Mô hình kinh doanh là gì? Top 19 mô hình kinh doanh dễ sinh lời

Mô hình kinh doanh là cách thức tổ chức và vận hành các hoạt động bán hàng để tạo ra giá trị và đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Có rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, từ các cửa hàng nhỏ đến các công ty đa quốc gia hay từ kinh doanh online đến các phương pháp truyền thống. Vì vậy, việc lựa chọn một loại hình thích hợp là điều không dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Để giúp mọi người hiểu hơn về mô hình kinh doanh là gì, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc về 19 mô hình kinh doanh hiệu quả, dễ sinh lời để giúp các nhà quản trị chọn được loại hình phù hợp để tạo ra lợi nhuận ổn định và bền vững.
 

Mô hình kinh doanh là gì? Top 19 mô hình kinh doanh dễ sinh lời
 

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (business model) là một thuật ngữ phổ biến và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiểu đơn giản thì mô hình kinh doanh là một định hướng phát triển mà chủ doanh nghiệp xác định để mô tả cách thức hoạt động nhằm tạo ra giá trị và nguồn thu.

Đồng thời, yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành bại của hoạt động bán hàng bằng cách trả lời cho các câu hỏi chính như: đối tượng mua hàng là ai? Giá trị mang lại cho khách hàng là gì? Phương thức hoạt động của doanh nghiệp như thế nào và làm thế nào để sinh lời hiệu quả?

Ngoài ra, các loại mô hình kinh doanh cũng có thể được sử dụng để tạo ra kế hoạch phát triển cho tổ chức hoặc công ty trong tương lai hoặc để xác định cách tạo ra thu nhập và lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp cho công ty có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, cung ứng và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của việc xác định mô hình kinh doanh

Các mô hình kinh doanh tốt sẽ giúp định hướng chiến lược phát triển của một công ty hay một thương hiệu trong hiện tại và tương lai, hỗ trợ tối ưu hóa nguồn lực và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngoài ra, mô hình kinh doanh còn cho phép quản lý và dự đoán chính xác doanh thu mỗi tháng, từ đó đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu hay nguồn lực của công ty.

Mặc khác, một mô hình kinh doanh hoàn hảo sẽ mang tính độc đáo và không thể dễ dàng sao chép được. Đây là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm và tìm cách xây dựng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của một thương hiệu trong tương lai. Vì vậy, việc xác định và đưa ra lựa chọn đúng đắn là rất quan trọng vì mô hình kinh doanh là yếu tố mang lại giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp đưa ra nhiều quyết định quan trọng, cụ thể như: 

- Xác định chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn.

- Xác định được phân khúc khách hàng chính và thiết lập kế hoạch về các sản phẩm dịch vụ bán cho phân khúc đó.

- Xác định các kênh tiếp cận và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

- Xác định cách thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng để tạo được lòng tin và sự tín nhiệm, tăng giá trị và nhận diện thương hiệu.

- Giúp doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển các nguồn lực chính của mình như vốn, nhân lực, công nghệ.

- Mở rộng cơ hội phát triển thị trường và đưa ra những giải pháp có lợi cho khách hàng.

- Định hướng con đường phát triển trong tương lai bằng việc lên kế hoạch chi tiết, tạo ra giá trị bền vững thông qua các quy trình và quyết định.

- Hỗ trợ đưa ra nhiều ý tưởng và giải pháp khác nhau để lựa chọn giải pháp kinh doanh tối ưu nhất, từ đó củng cố sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Xây dựng tiền đề cho việc tạo ra một thương hiệu độc đáo với lợi thế cạnh tranh, khó bị sao chép bởi đối thủ.

Mô hình kinh doanh hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng một chiến lược phát triển tối ưu và lâu dài, từ đó giúp doanh nghiệp tạo được vị thế vững chắc trên thị trường. Ngoài ra, mô hình kinh doanh còn hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn nâng cao giá trị thường hiệu một cách bền vững, giúp tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị cho khách hàng.

 

Các mô hình kinh doanh
 

Những thành phần thiết yếu của các mô hình kinh doanh hiệu quả

Mô hình kinh doanh mới hay cũ sẽ có những đặc điểm và chức năng riêng biệt nhưng đều bao gồm những thành phần cơ bản như:

- Đề xuất giá trị: Đưa ra một tính năng đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng.

- Thị trường mục tiêu: Chọn một nhóm người dùng cụ thể, có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

- Lợi thế cạnh tranh: Đặc điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép được.

