cụ tập, chế độ chăm sóc,.... Mỗi phân khúc sẽ có một mức giá trung bình như:

- Mức bình dân từ 230.000 - 400.000 đồng / tháng / học viên: Phòng tập này thường sẽ có từ 50 - 70 học viên mỗi tháng. Với con số ước lượng đó thì doanh thu trung bình sẽ nằm trong khoảng từ 120 - 300 triệu đồng.

- Mức trung bình từ 400.000 - 700.000 đồng / tháng / học viên: Phòng tập dành cho nhóm khách hàng này cần có diện tích rộng hơn, số lượng học viên mỗi tháng có thể lên đến 100 người. Khi biết nắm bắt cơ hội kinh doanh thì doanh thu mà bạn đạt được có thể lên đến con số 1 tỷ đồng mỗi tháng.

- Mức cao cấp trên 800.000 đồng / tháng / học viên: Thông thường, phòng tập ở mức giá này phải thuộc dạng cao cấp, hướng đến những khách hàng ở chung cư, căn hộ từ bốn sao trở lên. Để có thể thu hút được khách hàng trong tầng lớp này đòi hỏi bạn phải bỏ ra một số tiền đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, khi đã có được học viên ổn định thì lợi nhuận mở phòng gym mỗi tháng có thể lên đến hàng chục nghìn đô.
 

Mở phòng tập gym có lời không?
 

2. Dịch vụ huấn luyện viên

Để quá trình tập luyện đạt kết quả tốt hơn, nhiều người có nhu cầu tìm đến một huấn luyện viên, hay còn được gọi là PT để hỗ trợ. Do đó, hầu hết các phòng gym hiện nay đều có chiến lược thuê PT chuyên nghiệp nhằm thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là đối với những phòng tập cao cấp.

Các gói tập được sự hỗ trợ của huấn luyện viên sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thông thường, học viên khi tìm đến PT chủ yếu là để tăng cân, giảm cân hoặc trị liệu. Mức chi phí này đi kèm với thời gian, số buổi tập và thường giá trung bình sẽ dao động ở khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Chắc chắn đây chính là một nguồn lợi lớn mà bạn không nên bỏ qua khi kinh doanh phòng gym.
 

Kinh doanh phòng tập gym có lời không?
 

3. Bán phụ kiện

Muốn quá trình tập luyện đạt kết quả tốt nhất, mỗi học viên nên trang bị cho mình đầy đủ phụ kiện cần thiết, đặc biệt là khi sử dụng máy móc với thiết kế đặc thù có thể gây nguy hiểm. Tận dụng lợi thế này, bạn có thể bán thêm phụ kiện hỗ trợ, giúp học viên tránh những tai nạn không đáng có xảy ra trong quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, các dụng cụ đi kèm cũng rất khó tìm trên thị trường nên hầu như khách hàng đều sẽ mua trực tiếp tại phòng tập. Vì vậy, cơ sở nên nhập thêm: đai lưng, bao tay, khăn lau,... để bán. Các sản phẩm này thường có giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
 

Kinh doanh phòng gym có lời hay không?
 

4. Bán nước và đồ ăn

Trong quá trình tập luyện, việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, còn có một số người chưa kịp ăn uống trước khi đến phòng gym, dẫn đến không thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy nên, việc bán thêm nước và đồ ăn là điều rất hợp lý để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng nên hầu như trong tất cả các phòng tập đều có một khoản liên quan đến sản phẩm này. Nước uống thường sẽ có giá dao động từ 10.000 - 20.000 đồng / chai, còn các thức ăn giàu đạm và năng lượng để bổ sung cho quá trình tập luyện có giá bán trung bình từ 30.000 - 50.000 đồng. Nhờ đó, lợi nhuận mở phòng gym có được từ việc kinh doanh mặt hàng thực phẩm, nước uống có thể đạt được từ 50 - 100 triệu đồng / tháng.
 

Lợi nhuận mở phòng tập gym
 

5. Bán thực phẩm chức năng

Một mặt hàng khác bạn có thể đầu tư khi kinh doanh phòng tập gym đó chính là bán thực phẩm chức năng. Đó thường là các sản phẩm hỗ trợ tăng cân, giảm cân, tăng cơ,.... Bằng cách lựa chọn sản phẩm uy tín và chất lượng, doanh thu từ việc kinh doanh này cũng có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
 

Lợi nhuận mở phòng gym là bao nhiêu?
 

Vậy mở phòng gym có lời không? Câu trả lời là . Khi đã lên được một chiến lược kinh doanh đúng đắn và nhạy bén, bạn sẽ dễ dàng thu hút khách hàng đến với phòng tập của mình. Lúc này, doanh thu hàng tháng có thể lên đến hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng. Với một cơ hội kinh doanh lớn như vậy, đây là lý do để không ít người bỏ rất nhiều tiền đầu tư trong lĩnh vực fitness. Tuy nhiên, không phải ai mở phòng tập gym cũng có lời vì rất dễ gặp phải thất bại khi kinh doanh không có kế hoạch.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến lợi nhuận mở phòng gym mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn. Nhìn chung, khi triển khai mô hình kinh doanh này, bạn có thể kết hợp với các hạng mục khác nhau để mang về doanh thu cao hơn cho phòng tập. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có được câu trả lời và tự tin để bắt đầu kế hoạch kinh doanh phòng tập gym của mình. Chúc các bạn thành công!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.