Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu thành lập để đi vào hoạt động cũng đều bắt buộc phải có tên công ty. Đây chính là một đặc điểm nhận dạng cơ bản để phân biệt giữa các công ty, doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, với số lượng lớn doanh nghiệp đã và đang đi vào hoạt động kinh doanh như hiện nay thì việc nghĩ ra cái tên mới cho công ty của mình cũng không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa để có thêm những ý tưởng thật độc đáo nhé.
 

Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa đúng quy định
 

Tầm quan trọng của tên công ty

Khi mới thành lập cũng như trong quá trình hoạt động, tên công ty là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng bởi không chỉ xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn tăng sự nhận biết của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua tên công ty, bạn sẽ thể hiện được tầm nhìn hoặc giá trị mà doanh nghiệp mong muốn mang lại trong hiện tại và tương lai.

Ngoài ra, cái tên còn xuất hiện trên các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, truyền thông để khách hàng dễ dàng nhận ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn trên thị trường mà không bị nhầm lẫn với đối thủ. Có thể nói, khi thành lập công ty, việc lựa chọn tên hay và ý nghĩa là điều vô cùng quan trọng. Yếu tố này sẽ gắn bó xuyên suốt thời gian hoạt động và phát triển của một công ty.
 

Tên công ty hay

Quy định đặt tên công ty

Căn cứ vào Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên công ty được cấu tạo bởi hai thành tố đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó, loại hình doanh nghiệp có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD) hoặc là doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Còn đối với yếu tố thứ hai là tên riêng thì sẽ được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái, chữ số và ký hiệu. Ví dụ đối với tên Công ty TNHH Phương Nam Vina thì trong đó Công ty TNHH là thành tố thứ nhất, Phương Nam Vina chính là thành tố thứ hai.

Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp cũng có thể được đặt bằng tên nước ngoài và tên viết tắt. Theo đó, tên doanh nghiệp khi đặt bằng tiếng nước ngoài là được dịch từ nghĩa tiếng Việt và sử dụng bảng chữ cái La-tinh. Lúc này, tên doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch với nghĩa tương ứng, ví dụ: Công ty TNHH Newlife.
 

Đặt tên công ty
 

Những điều cần tránh khi đặt tên công ty

Trong quá trình tìm hiểu để đặt tên doanh nghiệp, bạn nên dựa theo những quy định để lựa chọn tên sao cho phù hợp, đáp ứng được điều kiện đăng ký kinh doanh. Trong đó, những điều cần lưu ý được quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

- Tránh đặt tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

- Không sử dụng tên của cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm một phần trong tên doanh nghiệp nếu chưa có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục.

Theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định cụ thể về việc đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn, cụ thể:

- Tên trùng là tên tiếng Việt của một doanh nghiệp đề nghị đăng ký nhưng đã được một doanh nghiệp khác đăng ký trước đó.

- Các trường hợp được xem là tên gây nhầm lẫn bao gồm: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống với tên tiếng Việt của một doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó; tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của một doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó; tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác một số tự nhiên, một số thứ tự, một chữ cái hoặc ký hiệu so với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác một cụm từ như miền Bắc, miền Nam, miền Tây, miền Đông so với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng đã đăng ký. Một số trường hợp trong đây sẽ không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
 


Cách đặt tên công ty
 

Những lưu ý khi đặt tên công ty

Bên cạnh những quy định được ban hành trong Luật Doanh nghiệp về cách đặt tên công ty, để có một cái tên hay bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

- Tránh sử dụng các từ có nội dung không lành mạnh hay tiếng lóng mang ý nghĩa không đẹp.

- Tránh viết sai chính tả.

- Nên lấy tên ấn tượng, dễ nhớ.

- Tên riêng chỉ nên lấy từ 2 đến 4 chữ đối với tiếng Việt hoặc phát âm từ 2 đến 4 âm đối với tên nước ngoài.

- Nếu là tên nước ngoài, tên ưu tiên những cái tên có cách đọc và cách viết tương tự nhau để khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn trên mạng Internet.

- Nên đặt tên công ty hợp với phong thủy, tuổi và mệnh của người làm chủ để công việc kinh doanh diễn ra được suôn sẻ và thuận lợi hơn.
 

Đặt tên doanh nghiệp

Gợi ý đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Đặt tên công ty để gây được ấn tượng và dễ nhớ không phải là điều đơn giản. Nếu không biết cách, điều này có thể làm cho công ty của bạn khó gây ấn tượng với khách hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này. Vậy nên, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể dựa theo một số cách sau đây để đặt tên công ty:

- Đặt theo họ tên người: Mỗi người đều có một cái tên, đây cũng chính là đặc điểm dễ nhận diện nhất. Vậy nên, bạn cũng có thể sử dụng chính cái tên của mình để đặt cho công ty, ví dụ như: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai thì Hoàng Anh chính là tên con trai của bầu Đức.

- Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số: Bạn cũng có thể ghép các chữ cái lại với nhau hoặc lựa chọn một con số ý nghĩa và may mắn với mình để đưa vào tên công ty, ví dụ như: Công ty TNHH phần mềm ABC.

- Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh: Đây cũng là một cách đặt tên hay, nhanh chóng, đơn giản và dễ nhận biết về lĩnh vực mà mình hiện đang hoạt động. Một ví dụ điển hình cho cách đặt tên này đó là: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt.

- Đặt tên theo sự quyết tâm: Nhiều người cũng thể hiện tham vọng và ý chí của mình ngay cả khi chọn tên công ty. Nếu muốn cầu may mắn, thành công bạn có thể lựa chọn những cái tên như: Tài Lộc, Thành Đạt, Hưng Thịnh,.... Nếu muốn khẳng định sự uy tín thì có một số tên hay như: Bảo Tín, Bảo An,... đều là lựa chọn đáng để cân nhắc.

- Đặt tên theo biểu tượng: Bạn cũng có thể lấy một biểu tượng nào đó để đặt tên cho công ty. Ví dụ hoa anh đào là biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản, nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm của đất nước này thì có thể sử dụng tên của loài hoa anh đào để đặt tên cho công ty.

- Đặt tên để truyền cảm hứng: Bạn có thể nghĩa ra một cái tên lấy cảm hứng từ các vì sao, vị Thần - Thánh hoặc một loài hoa,... nếu có liên quan đến ngành nghề mà minh đang kinh doanh.

- Đặt tên sử dụng tiếng nước ngoài: Đây là cách đặt tên khá phổ biến hiện nay để tránh trùng lặp và mang tính hội nhập quốc tế nhiều hơn, ví dụ như: Công ty TNHH Thaco Seafood.
 

Gợi ý đặt tên công ty
 

Trên đây là những ý tưởng đặt tên công ty mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn. Việc đặt tên công ty có rất nhiều cách khác nhau cũng như một số điều lưu ý mà bạn cần phải nắm rõ để tránh ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh và có một cái tên hay, độc đáo, ý nghĩa cho công ty của mình. Nhờ đó, việc tạo ấn tượng với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn, để họ nhanh chóng nhớ về công ty của bạn.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.