Top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam cần được hỗ trợ nhất

Những năm trở lại đây, Việt Nam đã ghi nhận các thành tựu đáng kể trong việc cải thiện điều kiện sống cũng như nâng cao cơ hội học tập và tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, dù cả nước luôn nỗ lực không ngừng xóa đói giảm nghèo nhưng vẫn còn một số tỉnh vùng khó khăn hiện đang nằm trong danh sách cần được hỗ trợ một cách đặc biệt. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này thì trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam nên được Chính phủ quan tâm, cải tiến nhiều hơn về kinh tế lẫn xã hội.
 

Top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam cần được hỗ trợ nhất
 

Top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế - xã hội ở nước ta đã trải qua những bước tiến vượt bậc với nhiều điểm sáng về tăng trưởng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói vẫn đang là một vấn đề thách thức diễn ra khá phức tạp khi một số khu vực hiện còn phải đối diện với nhiều khó khăn. Vậy tỉnh nào nghèo nhất Việt Nam?

Dưới đây là danh sách top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam, đang cần được hỗ trợ và quan tâm nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới:

1. Thanh Hóa - Tỉnh nghèo nhất Việt Nam

Thanh Hóa nằm tại vùng cực Bắc của miền Trung Việt Nam, là một tỉnh có quy mô lớn về cả diện tích (đứng thứ 5 trong cả nước) và dân số (đạt vị trí thứ 3 cả nước). Trong đó, thành phố của tỉnh có dân số hơn 600.000 người với mật độ cao 4.148 người/km². Nằm trong danh sách các đơn vị hành chính tỉnh do nhà nước quản lý, Thanh Hóa đang là một địa điểm có tiềm năng phát triển.

Theo thống kê cho thấy, trong số các tỉnh và thành phố ở Việt Nam thì Thanh Hóa chịu sự nghèo đói mạnh mẽ nhất với hơn 128.000 hộ gia đình khó khăn, 11/27 huyện nằm ở vùng núi. Đáng chú ý là hơn 1 triệu cư dân có nguồn gốc dân tộc thiểu số như Thái, Khơ Mú, Mường, Mông, Dao,....

Trong số những huyện ở Thanh Hóa thì có 7 huyện thuộc chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), bao gồm Như Xuân, Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn, Bá Thước,.... Đây là những vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng của tỉnh và cả đất nước. Tuy đã có sự đầu tư và hỗ trợ nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao trong các khu vực này.

2. Nghệ An

Nghệ An là một trong các tỉnh nghèo nhất Việt Nam với diện tích rộng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trung tâm hành chính đặt tại thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 291 km về phía Nam. Diện tích của tỉnh Nghệ An rộng 16.490 km², đứng đầu cả nước và dân số ở vị trí thứ tư trên toàn quốc với 3.547.000 người (chỉ xếp sau TP HCM, Hà Nội, Thanh Hóa).

Vào đầu năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh Nghệ An đạt 6.41% (tương đương 55.348 hộ), còn tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,2% (tương đương 53.571 hộ), tổng là 108.919 hộ. Dù đã có nhiều sự thay đổi nhưng Nghệ An vẫn duy trì tình trạng tỉnh nghèo ở mức cao với 80% dân số vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh này là nơi đứng thứ hai sau Thanh Hóa về số lượng hộ nghèo tại cả nước. Với chính sách "Khơi trong, hút ngoại, đoàn kết, tiến công, tăng tốc", Nghệ An đang tập trung xây dựng đường băng để phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
 

Tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

3. Sơn La

Sơn La thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam với diện tích 14.125 km², chiếm 4,27% tổng diện tích của cả nước, đứng ở vị trí thứ 3. Với hơn 81.585 hộ nghèo vào đầu năm 2023, Sơn La cũng được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La cho biết rằng, tỉnh này vẫn còn hơn 36.000 người đang phải chịu đói kém.

Toàn bộ tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố nhưng trong số đó, có đến 5 huyện nằm trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).

4. Quảng Nam – Tỉnh nghèo nhất Đồng bằng duyên hải miền Trung

Quảng Nam thường gọi theo cách địa phương là "Quảng Nôm", thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tên gọi của tỉnh này mang ý nghĩa là mở rộng đất nước về phía Nam - nơi mảnh đất màu mỡ, giàu truyền thống văn hóa. Với hai di sản văn hóa thế giới, đó là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam định vị mình như một tâm điểm văn hóa. Đây cũng là nguồn gốc của nhiều người con xuất sắc, đóng góp cho đất nước.

