Top 10 nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet

Với thời đại kỹ thuật số ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có cùng mức độ phát triển văn minh trên mạng, mà những khác biệt về văn hóa, chính trị và cơ sở hạ tầng đã tạo ra sự chênh lệch rõ rệt giữa các nước khi nói đến sự hiện diện cũng như tầm ảnh hưởng của họ trên không gian kỹ thuật số.

Trong đó, tồn tại nhiều nhóm đối tượng có các hành vi thô tục, không tốt trên mạng như thường xuyên tiến hành kích động, phỉ báng hay bôi nhọ người khác. Vậy đâu là những nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet? Hãy cùng chúng tôi khám phá về danh sách top 10 trong bài viết dưới đây nhé.
 

Top 10 nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet
 

Những nước kém văn minh nhất thế giới được đánh giá theo tiêu chí nào?

Giao tiếp qua mạng hiện nay đã trở thành công cụ phổ biến nhất để kết nối thế giới con người trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực thì Internet cũng mang đến nhiều mặt trái không nhỏ. Từ vấn đề kiểm duyệt nội dung đến việc giám sát hoạt động trên mạng, những điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do của người dân mà còn tạo ra sự bất an về tính bảo mật và an ninh của toàn hệ thống mạng. 

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các nước kém phát triển nhất (LDCs) là những quốc gia vừa có thu nhập thấp, vừa phải đối diện với rào cản cơ cấu nghiêm trọng khi cố gắng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, LDC thường có nguồn lực nhân lực hạn chế và rất dễ bị tổn thương trước các biến đổi kinh tế cũng như điều kiện môi trường. Mỗi ba năm, Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên hợp quốc (UN CDP) sẽ tiến hành đánh giá và xem xét danh sách các LDC, dựa trên ba tiêu chí chính: 

- Mức độ giàu có của dân số.

- Tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế.

- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người. 

Hiện tại, có tổng cộng 46 quốc gia đang nằm trong danh sách LDC. Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2023, đã có 6 quốc gia đã nâng hạng, bao gồm Botswana (1994), Cape Verde (2007), Maldives (2011), Samoa (2014), Equatorial Guinea (2017) và Bangladesh (2021).

Trong đó, để đánh giá về sự kém văn minh trực tuyến trên Internet thì người ta thường dựa vào Chỉ số DCI được Microsoft công bố vào năm 2017. Được xây dựng dựa trên khảo sát và phân tích các hành vi trực tuyến của người dùng trên mạng, DCI nhằm phản ánh cách ứng xử và tương tác của mọi người trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn và các dịch vụ trực tuyến khác. Từ đó, hướng tới một môi trường trực tuyến an toàn, tích cực, nơi mọi người ứng xử bằng sự tôn trọng, đồng cảm và tử tế. 
 

Top 10 nước kém văn minh nhất thế giới
 

Top 10 nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet

Làm thế nào để duy trì sự ứng xử văn minh trên mạng là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Như bạn đã thấy, Internet với tính năng vô cùng hiện đại, đã lan tỏa rộng rãi và trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Internet cũng mang đến nhiều mặt trái khi tồn tại các phần tử thường xuyên có hành vi phỉ báng hay kích động người khác. Để nhận thức rõ hơn vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu top 10 nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet hiện nay nhé.

Top 1 - Nam Phi (South Africa)

Theo nghiên cứu của Microsoft, Nam Phi được xem là quốc gia có mức độ văn minh mạng thấp nhất trên toàn cầu và mọi người luôn phải lo ngại khi tương tác trên các nền tảng online. Trong lãnh thổ này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những rủi ro trực tuyến phổ biến nhất bao gồm:

- Liên hệ làm phiền (53%).

- Lừa đảo (40%).

- Ngược đãi qua mạng (37%).

- Tin nhắn với tính chất quấy rối tình dục (34%).

Trong đó có đến 87% số người dùng đã gặp phải ít nhất hai trong những sự cố này, 95% đối tượng đã từng gặp công kích trên mạng xã hội và 71% lo lắng rằng các rủi ro này sẽ tái diễn, quấy rối họ trong tương lai.

Top 2 - Peru

Peru là một quốc gia Nam Mỹ, đứng ở vị trí thứ hai sau Nam Phi với tỷ lệ 81% phiếu bầu về tình trạng văn minh trên Internet. Vấn đề này đang trở thành một thách thức nóng bỏng tại Peru, đặc biệt khi giới trẻ ngày càng sử dụng mạng xã hội không đúng mực, điển hình là các hoạt động lừa đảo, trò chơi khăm và tán tỉnh tình dục thường xuyên xuất hiện trên mạng. Mặt khác, vấn đề ứng xử kém văn minh trên Internet cũng bị ảnh hưởng một phần đến lối sống buông thả ở các quốc gia Nam Mỹ.
 

