Công nghệ 2.0 là gì? Những thành tựu và tác động tới nhân loại

Trải qua nhiều đổi thay và từng thời kỳ phát triển khác nhau, dù là cuộc cách mạng công nghiệp nào đi chăng nữa thì cũng đã để lại những dấu ấn sâu đậm đáng kể cho bộ mặt của thế giới nhân loại hiện nay. Trong số đó, công nghệ 2.0 nhảy vọt lên như một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật thông tin, mở ra những tiềm năng mới và mang lại sự tiến bộ vượt bậc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy công nghệ 2.0 là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi bật mí ngay về những thành tựu nổi bật cũng như các tác động lớn đối với nhân loại mà công nghệ 2.0 đã mang lại.
 

Công nghệ 2.0 là gì? Những thành tựu và tác động tới nhân loại
 

Công nghệ 2.0 là gì?

Công nghệ 2.0 gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã tạo nên những bước tiến đột phá đáng kể trong lĩnh vực điện khí hóa (electrification) và sản xuất hàng loạt quy mô lớn (mass production). Đó không chỉ là một khái niệm trừu tượng, đồng thời còn ẩn chứa những tiềm năng vĩ đại mà con người từng chỉ mơ ước. Vậy công nghệ 2.0 là gì?

Công nghệ 2.0 là sự bứt phá đáng kể trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật tiên tiến, mở ra những tiềm năng mới và mang lại sự thay đổi vượt bậc trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ điện thoại thông minh, đài phát thanh cho đến tivi cùng nhiều thiết bị mới lạ khác, những phát minh vượt trội này đã gây ra sự biến đổi lớn cho toàn bộ cục diện văn hóa và xã hội trên phạm vi vĩ mô toàn cầu. 

Công nghệ 2.0 được khởi nguồn ngay sau khi kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp diễn trong nửa cuối thế kỷ 19 (tức vào khoảng 1870 - 1914). Thông qua sự thay đổi này, con người đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ đáng kinh ngạc.
 

2.0 là gì
 

Những đặc trưng của thời đại 2.0

Thời đại 2.0 diễn ra từ những năm 1870 cho đến khi bắt đầu xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã đánh dấu một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật quan trọng trong lịch sử nhân loại. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển nổi bật của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Hoa Kỳ. 

Nhìn chung, cuộc cách mạng 2.0 được xem là cột mốc đánh dấu sự bứt phá đáng kể trong nhiều lĩnh vực với những đặc trưng nổi bật như sau:

- Ứng dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất hàng loạt chuyên môn hóa cao với quy mô lớn, làm cho nền công nghiệp đạt được những bước tiến đáng kể.

- Thực hiện chuyển đổi nền sản xuất từ cơ khí phát triển thành hình thức điện - cơ khí kết hợp với khả năng tự động hóa cục bộ trong quy trình.

- Công nghệ luyện gang, thép ngày càng được hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, giúp nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng sản phẩm.

- Các kỹ thuật và công nghệ mới đã được áp dụng rộng rãi vào sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển của ngành cơ khí và chế tạo. Ngoài ra, quá trình điện khí hóa trong sản xuất cũng được thực hiện nhanh chóng nhờ truyền tải điện năng và sự phát triển của động cơ điện.

- Những ngành công nghiệp khác cũng phát triển nhanh chóng, bao gồm dầu khí, hóa chất, truyền thông, đóng tàu, ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng và nhiều ngành khác.

- Thời đại 2.0 đã tạo dựng tiền đề và cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền công nghiệp, ảnh hưởng đến không chỉ kinh tế mà còn cả các lĩnh vực chính trị, giáo dục, xã hội và văn hóa cũng như góp phần định hình một tương lai với những tiềm năng không giới hạn.
 

Công nghệ 2.0
 

Phân biệt cách mạng 1.0 và 2.0 

Cách mạng 1.0 và 2.0 là hai giai đoạn tiến hóa của nền công nghiệp mang tính quyết định trong lịch sử phát triển cũng như làm thay đổi đáng kể bộ mặt của nhân loại. Để giúp bạn nhận thức đúng hơn về 2 cột mốc này thì trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ điểm qua những khác biệt nổi bật giữa hai thời kỳ nhé.
 

 

CÁCH MẠNG 1.0

CÁCH MẠNG 2.0

Thời gian diễn ra

Diễn ra từ khoảng thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19.

Xảy ra từ khi cách mạng 1.0 kết thúc cho đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu nổ ra (tức là khoảng từ 1870 - 1914). 

Nơi bắt nguồn

Bùng nổ ở Vương quốc Anh

Gắn liền với các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ. 

Cột mốc chuyển đổi

Đánh dấu sự chuyển đổi từ nông nghiệp, thủ công sang nền công nghiệp hóa chạy bằng hơi nước.