Tuy vậy thì trong thực tế, Quảng Nam vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam nói chung và vùng duyên hải miền Trung nói riêng. Với hơn 70.000 hộ nghèo, tỷ lệ này chiếm 18,19% tổng số hộ dân toàn tỉnh.

5. Sóc Trăng – Tỉnh nghèo nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng nằm trong danh sách những tỉnh nghèo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 80% hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt tại vùng sâu và ven biển. Hơn nữa, tại đây có đến 29,5% người Khơ - me sống cùng với các dân tộc khác, tạo nên một sự pha trộn đa dạng về văn hóa cũng như cách sống.

Người dân tại Sóc Trăng chủ yếu làm nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên cuộc sống luôn gắn bó mật thiết với cùng quê. Với hơn 41.000 hộ nghèo và cận nghèo vào đầu năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đứng đầu về mức độ nghèo khó trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là một trong những tỉnh nghèo nhất trên toàn quốc. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng vẫn còn gần 4.000 hộ nghèo đang đối diện khó khăn về nhà ở, đặc biệt tại một số vùng dân tộc, tỷ lệ này vẫn còn còn duy trì ở mức khá cao.
 

Tỉnh nào nghèo nhất Việt Nam?
 

6. Điện Biên

Điện Biên nằm trong vùng Tây Bắc - miền Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt khi giáp ranh với nhiều tỉnh thành và các nước láng giềng: 

- Các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam cùng Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc.

- Phongsaly của Lào ở phía Tây.

- Huyện Pak Xeng và Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.

Điện Biên sở hữu tiềm năng du lịch giàu có, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và lịch sử. Điểm nổi bật nhất ở đây chính là hệ thống di tích liên quan đến trận chiến Điện Biên Phủ, bao gồm: 

- Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

- Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập.

- Đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm của Pháp như khu hầm Đờ Cát. 

Mặc dù có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời nhưng tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên vẫn đối diện với nhiều khó khăn so với các khu vực khác. Với hơn 90% dân số là nông dân, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo đạt 30,35% và tỷ lệ cận nghèo là 9,63% vào đầu năm 2023, Điện Biên đang đứng ở vị trí có tỷ lệ hộ nghèo cao trong cả nước.

7. Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh có vị trí chiến lược, nằm ở cửa ngõ phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông chạy xuyên Bắc Nam. 

- Phía Bắc của tỉnh giáp Hà Tây.

- Phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình.

- Phía Tây giáp Hòa Bình.

- Phía Nam giáp Ninh Bình. 

Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 1.542 km², chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường 21A, 21B, đường 62 và đường 60 đã tạo nên sự kết nối thuận tiện trong giao thông.

Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn bao gồm sông Hồng, sông Đáy và sông Châu, mang lại sự tiện lợi cho giao thông đường thủy. Tuy nhiên, tình hình hiện tại, Hà Nam là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong khu vực Đồng bằng sông Hồng với tỉ lệ 2,69% hộ nghèo và 2,67% hộ cận nghèo.
 

10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

8. Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm sát biển và mang trong mình nét đặc trưng của miền duyên hải Việt Nam. Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh này đạt mức 3,79% và hộ cận nghèo là 4.04%, chính điều này đã làm cho Quảng Bình trở thành một trong top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng.

Tại Quảng Bình, cuộc sống của người dân đang phải đối mặt với khí hậu nắng nóng khắc nghiệt và hậu quả từ thời kỳ chiến tranh cũ còn sót lại. Điều này dẫn đến cuộc sống khá khó khăn và nhiều trở ngại khi so sánh với mức sống trung bình của cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Bình cần tiến xa hơn trong việc thu hút các dự án kích thích tăng trưởng từ trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc khai thác tiềm năng du lịch và quảng bá những sản phẩm đặc sản vùng miền là một phần quan trọng trong hành trình thoát nghèo của tỉnh.