Nước kém văn minh nhất
 

Top 3 - Colombia

Với tỷ lệ bình chọn 80%, lại một quốc gia đến từ Nam Mỹ là Colombia đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách top những nước kém văn minh nhất thế giới. Đất nước này đã trở nên nổi tiếng với tình trạng "độc hại" trực tuyến, dễ dàng nhận thấy khi Colombia đang chịu đựng lạm phát kỷ lục cùng sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và cách ứng xử.

Điều này cũng phản ánh trong hoạt động qua mạng, nơi mà các bộ phận kém văn minh truyền bá những lời lẽ không đúng mực một cách thường xuyên và nhanh chóng. Đặc biệt, đối tượng này chủ yếu là những người trẻ tuổi hay được gọi là Gen Z, họ đã phải trải qua các khó khăn và gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tại quê hương.

Top 4 - Nga

Mặc dù là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu nhưng không khó hiểu khi Nga đứng ở vị trí thứ 4 với tỷ lệ bình chọn lên đến 78% trong danh sách top những nước kém văn minh nhất thế giới. Một ví dụ điển hình là trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, một số người ở Nga đã tỏ ra vô cùng kém văn minh trên mạng xã hội, bằng cách "hành hạ" người dân Ukraine thông qua những hành vi thô tục và bạo lực, chẳng hạn như khích bác, nhục mạ, chửi bới, chế giễu,.... gây ra tổn thất nghiêm trọng về nhà cửa, gia đình và tinh thần của họ.

Top 5 - Việt Nam

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách với tỷ lệ 79% phiếu bầu. Đất nước chúng ta đã được biết đến với vấn đề kém văn minh trên mạng, đứng trong top quốc gia hàng đầu thế giới. Khi có bất kỳ sự kiện “drama” đáng chú ý xảy ra, cư dân mạng thường nhanh chóng phản ứng và đưa ra những nhận xét "quá cá nhân" và chủ yếu là tiêu cực, đi kèm với ngôn từ xúc phạm thô tục. Vì vậy, việc nước ta rơi vào trong top 5 cũng không gây ra quá nhiều tranh cãi.

Ở Việt Nam, có 3/4 yếu tố đánh giá thuộc về rủi ro hành vi, uy tín và xâm phạm tình dục nằm trong số cao nhất thế giới. Đặc biệt, các nguy cơ như lừa đảo, tin nhắn quấy rối tình dục và tạo tin giả mạo vẫn là những vấn đề chủ yếu khi tham gia Internet tại nước ta. Cụ thể:

- Các hoạt động trực tuyến không mong muốn lên đến 49%.

- Tin giả chiếm 39%. 

- Tin nhắn tình dục không mong muốn 41%.

- Quấy rối tình dục chiếm 30%. 

- Khuynh hướng tình dục 29%.
 

Những nước kém văn minh nhất thế giới

Công kích, bôi bác hình ảnh trọng tài người Singapore tại mạng xã hội Việt Nam tháng 1/2018
 

Top 6 - Indonesia

Indonesia cũng nằm trong danh sách top những nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet, chủ yếu do thông tin mang tính độc hại, công kích và tranh cãi diễn ra giữa các bên có ý kiến trái ngược. Người dân thường bất chấp bảo vệ quan điểm cá nhân của mình mà không quan tâm đến việc có làm tổn thương bất kỳ ai hay không.

Top 7 - Brazil

Brazil là một trong những quốc gia tại Nam Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề văn minh trên không gian mạng. Đặc biệt, giới trẻ Brazil thường có lối sống buông thả, bất cần và quá thoải mái khi sử dụng mạng xã hội. Vì lẽ đó mà các vấn đề “toxic” cũng như gạ tình trực tuyến thường xuyên xảy ra một cách tự nhiên và được xem như là chuyện rất bình thường tại quốc gia này.

Top 8 - Chile

Tiếp tục trong danh sách các quốc gia Nam Mỹ đó là Chile và nước này cũng đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về không gian mạng. Tình trạng tràn ngập những vấn đề bạo lực ngôn từ, xúc phạm trực tuyến và lừa đảo online đã làm cho việc kiểm soát sự văn minh trở nên khó khăn hơn.

Top 9 - Philippine

Philippines - một trong những quốc gia Đông Nam Á, được xem là có văn minh mạng kém nhất trong khu vực này. Trên mạng Internet, những cuộc tranh cãi gay gắt thường xuyên diễn ra và việc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm lăng mạ, lời nói cay độc, chế giễu và châm biếm xảy ra vô cùng phổ biến tại quốc gia này.