- Cấu trúc chi phí: Bao gồm các chi phí cố định và biến đổi để doanh nghiệp hoạt động và ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm / dịch vụ.

- Các chỉ số chính: Các cách để đo lường hoạt động của công ty.

- Nguồn lực: Bao gồm tài sản vật chất, trí tuệ và tài chính của công ty.

- Vấn đề và giải pháp: Khó khăn, thắc mắc của khách hàng mục tiêu và cách giải quyết vấn đề.

- Mô hình nhất định: Khuôn khổ xác định nguồn thu nhập khả thi để theo đuổi.

- Các nguồn thu: Các cách để công ty tạo ra thu nhập.

- Biên lợi nhuận: Số tiền thu được từ bán hàng trừ đi chi phí sản xuất hay còn gọi là lợi nhuận.

Tuy nhiên, không phải tổ chức kinh tế nào cũng có thể hình thành ý tưởng kinh doanh dựa trên những thành phần này vì các yếu tố sẽ linh động tùy theo từng trường hợp cụ thể. Viết ra các kế hoạch sẽ giúp bạn có được tầm nhìn và định hướng rõ ràng cho mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai của mình. Ngoài ra, quy trình kế hoạch cũng cần được điều chỉnh và thay đổi theo thời gian để phù hợp với các chiến lược dài hạn của công ty.

Top 19 mô hình kinh doanh bền vững, dễ sinh lời nhất hiện nay

Mô hình kinh doanh sẽ xác định các yếu tố quan trọng bao gồm sản phẩm / dịch vụ được cung cấp, đâu là khách hàng mục tiêu, cách tiếp cận thị trường, cách thức tạo ra giá trị và cách thu nhập được tạo ra. Một business model tốt sẽ giúp cho thương hiệu của bạn có thể tạo ra giá trị và thu nhập lâu dài. Để chọn được một hướng đi tốt nhất, bạn hãy tham khảo ngay danh sách 19 mô hình kinh doanh bền vững, dễ sinh lời nhất hiện nay:

1. Mô hình kinh doanh B2B2C

Mô hình bán lẻ B2B2C (Business-to-Business-to-Consumer) là hình thức các doanh nghiệp sản xuất sẽ phân phối hàng hóa trực tiếp cho các doanh nghiệp bán lẻ, và sau đó các đơn vị bán lẻ này sẽ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, doanh nghiệp đầu tiên sẽ là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối với quy mô lớn hơn.

B2B2C thường được sử dụng trong các ngành hàng tiêu dùng phổ biến như thực phẩm, điện tử, thời trang, đồ gia dụng và các sản phẩm công nghệ cao. Một số ví dụ điển hình về B2B2C có thể kể đến là Amazon, App Store hay ứng dụng tạp hóa Instacart,....

Mô hình kinh doanh B2B2C

2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (franchise) là một hình thức hoạt động bằng cách chuyển giao quyền, chủ sở hữu một thương hiệu đã thành công trên thị trường (franchisor) cho phép người khác (franchisee) sử dụng và khai thác thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, quy trình hoạt động và hệ thống quản lý của mình.

Bên nhượng quyền sẽ cấp giấy phép kinh doanh và tài liệu đào tạo cho bên được nhượng quyền như là nhà sản xuất, nhà phân phối, hoặc nhà bán lẻ. Bên được nhượng quyền sẽ thanh toán tiền bản quyền để sử dụng tên thương hiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Thêm vào đó, theo thỏa thuận giữa hai bên, bên nhượng quyền cũng có thể sẽ nhận được một mức phần trăm doanh thu.

Thường thì nhượng quyền thương hiệu áp dụng cho các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, bán lẻ, giáo dục, sức khỏe, thể hình,.... Ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là KFC, McDonald’s hay Starbucks,....

3. Mô hình kinh doanh Freemium

Freemium là một mô hình kinh doanh kết hợp giữa việc cung cấp dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí. Đơn vị cung cấp sẽ cho ra mắt một phần mềm, ứng dụng hoặc dịch vụ cho khách hàng cho phép sử dụng miễn phí, tuy nhiên một số tính năng hoạt động sẽ bị khóa hoặc bị giới hạn thời gian sử dụng. Sau khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ miễn phí trong một thời gian, nếu cảm thấy hài lòng, sẽ được mời nâng cấp lên phiên bản trả phí để có được những tính năng hiện đại và cao cấp hơn. 

Freemium thường được áp dụng trong các công ty công nghệ, ứng dụng di động, các dịch vụ trực tuyến như: Zoom, Spotify, Canvas, Elsa,....