9. Kon Tum

Kon Tum thuộc khu vực Bắc Tây Nguyên với diện tích đất tự nhiên lên đến 961 nghìn hecta và có dân cư đông đúc 375.000 người. Tuy nhiên, hiện tại nơi này vẫn đứng trong số các tỉnh nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, chiếm tới 10,86% (tương đương 15.943 hộ), tỷ lệ cận nghèo là 6,03% (tương đương 8.857 hộ). Đáng chú ý là 89% trong số những hộ nghèo này thuộc dân tộc thiểu số và đời sống kinh tế của cộng đồng đang còn trong tình trạng thiếu thốn.

Các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Kon Tumchủ yếu phải dựa vào hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cùng sự ủng hộ từ các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, tỉnh còn gặp khó khăn trong việc thu hút, kêu gọi vốn đầu tư với khu công nghiệp còn quá nhỏ về quy mô và lĩnh vực hạn chế. 

Để đối phó với tình hình này và thực hiện mục tiêu hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp. Chẳng hạn, tỉnh đã đẩy mạnh việc giao đất cho người dân, phát triển rừng cũng như hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đào tạo và chuyển đổi nghề. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được thực hiện để tạo điều kiện cho cộng đồng sản xuất ổn định và bền vững.

10. Bình Thuận - Tỉnh nghèo nhất vùng Đông Nam Bộ

Nằm tại bờ biển cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận thuộc khu vực chịu tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Cũng vì điều này mà sự phát triển kinh tế tại tỉnh gặp nhiều khó khăn khiến Bình Thuận trở thành một trong những tỉnh nghèo nhất tại vùng Đông Nam Bộ.

Trong thời gian gần đây, việc giảm nghèo tại Bình Thuận đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền và cơ quan liên quan. Những chính sách giảm nghèo đã được triển khai một cách cẩn trọng, đảm bảo nguồn kinh phí đủ để thực hiện nhằm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ nghèo.

Mặt khác, các mô hình giảm nghèo đã thúc đẩy sự thay đổi tư duy, thói quen sản xuất của cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn đã xuất hiện nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này đã mang lại sự cải thiện đáng kể trong cuộc sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số.
 

Các tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

Đánh giá tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam

Tổ chức ODI (Oxford for Development and Innovation) công bố rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong vấn đề xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy, vẫn còn hàng loạt những thách thức cần phải giải quyết, đặc biệt là đối với các tỉnh nghèo nhất trong cả nước. Hiện nay, tình trạng đói kém và thiếu hụt nhu cầu cần thiết để sống như ăn, mặc, ở, đi lại,... vẫn tồn tại ở nhiều nơi của quốc gia.

Vấn đề này không chỉ tác động đến cuộc sống của hộ nghèo mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cả nước. Do đó, chính phủ cùng địa phương các cấp buộc phải đưa ra sự hỗ trợ tích cực, đồng thời tìm kiếm những giải pháp đối phó hiệu quả với tình trạng này.

Mặc dù tỷ lệ nghèo đói tại các tỉnh thành trong những năm gần đây đã có sự cải thiện nhưng điều này vẫn không thể phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của từng vùng lãnh thổ đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như mức độ phát triển dân sinh, môi trường sống, văn hóa, giáo dục, chính sách của chính phủ,....

Ngày 19/01/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức phát động Quyết định số 71/QĐ-LĐTBXH, đưa ra thông tin về kết quả đánh giá hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2022. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 với từng khu vực cụ thể như sau:
 

ĐỊA BÀN

Tỷ lệ nghèo đa chiều (%)

Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo (Hộ)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Hộ nghèo (Hộ)

Tỷ lệ hộ cận nghèo (%)

Hộ cận nghèo (Hộ)

Cả nước

7,52

1.972.648

4,03

1.057.374

3,49

915.274

Trung du và miền núi phía Bắc

21,92

701.461

14,23

455.271

7,69

246.190

Đồng bằng Sông Hồng

22,32

169.566

1,00

69.329

1,45

100.237

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

10,04

571.251

4,99

284.137

5,05

287.114

Tây Nguyên

15,39

236.647

8,39

129.160

6,99

107.487

Đông Nam Bộ

0,34

15.787

0,21

9.710

0,13

6.077

Đồng bằng Sông Cửu Long

5,73

277.936

2,26

109.767

3,46

168.169


 

Dễ thấy rằng tình hình kinh tế và xã hội ở các khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức và yếu kém khác nhau. Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp thích hợp để hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo vượt qua khó khăn, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả quốc gia.
 

