Mở phòng tập gym cần bao nhiêu tiền vốn?

Hiện nay, nhu cầu luyện tập thể dục, nâng cao sức khỏe của mọi người ngày một tăng cao đã giúp cho mô hình phòng tập gym phát triển. Điều này cũng thúc đẩy nhiều người có niềm đam mê kinh doanh lựa chọn dịch vụ mở phòng tập nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trước khi bắt tay vào thực hiện, việc lên kế hoạch cụ thể và chi tiết là yếu tố quan trọng giúp các hoạt động sau này được diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó, đối với những người mới bắt đầu thì chắc hẳn hầu hết ai cũng đều thắc mắc vấn đề mở phòng tập gym cần bao nhiêu tiền vốn đầu tư?
 

Đầu tư mở phòng tập gym cần bao nhiêu vốn?
 

Các khoản chi phí đầu tư để mở phòng tập gym

1. Chi phí thuê mặt bằng

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh offline, mặt bằng là yếu tố quyết định việc khách hàng có dễ dàng nhìn thấy bạn và họ có đặt chân đến để trải nghiệm dịch vụ hay không. Kinh nghiệm khi thuê mặt bằng đó là bạn nên chọn địa điểm ở đường lớn hoặc nằm trong khu dân cư, gần chợ, trường học, trung tâm thương mại,... có giao thông thuận tiện.

Nếu như bạn đã có sẵn mặt bằng thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn nếu không có, hãy tìm kiếm những vị trí thuận lợi và chi phí bạn có thể cần dùng đến là khoảng từ 20 - 50 triệu đồng / tháng, bên cạnh đó là 3 - 6 tháng tiền cọc. Vậy ước tính số tiền ban đầu bạn cần trả cho khoảng này ít nhất là 80 triệu đồng.

2. Chi phí đầu tư dụng cụ

Nếu bạn có nguồn tài chính dư giả, có thể nhập khẩu các thiết bị từ nước ngoài về cho phòng tập của mình. Còn để tiết kiệm chi phí, bạn hãy lựa chọn những dụng cụ được sản xuất trong nước với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Đối với phòng tập gym bình dân, một số thiết bị, dụng cụ tập cần được trang bị bao gồm:

- Máy chạy bộ: Nên chọn loại có động cơ lớn, khung máy chắc chắn để đảm bảo nhu cầu đốt cháy calories của người dùng.

- Xe đạp tập thể dục: Nên chọn loại có khung máy chắc chắn, chịu được trọng tải lớn giúp người dùng đạt hiệu quả trong việc siết cơ bắp chân và đùi.

- Các sản phẩm máy tập cơ vai, cơ ngực: Đây là thiết bị thường được dùng cho nam giới.

- Thiết bị tập nhóm cơ chân: Bao gồm máy tập móc đùi, máy tập đạp đùi và máy tập đá đùi. Nếu không có đủ kinh phí, bạn có thể mua máy tập đá đùi cho phòng gym của mình.

- Đòn tạ, bánh tạ và giá để tạ: Đây là các dụng cụ cơ bản có chức năng tăng cơ cho nam giới.

- Ghế gập bụng, lưng, eo: Đây là dụng cụ thường dùng cho nữ giới.

- Thảm và bóng tập: Bạn có thể đầu tư thêm các sản phẩm này để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Chi phí để đầu tư cho các dụng cụ cần thiết trong phòng tập gym bạn phải chuẩn bị ít nhất là 300 triệu. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nếu bạn lựa chọn những thiết bị nhập khẩu từ các thương hiệu lớn của nước ngoài và tăng số lượng máy setup cho phòng tập của mình.

3. Chi phí đầu tư cho quảng cáo

Muốn khách hàng biết đến phòng tập của bạn thì việc đầu tư vào quảng cáo là một trong những điều rất quan trọng. Đặc biệt trong thời gian đầu, khi phòng tập chưa có khách quen thì việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông là vô cùng cần thiết. Đây là vốn đầu tư mở phòng gym xứng đáng mà những nhà kinh doanh cần bỏ ra dù mô hình phòng tập lớn hay nhỏ.

Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức quảng cáo khác nhau như phát tờ rơi, biển quảng cáo,... hoặc quảng cáo trực tuyến như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube,.... Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên thiết kế cho mình một website nhằm kết nối, tương tác với học viên và phục vụ cho chiến lược marketing. Với sự phát triển của Internet như hiện nay, việc không tận dụng các kênh online để quảng cáo sẽ là một sai lầm đáng tiếc với những nhà kinh doanh.

Ngân sách đầu tư cho mục này sẽ có sự thay đổi đối tùy thuộc vào từng loại hình quảng cáo mà bạn lựa chọn. Nó có thể ở mức vài triệu đồng nhưng cũng có thể lên đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, tùy thuộc vào số vốn hiện có mà bạn cần cân nhắc để đưa ra khoản chi phí sao cho hợp lý. Bạn có thể tham khảo thêm về các hình thức quảng cáo online hiệu quả để lựa chọn giải pháp phù hợp với mô mình kinh doanh của mình tại Bài viết này.
 

Mở phòng gym cần bao nhiêu tiền?
 

4. Chi phí thuê nhân viên

Để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn thì nhân viên chính là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Đối với các vị trí như: quản lý, huấn luyện viên, sale, lễ tân, bảo vệ,... tiền lương sẽ tính theo tháng. Vốn đầu tư mở phòng gym cho khoản này bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 triệu tùy thuộc vào số lượng nhân viên. Bạn nên lập bảng mô tả công việc để có sự phân công rõ ràng về những việc cần làm cho từng vị trí. Điều này sẽ giúp cho quá trình quản lý và làm việc được diễn ra trôi chảy, thuận tiện hơn.

5. Các loại chi phí khác

Bên cạnh những chi phí trên, bạn còn phải chuẩn bị tiền để trang trải cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng, điện nước hàng tháng,.... Tuy mới nhìn sẽ thấy đây là những khoản chi lặt vặt nhưng nếu cộng dồn lại nó cũng có thể lên đến vài chục triệu đồng.
 

Vốn mở phòng gym
 

Mở phòng tập gym cần khoảng bao nhiêu tiền vốn?

Đối với những người đang có ý định kinh doanh phòng tập chắc hẳn đều rất thắc mắc không biết mở phòng gym cần bao nhiêu tiền? Phòng gym, fitness hiện nay có 3 cấp độ đầu tư là: bình dân, tầm trung và cao cấp. Tùy theo mô hình kinh doanh mà số vốn ban đầu cũng sẽ khác nhau. Trong đó, đối với phòng tập gym bình thường bạn sẽ cần phải bỏ ra từ 300 - 500 triệu đồng, ngân sách cho phòng gym tầm trung cao hơn và thường dao động từ 500 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng. Nếu bạn có nguồn tài chính vững chắc, có thể đầu tư để mở phòng tập gym cao cấp có diện tích rộng, các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.
 

Vốn để mở phòng gym
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để giúp bạn có những định hướng ban đầu và ước tính được số vốn mở phòng gym. Nhìn chung, vốn đầu tư cho việc kinh doanh này còn phụ thuộc vào quy mô và khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Nếu nhóm khách hàng của bạn là bình dân thì số tiền cần bỏ ra sẽ ít hơn. Nhưng nếu bạn muốn thu hút những khách hàng cao cấp thì cần chuẩn bị một số vốn lớn để đầu tư vào chất lượng mọi mặt mới có thể làm cho họ quan tâm và lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.