Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm liên quan đến việc làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là các loại giấy tờ như: chứng từ, chứng chỉ, bằng cấp, hóa đơn,.... Điều này đã gây nên những tổn hại nghiêm trọng, làm mất uy tín và danh dự của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Đối với các cá nhân có hành vi phạm tội này, Pháp luật cũng có những hình thức xử phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Vậy thì tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu bị xử lý như thế nào?
Tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu là gì?
Tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu là hành vi tạo ra giấy tờ, tài liệu, con dấu giả giống với thật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động lừa đảo. Những người có hành vi này được coi là tội phạm và phải chịu hình thức xử lý theo quy định của Pháp luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Theo quy định của Pháp luật, tội làm giả giấy tờ tài liệu con dấu được cấu thành dựa trên các yếu tố sau:
- Về mặt khách quan: Người phạm tội làm giả giấy tờ cơ quan tổ chức có hành vi in, viết, vẽ,... để tạo thành các loại giấy tờ, tài liệu giả giống với thật nhằm thực hiện các hoạt động trái Pháp luật. Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi đúc, khắc,... để tạo ra con dấu giả và sử dụng nó vào mục đích trái Pháp luật.
- Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý hành chính.
- Về mặt chủ quan: Người phạm tội cố ý làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu nhằm mục đích thực hiện những hành vi trái Pháp luật.
- Về mặt chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu
Mức xử phạt đối với tội làm giả giấy tờ tài liệu con dấu đã được quy định rõ tại Điều 341 Bộ Luật hình sự. Theo đó:
- Người nào làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức để thực hiện những hành vi vi phạm Pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 triệu đồng. Với tình tiết tội năng hơn có thể phải chịu mức phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Người phạm tội là một tổ chức; đã phạm tội từ 02 lần trở lên; làm giả từ 02 - 05 giấy tờ, tài liệu, con dấu; sử dụng giấy tờ, tài liệu, con dấu làm giả để thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để đưa ra mức phạt từ 02 năm tù đến 05 năm tù.
- Người phạm tội làm giả từ 06 con dấu, giấy tờ, tài liệu trở lên; sử dụng giấy tờ, tài liệu, con dấu làm giả để thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính trên 50.000.000 đồng trở lên thì sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Người phạm tội còn có thể phải chịu xử phạt hành chính hành vi sử dụng giấy tờ giả từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với trường hợp ít nghiêm trọng.
Như vậy, tùy thuộc vào tình tiết phạm tội mà người thực hiện hành vi phạm pháp sẽ phải chịu các mức án phạt phù hợp. Trong đó, xử phạt hành chính là mức nhẹ nhất, nếu người phạm tội có những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xử lý hình sự, phạt tù. Hi vọng qua những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi ở trên về tội làm giả con dấu giấy tờ tài liệu, bạn đã hiểu thêm về các quy định của Pháp luật. Từ đó, có những hành vi đúng đắn để tránh vướng phải các vấn đề pháp lý, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.