Nền công nghiệp trở nên hiện đại hơn khi sử dụng điện năng và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt kết hợp với quy trình tự động hóa.

Công nghệ tiên phong

- Máy móc nước, máy hơi nước, đồng hồ nước, các máy móc đơn giản giúp cải thiện quá trình sản xuất và thay thế lao động thủ công.

- Cải tiến trong kỹ thuật luyện kim.

Điện, dây chuyền sản xuất hàng loạt, động cơ điện, công nghệ điện khí hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình sản xuất và gia tăng năng suất.

Thành tựu và phát minh vĩ đại

- Máy hơi nước.

- Máy dệt vải.

- Lò luyện gang thành thép lỏng.

- Xe lửa chạy bằng hơi nước.

- Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

- Điện khí hóa & Viễn thông.

- Ô tô.

- Điện thoại.

- Sáng chế mới về sắt và thép.

- Cải tiến về đường sắt.

- Kỹ thuật in ấn.

Hiệu ứng và phạm vi

Tác động chủ yếu tập trung ở các quốc gia phát triển sớm như Anh, Đức và Mỹ. Đây là giai đoạn bắt đầu sự toàn cầu hóa kinh tế.

Ảnh hưởng lan rộng hơn, cải thiện mạnh mẽ nền công nghiệp ở nhiều quốc gia, mở ra kỷ nguyên công nghiệp hiện đại toàn cầu.

Đặc điểm sản xuất

Dựa vào sản xuất hàng thủ công, với sự tham gia chủ yếu của lao động thủ công và các công nhân không chuyên nghiệp.

Chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp hàng loạt, tự động hóa quy trình kết hợp với việc sử dụng năng lượng điện, cơ khí hóa để gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tác động xã hội

Gây ra những thay đổi sâu sắc trong xã hội, dẫn đến quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân số từ nông thôn vào thành phố để làm việc trong nhà máy.

Tiếp tục thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Mở ra những cơ hội việc làm và góp phần vào sự phát triển xã hội.

 

Những thành tựu của cách mạng công nghiệp 2.0

Thành tựu của công nghệ 2.0 không chỉ giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó mà ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống nhân loại. Đặc biệt, giai đoạn này đã đánh dấu danh tiếng và sự tiến bộ mạnh mẽ của nhiều cường quốc công nghiệp bao gồm Đức, Hoa Kỳ và Anh. 

Song song đó, cách mạng 2.0 đã đưa tới nhiều công trình khoa học - kỹ thuật tiến bộ cũng như mở ra một kỷ nguyên mới của những khám phá và phát minh vĩ đại. Dưới đây là một số thành tựu đáng kể của mang tính thời đại mà không ai có thể phủ nhận của giai đoạn này:

1. Điện khí hóa

Trong lịch sử, điện khí hóa được coi là "thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ 20". Bởi vì hệ thống chiếu sáng bằng điện trong các nhà máy đã mang đến điều kiện hoàn hảo hơn cho quá trình làm việc, đồng thời loại bỏ được nhiệt độ và ô nhiễm do thắp đèn bằng khí đốt. Bên cạnh đó, việc chiếu sáng bằng điện sẽ hạn chế các nguy cơ đám cháy từ đèn khí cũng như giảm bớt chi phí bảo hiểm do rủi ro hỏa hoạn. 

Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của điện khí hóa trong cuộc cách mạng 2.0, bạn có thể điểm qua các cột mốc quan trọng sau đây:

- Năm 1876, Paul N. Jablochkoff đã khởi nguồn cho những phát minh đèn điện khi tạo ra đèn hồ quang cải tiến sử dụng dòng điện xoay chiều. Cùng năm đó, Charles F. Brush tại Ohio cũng thiết kế nên bóng đèn dùng dòng điện một chiều.

- Năm 1878 tại Anh, Joseph Swan đã phát minh bóng đèn sợi đốt - ngôi nhà của ông (ở Gateshead) là nơi đầu tiên trên thế giới được chiếu sáng bởi bóng điện.

- Năm 1879 tại Mỹ, Thomas Edison cũng đã làm điều tương tự như Joseph Swan khi chế tạo ra bóng đèn điện sợi đốt.

- Năm 1882, nhà máy điện đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở London do kỹ sư điện người Anh Sebastian de Ferranti thực hiện. 

- Năm 1886, động cơ điện một chiều (dòng điện một chiều) đầu tiên được phát minh và đến năm 1920, loại động cơ này đã cung cấp năng lượng cho đường sắt vận chuyển hành khách ở nhiều thành phố.

- Năm 1890, Mikhail Dolivo-Dobrovolsky giới thiệu động cơ cảm ứng ba pha đầu tiên, một bước tiến quan trọng trong công nghệ điện.
 