Những tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

Làm thế nào để được công nhận là hộ nghèo?

Để biết được gia đình như thế nào mới được công nhận hộ nghèo hay cận nghèo, bạn cần hiểu rõ các tiêu chí đo lường chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 đang được áp dụng hiện nay:

- Tiêu chí thu nhập

+ Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng / người / tháng.

+ Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng / người / tháng.

- Xét về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản sẽ bao gồm:

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ): nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin. 

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 tiêu chí): thất nghiệp, tỷ lệ người phụ thuộc, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng và diện tích nhà ở, nhà vệ sinh, dịch vụ viễn thông, phương tiện tiếp cận thông tin, nguồn nước sạch. Đây là những chỉ số đóng vai trò quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng của hộ nghèo và cận nghèo trong giai đoạn hiện nay.

1. Đối với hộ nghèo

Ngày nay, tiêu chuẩn xác định hộ nghèo đang được thực hiện dựa trên Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trong đó thu nhập chỉ là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá tình trạng hộ nghèo. Một gia đình được công nhận là hộ nghèo sẽ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tại vùng nông thôn: Thu nhập trung bình đầu người / tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và không được đáp ứng ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Tại khu vực thành thị: Thu nhập trung bình đầu người / tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống, đồng thời thiếu hụt ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Tuy nhiên, đáp ứng các tiêu chí trên chỉ đại diện cho bước đầu tiên trong quá trình công nhận hộ nghèo ở cả vùng nông thôn và thành thị. Trong đó, các chỉ số thiếu hụt tiếp cận dịch vụ cơ bản cũng đóng vai trò quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng của hộ nghèo. Việc xác định tình trạng khó khăn của người dân sẽ giúp cho địa phương nhanh chóng đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống hộ nghèo.
 

Top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

2. Đối với hộ cận nghèo

Cũng dựa trên Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, một hộ được xem là cận nghèo cần đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tại vùng nông thôn: Thu nhập trung bình đầu người / tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và không được đáp ứng dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Tại khu vực thành thị: Thu nhập trung bình đầu người / tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống, đồng thời không được đáp ứng ít hơn 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hằng năm, việc xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo được thực hiện khi hộ gia đình gửi đơn đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã (được trưởng thôn xác nhận). Nếu trong năm, hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất hoặc nằm trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do địa phương quản lý, họ có thể đăng ký xét duyệt thoát nghèo hoặc cận nghèo. Quá trình rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo diễn ra hàng năm từ tháng 9 đến tháng 12.

Những quyền lợi mà hộ nghèo được hưởng

Hộ nghèo là những gia đình có nguồn thu nhập thấp và điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn. Vậy nên họ sẽ được chính phủ hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng và đảm bảo được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản. Dưới đây là danh sách những quyền lợi mà hộ nghèo được hưởng:

- Miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và chi phí khám chữa bệnh, giúp họ có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không phải lo lắng về tài chính.

- Miễn học phí cho trẻ em, học sinh và sinh viên, đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục học tập, xóa mù chữ.

- Được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng.

- Hỗ trợ nhà ở, tạo nên môi trường ổn định để an cư và tránh tình trạng không có nơi ở hoặc sống tạm thời.

- Cung cấp nước sinh hoạt, đảm bảo họ có nguồn nước sạch để duy trì sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

- Được tư vấn, hỗ trợ về pháp lý mà không phải trả tiền.

Những quyền lợi này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đây không chỉ là sự hỗ trợ tài chính mà còn thể hiện tinh thần chăm sóc và đồng cảm từ phía nhà nước và cộng đồng. 
 

Top tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 

Như vậy qua bài viết trên, Phương Nam 24h đã cùng bạn điểm qua những thông tin quan trọng về top 10 tỉnh nghèo nhất Việt Nam, các vùng đất đang đối diện với thách thức và khó khăn về mặt kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng, để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước thì việc giải quyết vấn đề nghèo đói và thiếu hụt phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Chính phủ cùng các cấp địa phương cần ban hành chính sách, dự án và sáng kiến để giúp những tỉnh nghèo vượt qua khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm việc, học tập và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.