 

Mô hình kinh doanh Freemium
 

4. Mô hình kinh doanh đăng ký

Đây là một mô hình kinh doanh mà khách hàng đăng ký để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và phải thanh toán một khoản phí định kỳ, thường là hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu không muốn sử dụng nữa hoặc có nhu cầu chuyển sang sản phẩm hoặc dịch vụ khác, khách hàng có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. 

Hình thức kinh doanh đăng ký được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như truyền hình cáp, điện thoại di động, đăng ký phần mềm, game trực tuyến, và các dịch vụ trực tuyến khác như lưu trữ đám mây, công cụ quản lý dự án, email marketing,.... Một trong những ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh đăng ký là Netflix, với nền tảng này, người dùng cần đăng ký và thanh toán định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm để có quyền đăng nhập và xem phim hay.

5. Mô hình kinh doanh online

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, mô hình kinh doanh trực tuyến đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid vừa qua. Hình thức kinh doanh này thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok Shop,...), các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...) và website.

Với mô hình kinh doanh online, bạn có thể dễ dàng khởi nghiệp và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các nền tảng này để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Bằng cách đặt hàng trực tuyến trên thiết bị di động hoặc máy tính có kết nối Internet, khách hàng không cần phải di chuyển đến cửa hàng để mua sắm. Đó chính là lý do tại sao bán hàng online được xem là xu hướng của hiện tại và tương lai.
 

Mô hình kinh doanh online
 

6. Mô hình kinh doanh 1 đổi 1

Mô hình này là sự kết hợp giữa lợi nhuận và mục đích xã hội phi lợi nhuận. Yếu tố xã hội chính là điểm nhấn để thu hút khách hàng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thương hiệu. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ đóng góp một phần lợi nhuận hoặc sản phẩm / dịch vụ cho cộng đồng, từ thiện, hoặc các hoạt động xã hội khác.

Một ví dụ thành công khi áp dụng mô hình này là thương hiệu giày TOMS. Khách hàng khi mua một đôi giày thì TOMS sẽ tặng một đôi khác cho trẻ em nghèo trên thế giới. Hình thức này đã thu hút và kích thích hành vi mua hàng vì người tiêu dùng nhận thấy họ không chỉ mua được một sản phẩm chất lượng mà còn góp phần giúp đỡ những người nghèo.

7. Mô hình ẩn doanh thu

Mô hình doanh thu ẩn (Hidden revenue model) là cách cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm mà người dùng không phải trả tiền trực tiếp. Thay vào đó, doanh thu được tạo ra thông qua các phương tiện khác như quảng cáo, thuê bao, hoặc các chi phí bổ sung liên quan đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Google và Facebook chính là ví dụ cho hình thức kinh doanh ẩn doanh thu với các chiến lược gần như tương tự nhau. Cả hai cung cấp các ứng dụng và nền tảng miễn phí nhưng mặt khác, họ lại kiếm tiền từ việc thu thập và khai thác dữ liệu của người dùng. Bằng cách theo dõi hành vi của người dùng trên các nền tảng của mình, Google và Facebook đã thu thập thông tin về sở thích, nhu cầu và hành vi mua sắm, đặc điểm khách hàng.

Các thông tin của người dùng sẽ được sử dụng để tối ưu quảng cáo đích danh nhắm đến một tệp khách hàng theo insight thu thập trước đó. Khi người dùng nhấp vào các quảng cáo này, Google và Facebook sẽ nhận được tiền từ các thương hiệu đang chạy quảng cáo. Điều này giúp cả hai phía có thể tạo ra doanh thu lớn mà không cần tính phí trực tiếp từ người dùng.

Mô hình doanh thu ẩn trong kinh doanh
 

8. Mô hình kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Thông thường, khi khách hàng mua một gói sản phẩm đi kèm, họ sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với việc mua các sản phẩm hoặc dịch vụ đó một cách riêng lẻ. Mô hình này có thể giúp các công ty nâng cao doanh số bằng cách tăng giá trị cho khách hàng thông qua sự kết hợp các sản phẩm với nhau để bán theo combo. Ngoài ra, cũng giúp tăng tính cạnh tranh trên thị trường bằng cách cung cấp một sản phẩm khác biệt và độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, để kinh doanh thu lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng sản phẩm được kết hợp với nhau là hợp lý và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu không, khách hàng có thể cảm thấy bị ép mua và không hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, dẫn đến việc giảm doanh số và uy tín của thường hiệu.