Cách mạng công nghệ 2.0
 

2. Điện thoại 

Năm 1876, nhà phát minh Alexander Graham Bell đã sáng chế ra một thiết bị đột phá được gọi là "điện thoại". Nhờ vào những thí nghiệm với âm thanh và sự nỗ lực không ngừng, ông đã tạo nên một công cụ mới cho việc giao tiếp, giúp những người ở xa nhau có thể trò chuyện với nhau thông qua điện thoại.

3. Phát minh ra ô tô

Ô tô là một trong những phát minh quan trọng, đánh dấu sự phát triển cũng như bước tiến vượt bậc của khoa học - kỹ thuật trong thời kỳ 2.0. Vào năm 1886, nhà phát minh Karl Benz (Đức) đã được cấp bằng sáng chế cho chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. Vào cuối mùa hè năm 1888, Benz đã bắt đầu bán chiếc xe này, biến nó trở thành chiếc ô tô thương mại đầu tiên trong lịch sử.

Henry Ford cũng đã phát minh chiếc ô tô cho riêng mình với tên gọi “Quadricycle” vào năm 1896. Đến năm 1903, ông sáng lập nên công ty Ford Motor và sau đó cho ra đời chiếc Model T. đời đầu tiên vào 5 năm sau đó.

Đặc biệt ở giai đoạn này, công nghệ sản xuất hàng loạt cùng dây chuyền lắp ráp tự động đã giúp các nhà máy tạo ra những sản phẩm chất lượng cao một cách hiệu quả hơn. Điều đáng chú ý là không cần đến những công nhân có tay nghề cao trong quá trình sản xuất.

4. Sáng chế mới về sắt và thép

Henry Bessemer đã đạt được bằng sáng chế vào năm 1856 cho một quy trình đã đem lại những tiến bộ đáng kể trong việc giảm chi phí và tăng tốc độ sản xuất thép. Vì lẽ đó mà thời điểm này chứng kiến nhu cầu về thép trong xây dựng đường sắt và máy móc, công cụ tăng lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó, còn có một số sáng chế khác cũng nổi quan trọng không kém như:
 

NĂM

NGƯỜI PHÁT MINH

PHÁT MINH

1828

James Beaumont (Scotland)

Kỹ thuật thổi nóng

1857

Edward Alfred Cowper ( Anh)

Bếp lò Cowper

1857

Sir Charles William Siemens (Đức/Anh)

Quy trình Siemens – Martin

1865

Pierre - Émile Martin (Pháp)

Quy trình Siemens – Martin

 

Nhờ sự sẵn có của thép giá rẻ, việc xây dựng các công trình lớn như cây cầu, đường sắt, tòa nhà cao tầng hay con tàu lớn đã trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, với lượng thép lớn, người ta có thể chế tạo các vũ khí hiện đại (chẳng hạn: súng, xe ngựa,...) cũng như các phương tiện quân sự mạnh mẽ hơn (ví dụ: xe tăng, xe chiến đấu bọc thép, tàu hải quân,...).
 

Thời đại 2.0
 

5. Cải tiến về đường sắt

Vào năm 1857, Robert Forester Mushet, một nhà luyện kim người Anh, đã đạt được một bước tiến đáng kể trong công nghệ vận tải đường sắt. Ông là người đầu tiên chế tạo ra các đường ray bằng thép thay vì gang, chính điều này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của ngành vận tải đường sắt trên toàn cầu vào cuối thế kỷ XIX.

Những thanh ray thép đầu tiên của Mushet đã được gửi đến nhà ga xe lửa Derby Midland và được đặt tại một khu vực quan trọng với mật độ sử dụng nhiều trong nhà ga - nơi mà các thanh ray thường phải được thay mới ít nhất 6 tháng / lần, thậm chí 3 tháng / lần. Tuy nhiên, vào năm 1863, tức là đến tận 6 năm sau thì đoạn đường sắt đó vẫn giữ được tính hoàn hảo như ngày đầu tiên dù có khoảng 700 chuyến tàu chạy qua hàng ngày. Từ đó, chúng ta có thể thấy kỹ thuật luyện kim hay cải tiến đường sắt lúc bấy giờ đã đột phá đến mức độ như thế nào.

6. In ấn

Một trong những phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông thời kỳ đầu là công nghệ in xi lanh điều khiển bằng năng lượng hơi nước. Kỹ thuật này đã tạo ra một bước đột phá khi thành công trong việc sản xuất giấy cuộn qua máy in từ đầu của thế kỷ 19.

Bên cạnh đó, quá trình sản xuất giấy từ các nguồn hạn chế như bông và lanh đã được thay thế bằng bột gỗ. Vào những năm 1840, Charles Fenerty tại Nova Scotia và Friedrich Gottlob Keller ở Sachsen cũng đã đồng thời phát minh thành công ra loại máy chiết xuất sợi từ gỗ để sản xuất giấy. Đặc biệt, vào năm 1870, Anh chính thức bãi bỏ thuế giấy vụn, điều này đã đẩy mạnh sự phát triển của ngành báo chí và xuất bản tạp chí.

