Trong muôn vàn ý tưởng khởi nghiệp đang nở rộ thì bán đồ handmade đã và đang trở thành xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Cùng với sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và nguyên liệu, người kinh doanh đồ handmade có thể tự do lựa chọn và phối hợp chúng lại với nhau để tạo ra những sản phẩm độc đáo, bắt mắt, thu hút khách hàng. Bán đồ handmade không đơn giản có sản phẩm là được, việc quan trọng nhất là bạn phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Dưới đây là những chia sẻ về cách kinh doanh đồ handmade hiệu quả do đội ngũ Phương Nam 24h tổng hợp, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho kế hoạch khởi nghiệp của mình.
1. Tìm hiểu kiến thức về đồ handmade
Nguồn gốc, ý nghĩa, cách phối hợp các màu sắc sao cho hài hòa và bắt mắt chính là những thứ mà một người có ý định làm đồ handmade để kinh doanh cần phải tìm hiểu đầu tiên. Nếu hiểu rõ được những điều trên, bạn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức để trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đồ handmade cũng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc giúp bạn đưa ra quyết định trong việc đổi mới thương hiệu hay phối hợp nhiều mẫu mã để đưa ra một sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng hiện nay.
2. Học kỹ năng làm đồ handmade
Một trong những điều quan trọng để thành công khi kinh doanh hàng handmade là bạn phải có kỹ năng và kiến thức căn bản. Kỹ năng của bạn càng tốt, bạn càng có khả năng tạo ra các món đồ độc, lạ, thể hiện sự sáng tạo của bản thân. Vì thế, trước khi bắt đầu kinh doanh đồ handmade, bạn có thể tham gia vào một số khóa học để trau dồi kỹ năng. Nếu không có thời gian để đi học, bạn có thể tự học qua Youtube hoặc tham khảo các kỹ năng làm đồ handmade từ Google. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm đồ handmade bằng cách theo dõi các trang trên mạng xã hội. Các videos hay các bài chia sẻ ngắn có thể mang đến cho bạn nhiều ý tưởng mới hoặc giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn mà trong quá trình làm đồ handmade bạn chưa thực hiện được. Trường hợp nếu bạn chỉ muốn nhập hàng về bán chứ không muốn tự làm vì mình không khéo tay thì việc trau dồi các kỹ năng sẽ là công cụ giúp bạn tìm ra khiếm khuyết của thành phẩm, từ đó có những cách làm để tạo ra sản phẩm chất lượng.
3. Bắt kịp xu hướng thị trường
Bên cạnh tìm hiểu về các thông tin liên quan đến sản phẩm handmade, bạn cũng nên theo dõi thêm các thông tin hữu ích về thị hiếu của khách hàng trong khoảng thời gian gần đây. Bạn bắt kịp xu hướng và cho ra đời những sản phẩm đầu tiên đồng nghĩa với việc đi trước đối thủ một bước. Bạn có thể cập nhật các sản phẩm handmade đang “làm mưa làm gió” trên thị trường thông qua các kênh truyền thông lớn như Facebook hay Instagram. Các sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được chú trọng và chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường hơn các sản phẩm cũ đã lỗi thời.
4. Xác định nhóm khách hàng tiềm năng
Hiện nay, thị trường bán đồ handmade có thể được phân thành hai loại, đó là: bình dân và cao cấp. Mỗi loại hướng đến những nhóm khách hàng khác nhau. Xác định nhóm khách hàng là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến định hướng phát triển sản phẩm và cách thức tương tác sao cho phù hợp nhất. Tùy vào nhóm khách hàng mà bạn có thể linh hoạt trong việc thay đổi nguyên liệu và giá thành sản phẩm. Nếu khách hàng thuộc lớp bình dân, bạn có thể tùy biến chọn những nguyên liệu giá rẻ vì khách hàng ở đây chủ yếu là: học sinh, sinh viên, công nhân lao động và những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Nếu kinh doanh đồ handmade với số vốn nhỏ thì bạn có thể lựa chọn nhóm sản phẩm này. Nếu bạn hướng sản phẩm của mình đến nhóm khách hàng cao cấp, bạn có thể chi nhiều tiền hơn để tìm những nguyên liệu có giá thành cao, đảm bảo chất lượng. Để kinh doanh mặt hàng này bạn cần có số vốn cực lớn, bên cạnh đó là mối quan hệ xã hội rộng. Đồ handmade đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Là một người mới bắt đầu kinh doanh, bạn không nên ôm trọn tất cả các nhóm khách hàng, mà chỉ nên chọn một nhóm khách hàng cụ thể để có thể đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