9. Mô hình bán hàng trực tiếp

Mô hình bán hàng trực tiếp là một phương thức kinh doanh mà các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua các kênh trung gian như nhà bán lẻ. Thông thường, các sản phẩm được bán trực tiếp này là sản phẩm đặc thù như món ăn, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm dành cho trẻ em và nhiều sản phẩm khác.

Ví dụ điển hình về mô hình bán hàng trực tiếp: quán cafe, nhà hàng, quán ăn, spa,....

Mô hình kinh doanh bán trực tiếp

10. Mô hình Crowdsourcing

Đây là một mô hình kinh doanh sử dụng sự đóng góp của đám đông để giải quyết các vấn đề, nghiên cứu, hoặc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ. Crowdsourcing tận dụng sức mạnh của cộng đồng để tạo ra giá trị và kết quả tốt hơn so với việc chỉ có một nhóm nhỏ người làm việc, thường được áp dụng trong các dự án tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp, các nhiệm vụ phức tạp hoặc các dự án cần sự đa dạng, sáng tạo. 

Trong mô hình kinh doanh này, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đưa ra một yêu cầu hoặc vấn đề cần được giải quyết và mời đám đông tham gia đóng góp ý kiến, kiến thức, kinh nghiệm hoặc công sức. Quá trình này được thực hiện trên các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng, cho phép đám đông đóng góp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, email, các hình thức trò chuyện trực tuyến,....

Crowdsourcing đã trở thành một công cụ quan trọng trong kinh doanh, sản xuất và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, công nghệ, nghệ thuật, thiết kế, quản lý sản phẩm, marketing, giáo dục,.... Ví dụ điển hình về mô hình này là Airbnb, MIT Climate CoLab,....
 

Mô hình kinh doanh Crowdsourcing
 

11. Mô hình Privacy

Với sự phát triển của Internet và việc các công ty không ngừng kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu người dùng thông qua thiết bị điện tử, quyền riêng tư của con người hiện không còn được đảm bảo an toàn như trước đây. Chính vì lẽ đó, mô hình kinh doanh Privacy đã ra đời và được nhiều doanh nghiệp áp dụng, trong đó chủ thể sẽ không bị quan sát hoặc theo dõi bởi bất kỳ ai hoặc bất kỳ thứ gì.

Bên cạnh Google, một số công cụ tìm kiếm khác như DuckDuckGo cũng đang sử dụng mô hình kinh doanh Privacy. Các công cụ tìm kiếm này chuyển dữ liệu của người dùng đến điều hướng riêng tư và có thể kiếm tiền bằng cách bán từ khóa địa phương.

12. Mô hình Agency

Các công ty Agency cung cấp giải pháp marketing và truyền thông cho các đơn vị khác. Họ là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo bài bản để tạo ra các sản phẩm truyền thông hiệu quả. Theo mô hình này, có hai bên chính: chủ sở hữu và đại diện (người quản lý). Chủ sở hữu ủy quyền cho đại diện để quản lý tài sản của mình và đưa ra quyết định thay mặt cho mình.

Mô hình kinh doanh của các công ty Agency có thể phát triển dựa trên các ý tưởng đơn giản sau:

- Tìm kiếm đủ khách hàng tiềm năng.

- Thiết lập một nhóm chuyên nghiệp để quản lý và vận hành các dự án được giao.

- Phát triển các dự án kế tiếp cho các khách hàng tiềm năng.
 

Mô hình kinh doanh Agency
 

13. Mô hình tiếp thị liên kết affiliate marketing

Mô hình tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là một phương thức tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc liên kết với người bán hoặc nhà cung cấp, không sử dụng quảng cáo trực tiếp, thay vào đó, sử dụng các liên kết nhúng trong nội dung để kiếm tiền. Trong mô hình tiếp thị liên kết affiliate marketing, người bán hoặc nhà cung cấp sẽ tạo ra các liên kết riêng biệt dẫn tới sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, sau đó bạn sẽ sử dụng các liên kết đó để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đó đến khách hàng.

Khi thực hiện mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ thông qua các liên kết đó, bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ người bán hoặc nhà cung cấp. Phương thức tiếp thị liên kết đang được sử dụng rộng rãi trên các trang web, blog, kênh YouTube, Tiktok để tạo nguồn thu nhập thụ động cho người sử dụng. Ví dụ điển hình là chương trình Shopee affiliate của sàn thương mại điện tử Shopee.
 

Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết
 

14. Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian

Một sản phẩm khi đến tay khách hàng cần phải trải qua nhiều bước và các khâu trung gian, điều này dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Vì vậy, các nhà quản trị có thể xem xét bỏ qua các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí và tạo mối quan hệ thân thiết với người tiêu dùng. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ có thể tăng lợi nhuận mà còn có thể tạo được lòng tin và sự gắn kết với khách hàng.

15. Mô hình E-commerce - Thương mại điện tử

Các trang thành công tại Việt Nam như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada,.... đã áp dụng mô hình kết nối người mua và người bán thông qua hình thức thương mại điện tử, tận dụng được những lợi thế của mạng internet. Việc này đã giúp cho giao dịch trao đổi trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan. E-commerce còn cho phép người bán hàng trên trang thương mại điện tử tăng cường quảng bá sản phẩm để tăng doanh số bán hàng.
 

Mô hình kinh doanh E-commerce
 

16. Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện

Đây là một mô hình kinh doanh mà các tổ chức, công ty, hay cá nhân sử dụng bằng nền tảng kỹ thuật số để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung cho khách hàng thông qua các kênh trực tuyến khác nhau, bao gồm website, ứng dụng di động, mạng xã hội và các nền tảng khác. 

Doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng đa diện sẽ cung cấp dịch vụ cho cả hai bên. Điển hình là LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký cho các nhà quản lý nhân sự giúp họ tìm kiếm các ứng viên phù hợp và cả những người tìm kiếm việc làm. Để tăng giá trị cho nền tảng của mình, LinkedIn đã phát triển một công cụ giảng dạy trực tuyến cung cấp các khóa học chuyên nghiệp cho những người đang tìm kiếm việc làm, giúp họ trau dồi kỹ năng của mình với chi phí phù hợp. Điều này giúp LinkedIn tăng khả năng cung cấp các ứng viên có kỹ năng chất lượng cho nhà quản lý nhân sự, đồng thời cung cấp giá trị cho người tìm kiếm việc làm.
 

Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện
 

17. Kinh doanh theo chuỗi cung ứng chiều dọc

Đây là một loại hình cho phép doanh nghiệp tự quản lý quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng từ sản xuất, phân phối đến bán lẻ các sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Khi công ty giám sát sản xuất một cách hiệu quả sẽ có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng với giá cả thấp hơn, đồng thời đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn vì loại bỏ được các đối tượng trung gian.

18. Mô hình kinh doanh Blockchain

Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu được mã hóa theo dạng chuỗi các khối liên kết với nhau, mỗi khối chứa thông tin về các giao dịch và được lưu trữ trên nhiều thiết bị khác nhau. Mô hình này cho phép các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần trung gian, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.

Với việc áp dụng công nghệ blockchain và hệ thống phân cấp hoạt động trên phạm vi toàn cầu, mô hình này đã xử lý các giao dịch thông qua mật mã, đồng thời phân cấp, điểm danh mọi sự tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các lĩnh vực có thể áp dụng Blockchain bao gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics, y tế, giáo dục,....
 

Mô hình kinh doanh Blockchain
 

19. Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas được tạo ra bởi nhà kinh tế Alexander Osterwalder và đã được áp dụng thành công bởi nhiều công ty lớn trên toàn cầu như Facebook, Google, P&G và GE. Mô hình này cho phép các công ty mô phỏng các phương án tạo ra giá trị trên một trang giấy và giúp họ tập trung vào thiết kế cách thức hoạt động và xây dựng công ty thay vì chỉ phát triển sản phẩm. 

Canvas bao gồm 9 yếu tố khác nhau như phân khúc khách hàng, dòng doanh thu, giá trị đề xuất, nguồn lực, hoạt động chính, quan hệ khách hàng, đối tác, kênh phân phối và cơ cấu chi phí.
 

Mô hình kinh doanh Canvas
 

Bài viết trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm mô hình kinh doanh và top 19 mô hình dễ sinh lời hiện nay, hy vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chọn được một phương thức phù hợp. Ngoài ra, để thành công hơn trong hoạt động kinh doanh, bạn cũng cần lập chi tiết các kế hoạch, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và tập trung vào việc cung cấp giá trị cho khách hàng. Bất kể bạn chọn mô hình kinh doanh nào, hãy đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn nỗ lực để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất có thể.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.
Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand đang trở thành một cơn sốt mạnh mẽ được giới trẻ săn đón với mong muốn thể hiện cá tính và theo đuổi phong cách riêng.