 

Cách mạng 2.0
 

Công nghệ 2.0 đã ảnh hưởng tới xã hội như thế nào?

Trong giai đoạn từ 1870 - 1890, nền kinh tế và năng suất hoạt động của các nước công nghiệp đã phát triển chóng mặt với quy trình sản xuất hàng hoạt, kéo theo giá hàng hóa giảm mạnh, chính điều này cũng đem lại những cải thiện đáng kể về điều kiện sống của con người.

Hơn nữa, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đã kết nối vùng nông thôn với thành thị, khiến mất mùa trên đồng ruộng không còn đồng nghĩa với đói kém và suy dinh dưỡng vì mọi người có thể tham gia vào sản xuất tại các nhà máy. Mặt khác, nhiều ngành nghề phát triển đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và làm giảm số lượng người lao động trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo và thuận lợi. Sự phát triển của điện đã kéo theo quá trình cơ giới hóa, làm cho nhiều phương tiện và tài sản trở nên lỗi thời trong thời gian ngắn. Điều này dẫn đến nhiều người dân bị mất tiền và tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp. Vì lẽ đó nên có thể nói cách mạng công nghiệp 2.0 là một giai đoạn tiến triển nhanh chóng và liên tục, đồng thời cũng mang theo nhiều thách thức đáng kể. Dưới đây là những ảnh hưởng mà cuộc cách mạng này đã tạo ra cho xã hội:

- Dân số di cư đến các thành phố để làm việc gần các nhà máy, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa.

- Máy móc điều khiển với quy trình tự động làm tăng năng suất khi sản xuất diễn ra hàng loạt.

- Phần lớn mọi người đều có thể mua được hàng hóa do nhà máy sản xuất với giá rẻ.

- Nhà máy xuất hiện gia tăng tính sẵn có của hàng hóa và cơ hội việc làm.

- Việc làm chuyển từ nhà đến các nhà máy ở thành phố lớn khiến gia đình bị tách biệt.

- Công nhân phải tuân theo lịch trình hàng ngày khiến công việc không còn mang tính thời vụ như sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện làm việc khắc nghiệt và không lành mạnh trong nhà máy, dẫn đến sức khỏe lao động giảm sút.

- Mức độ sẵn có của công việc biến đổi theo nhu cầu hàng hóa, nên công nhân không biết khi nào họ sẽ thất nghiệp.

- Phụ nữ tới thành phố làm việc trong các nhà máy nhưng sau đó mất việc do máy móc làm giảm nhu cầu lao động. 

- Các nghệ nhân và thợ thủ công mất kế sinh nhai vì không thể cạnh tranh với hàng hóa sản xuất hàng loạt.

- Khi xưa phải có nhiều đất mới cưới được vợ, nhưng do công nghiệp nên trở ngại này đã biến mất và mọi người kết hôn trẻ hơn.

- Điều kiện sống và làm việc gần gũi đã giúp hình thành ý thức giai cấp của công nhân.
 

Tác động của cách mạng 2.0
 

Như vậy có thể thấy, cách mạng 2.0 đã đánh dấu sự đột phá vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, mở ra những tiềm năng mới, đồng thời mang đến những ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội trong thời kỳ hiện đại. Hy vọng với những thông tin mà Phương Nam 24h đã cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn công nghệ 2.0 là gì cũng như nắm bắt được sự tiến bộ và nguồn gốc của các giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng ngày nay. Tin chắc rằng khoa học - kỹ thuật thế giới vẫn sẽ tiếp tục phát triển xa hơn trong tương lai để tạo ra những tiến bộ đáng kể và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhân loại.

Nội dung liên quan

Tin Công nghệ khác

Infographic là gì? Các loại Infographic phổ biến hiện nay

Infographic là gì? Các loại Infographic phổ biến hiện nay

Infographic là một loại trực quan hóa thông tin kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, biểu đồ để truyền đạt thông tin dễ hiểu và hấp dẫn.  
Internet là gì? Những điều cần biết về mạng Internet

Internet là gì? Những điều cần biết về mạng Internet

Internet đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống thường nhật của con người và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.  
Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là một dạng tài sản ảo chỉ mới xuất hiện chưa đầy 10 năm những đã tạo nên cơn sốt vô cùng “khủng” trên toàn cầu.  
Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Tìm đến công ty thiết kế website chuyên nghiệp là cách tốt nhất để bạn sở hữu trang web chất lượng và đáp ứng đầy đủ mọi tính năng.    
Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Phần mềm tăng like Facebook là công cụ tăng tương tác trên Facebook để thu hút sự chú ý từ người dùng và nâng cao uy tín thương hiệu.  
Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Zalo Business là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.