Có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không?

Thuốc kháng sinh (hay còn được gọi là trụ sinh) là những chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn ở cấp độ thấp. Những chất có trong thuốc kháng sinh sẽ tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, can thiệp vào một vị trí quan trọng hoặc một phản ứng nào đó trong quá trình phát triển của vi khuẩn. Chính vì vậy, thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, phẫu thuật chống nhiễm trùng hoặc phòng ngừa các bệnh có khả năng lây lan thành dịch. Hiện nay, nhiều thầy thuốc thường kê thêm một số loại vitamin đi kèm với thuốc kháng sinh cho bệnh nhân, trong đó có vitamin C. Vậy tác dụng của việc kê thêm vitamin C kèm theo thuốc kháng sinh là gì? Và có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
 

Có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không?
 

Phân loại thuốc kháng sinh

Trước khi tìm hiểu về việc có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không, bạn cần biết thuốc này được phân loại như thế nào? Thuốc kháng sinh bao gồm rất nhiều loại đồng thời được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo cơ chế tác dụng và hoạt chất.

Dựa theo cơ chế tác dụng, thuốc kháng sinh được chia thành 2 loại:

- Kháng sinh kìm khuẩn: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, bao gồm các loại như: Clindamycin, Tetracyclin, Ethambutol, Erythromycin, Azithromycin, Cotrimoxazol,...

Kháng sinh diệt khuẩn: Có tác dụng phá hủy cấu trúc của vi sinh vật gây bệnh, bao gồm: Penicillin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Metronidazol, Rifampicin, Pyrazinamid, Ciprofloxacin, Nystatin,...
 

Có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không?
 

Dựa theo hoạt chất, thuốc kháng sinh được chia thành 10 nhóm:

- Nhóm β lactam các penicilin: Penicilin G, Penicillin V, Methicilin, Oxacillin, Cloxacilline, Dicloxaciline, Nafcilin, Ampicilline, Amoxicilline, Carbenicilin,  Ticarcilin, Mezlocilin, Piperacilin; 

Nhóm β lactam các cephalosporin: Thế hệ 1 Cefadroxil, Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin; Thế hệ 2 Cefaclor, Cefoxitin, Cefprozil, Cefuroxime, Cefotetan, Ceforanid; Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone,  Ceftazidime, Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir

Nhóm Cyclin: Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin.

Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thiophenicol,….

Nhóm Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Rovamycin.

Nhóm Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin,….

Nhóm Aminoglycosid: Streptomycin, Amikacin, Gentamycin, Kanamycin, Tobramycin, Neomycin,….

Nhóm Quinolon: Acid Nalidixid, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, lomefloxacin, levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin, Pefloxacin, Sparfloxacin.

Nhóm Sulfamid: Sufaguanidin, Cotrimoxazol, Sulfamethoxazol, Sulfadiazin, Sulfasalazin.

Nhóm Polypeptid: Polymycin B, Colistin, Bacitracin, Tyrothricin,….

Có nên kết hợp thuốc kháng sinh với vitamin C không?

Vitamin C là một trong những loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp đề phòng và chữa trị các chứng bệnh như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng,....Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Trong khi đó, kháng sinh lại là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Vậy có nên kết hợp kháng sinh với vitamin C hay không?
 

Có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không?
 

Bản chất của vitamin C vốn là axit ascorbic. Trong khi đó, các kháng sinh nhóm beta lactam như: penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacilin,...thường không bền ở môi trường axit. Chính vì vậy, mặc dù mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể cũng như sức khỏe con người nhưng khi kết hợp cùng nhau, vitamin C sẽ làm giảm hoặc phá hủy tác dụng của thuốc kháng sinh. Ngoài ra, những loại nước hoa quả chua, nước ngọt có gas, thức uống có thành phần pH axit cao đều sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Từ đó có thể kết luận: Việc uống thuốc kháng sinh cùng lúc với vitamin C là không nên.

Những nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng kháng sinh

Để thuốc kháng sinh có thể phát huy được hết tác dụng thì ngoài việc không nên uống cùng lúc với vitamin C, người bệnh cũng nên lưu ý và tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự bị nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đúng loại thuốc kháng sinh với đúng loại bệnh.

Dùng đúng cách, đúng liều lượng và phù hợp với thể trạng.

Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Không sử dụng lại thuốc kháng sinh cũ mặc dù có những dấu hiệu bệnh tương tự.
 

Có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không?
 

Trên đây là một số thông tin về thuốc kháng sinh cũng như việc kết hợp loại thuốc này với vitamin C mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình có nên uống thuốc kháng sinh với vitamin C hay không đồng thời cũng biết cách sử dụng loại thuốc này sao cho hiệu quả nhất.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.