Top 10 - Argentina

Argentina là một quốc gia Nam Mỹ, nằm cuối cùng trong bảng xếp hạng top 10 nước kém văn minh nhất thế giới. Các vấn đề về lừa đảo, tranh chấp, bôi nhọ và lời lẽ chửi bới vẫn diễn ra hàng ngày trên Internet với tần suất dày đặc tại đất nước này.
 

Nước kém văn minh nhất thế giới
 

Tại sao Việt Nam đứng top 5 trong bảng xếp hạng những nước kém văn minh nhất?

Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa, vì vậy không ai muốn nhận danh hiệu là top 5 trong những nước kém văn minh nhất thế giới. Tuy nhiên, việc xếp hạng ở vị trí này không phải là không có lý do mà chúng ta có thể điểm qua một số dẫn chứng dưới đây:

- Thói quen "xin link" clip nóng: Không thể không đề cập đến việc chia sẻ link hay xin link clip nóng, hành động này diễn ra rất thường xuyên và dường như trở thành một điều đương nhiên tại Việt Nam. Đặc biệt, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các sao nữ có tên tuổi hay những người nổi tiếng. Dù không mong muốn, nhưng các clip riêng tư của họ vẫn bị lan truyền chóng mặt. Chẳng hạn như vụ ca sĩ Văn Mai Hương bị hack camera tại nhà riêng và clip không hay được rò rỉ lên mạng. Mặc dù rất nhiều nghệ sĩ đã vào cuộc bênh vực và yêu cầu ngừng chia sẻ link nhưng vẫn không thể chấm dứt tình trạng này hoàn toàn.

- Công kích cá nhân và dễ bị "dắt mũi": Dân mạng thường đùa nhau rằng Việt Nam có nhiều "thám tử mạng", chỉ cần vài phút là có thể tìm thấy đầy đủ profile cá nhân của một người. Ví dụ, 

+ Trong trận bóng đá Việt Nam với Qatar tháng 1/2018, khi ai đó cho rằng pha xử phạt luân lưu của trọng tài không hợp lý thì nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam đã chế ảnh thờ của trọng tài người Singapore này, thậm chí xâm nhập vào trang cá nhân của anh ta để chửi bới và xả giận. 

+ Một ví dụ khác là trong trận chung kết U23 Uzbekistan, khi cầu thủ người Uzbekistan ghi bàn vào lưới Việt Nam ở phút 119, khiến nước ta phải dừng chân. Một trang fanpage có 2,5 triệu lượt theo dõi là "Beat Troll" đã đăng tải tài khoản Facebook của cầu thủ số 11 này kèm theo dòng caption "Mình để đây và các bạn biết phải làm gì rồi đấy".

- Những cơn bão "một sao" mang tính bầy đàn: Năm 2019, khi Vlogger Khoa Pug có mâu thuẫn với resort Aroma tại Phan Thiết, người hâm mộ của anh chàng Vlogger này đã tấn công các nền tảng đánh giá của resort này bằng cách đánh giá 1 sao. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của resort. Hơn thế nữa, các khu resort khác có tên tương tự cũng bị ảnh hưởng, nhận về hàng ngàn lượt đánh giá 1 sao từ những cái nhìn không thực tế.

- Sẵn sàng tấn công những người trái quan điểm: Nhờ quyền tự do bình luận trên mạng xã hội, một số người dùng mạng tại Việt Nam luôn sẵn sàng tấn công những ý kiến khác họ. Chẳng hạn, khi Streamer Pewpew lên tiếng bênh vực và ngăn cản các hành động đánh giá một sao ở trên, cộng đồng mạng đã quay đầu tấn công anh ta, không chỉ công kích cá nhân mà còn khiến chuỗi cửa hàng bánh mì của anh chàng này cũng chịu vạ lây khi nhận về hàng loạt đánh giá không tốt.
 

Top những nước kém văn minh
 

Như vậy thông qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn về bảng xếp hạng top 10 nước kém văn minh nhất thế giới trên Internet hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình văn minh mạng ở các quốc gia và nhận thức được những vấn đề cần cải thiện trong việc sử dụng Internet ở Việt Nam.

Nhìn chung, Internet là một công cụ mạnh mẽ và tiện ích nhưng cũng đòi hỏi sự tôn trọng, cẩn thận và ứng xử có văn hóa trong hành vi trực tuyến. Mỗi người dân Việt Nam cần đồng lòng và cùng nhau đóng góp để xây dựng một không gian mạng văn minh, an toàn và có ích. Đồng thời, tránh lan truyền thông tin sai lệch, xúc phạm hay bạo lực ngôn từ trên Internet và hãy tôn trọng quyền riêng tư của mọi người.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.