Tìm hiểu thêm: Phân loại các nhóm khách hàng thường gặp
5. Chuẩn bị nguồn vốn
Làm đồ handmade để kinh doanh không tốn quá nhiều chi phí, chủ yếu lấy công sinh lời. Để mở cửa hàng bán đồ handmade tại nhà, bạn không cần phải bỏ tiền thuê mặt bằng. Nếu thuê mặt bằng để mở cửa hàng thì sẽ tốn một khoản chi phí phụ thuộc vào: địa điểm, quy mô, diện tích,....Bạn cũng có thể lựa chọn hình thức bán đồ handmade online thông qua Website hoặc Fanpage. Đây là hình thức kinh doanh tiết kiệm chi phí nhất, không cần tốn quá nhiều tiền cho việc thuê mặt bằng hay nhân viên. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai hình thức kinh doanh đồ handmade online và offline để đạt hiệu quả kinh doanh cao, thu hút nhiều khách hàng. Bạn cần lập bảng kế hoạch chi tiết, sau đó dự trù chi phí chính xác để đầu tư. Việc dự trù được kinh phí sẽ giúp bạn dễ dàng xoay vòng vốn để nhập nguyên liệu, như vậy sẽ góp phần đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Số vốn kinh doanh đồ handmade sẽ có thay đổi tùy vào loại sản phẩm và phân khúc khách hàng mà bạn đang hướng đến. Theo khảo sát, khi làm đồ handmade để kinh doanh, số vốn ban đầu dành cho việc mua nguyên liệu thường rơi vào khoảng 5 - 6 triệu. Kinh phí thuê mặt bằng rơi vào khoảng 9 - 10 triệu. Bạn cần huy động nguồn vốn và liệt kê ra những chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh đồ handmade online lẫn offline. Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và nguồn hàng mà số vốn sẽ khác nhau. Ngoài số vốn chi tiêu cho nhập hàng, thuê cửa hàng, nhân viên, marketing, trang thiết bị, trang trí cửa hàng,...bạn cũng cần chuẩn bị một khoản vốn nhỏ dự trù rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định.
6. Tìm kiếm nguồn hàng
Để kinh doanh thành công, bên cạnh sự khéo tay cùng với sự chuẩn bị các kiến thức làm đồ handmade thì việc tìm kiếm nguyên liệu chất lượng với giá tốt là một yêu cầu quan trọng, quyết định lớn đến doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng tìm nguồn nguyên liệu để kinh doanh handmade tại các chợ đầu mối như: Bến Thành, Bình Tây,....Nếu muốn tìm nguyên liệu hay hàng có sẵn mà không qua trung gian, bạn có thể mua ở các chợ Trung Quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua nguyên liệu tại các trang thương mại điện tử, tìm kiếm trên Google,...sau đó tự tay làm ra những mẫu sản phẩm handmade độc đáo, sáng tạo, mang thương hiệu cá nhân.
7. Tiếp thị sản phẩm
Lập kế hoạch marketing chính là kim chỉ nam để thành công trong kinh doanh. Khi bạn lập cho mình một chiến lược kinh doanh đúng hướng với mục tiêu rõ ràng, chi tiết sẽ giúp cho quá trình khởi nghiệp đạt hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn. Thời buổi cạnh tranh khốc liệt, đối thủ cạnh tranh ở khắp mọi nơi, bạn cần phải liên tục cập nhật những xu hướng marketing mới nhất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho chính mình. Chiến lược marketing đột phá, sáng tạo sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận trong việc làm đồ handmade để kinh doanh.
Bạn cần kết hợp bán đồ handmade bằng cách mở cửa hàng và kinh doanh online trên mạng xã hội thông qua website, fanpage Facebook, Instagram hoặc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,....Bạn cũng có thể đăng bài bán hàng trên các trang web rao vặt, diễn đàn như: 24hquangcao.com, chotot.vn, lamchame.com,...để thu hút nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, việc kết hợp quảng cáo Facebook, livestream bán hàng cũng giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Lưu ý, những hình ảnh quảng cáo sản phẩm phải bắt mắt mới thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Bạn cũng đừng quên thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút nhiều khách hàng tìm đến cửa hàng của mình.
Bán đồ handmade tạo cơ hội mang lại lợi nhuận khá lớn, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn nếu bạn không biết cách kinh doanh hiệu quả. Do đó, bạn cần có một định hướng cụ thể, chi tiết thì mới đứng vững được trên thị trường, tạo nên những sản phẩm thu hút khách hàng và đạt được thành công. Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng hay cho kế hoạch kinh doanh đồ handmade của mình, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm:
Bí quyết kinh doanh nhỏ lẻ hiệu quả