Google Shopping là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping từ A - Z

Mặc dù mới được ra mắt vào năm 2018 nhưng Google Shopping Ads đã trở thành mô hình được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn trong việc triển khai hoạt động quảng cáo đến khách hàng. Điều này đã chứng minh được hiệu quả của loại hình quảng cáo này mang lại là rất lớn và có tác động không nhỏ đến việc tăng doanh thu của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn cũng đang tìm kiếm một loại hình quảng cáo hiệu quả thì có thể tìm hiểu Google Shopping là gì và hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping từ A - Z để triển khai cho chiến dịch bán hàng của mình.
 

Google Shopping là gì? Cách chạy quảng cáo Google Shopping

 

Google Shopping là gì?

Google Shopping là một loại hình quảng cáo do Google cung cấp cho phép người dùng có thể nhìn thấy thông tin về một sản phẩm nhanh nhất. Đồng thời, tại đây cũng sẽ hiển thị sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, cho phép khách hàng thực hiện các so sánh để có thể chọn lựa ra mặt hàng tốt nhất. Thông thường, các sản phẩm này có thể hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm hoặc trong tab mua sắm. Ví dụ, khi người dùng nhập từ khóa “ván lướt sóng” trên thanh tìm kiếm của Google, bạn sẽ thấy sản phẩm quảng cáo được xuất hiện trên trang đầu hoặc tab mua sắm.

Google Shopping Ads sẽ được vận hành dựa trên 2 nền tảng đó là Google Adwords và Google Merchant Center. Trong đó, Google Adwords là nơi nhà bán lẻ chạy các chiến dịch mua sắm. Thông qua đó, bạn sẽ có thể kiểm soát ngân sách, giá thầu và các cài đặt khác như: vị trí, lịch chạy quảng cáo và thực hiện các tối ưu về hiệu suất. Còn Google Merchant Center sẽ là nơi chứa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, bao gồm các thuộc tính như: giá, màu, size,....
 

Tìm hiểu Google Shopping là gì?

Cách chạy quảng cáo Google Shopping đạt hiệu quả cao

Google Shopping giúp kinh doanh online hiệu quả và thành công dễ dàng hơn khi nhanh chóng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm. Nhìn thấy được lợi ích này, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các chiến dịch quảng cáo Google Shopping và đạt hiệu quả đáng kinh ngạc. Trong trường hợp chưa từng chạy quảng cáo này thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc không biết liệu Google Shopping Ads triển khai có khó không? Thực chất, sẽ có một hướng dẫn cụ thể để chạy quảng cáo Google Shopping và điều bạn cần làm đó chính là thực hiện theo những hướng dẫn đó.

Để có thể thiết lập quảng cáo Google Shopping, trước tiên bạn cần phải có tài khoản Google Ads và Google Merchant Center. Đồng thời, hai tài khoản này phải liên kết với nhau mới có thể tạo ra nguồn dữ liệu cho Google Shopping. Cụ thể các bước chạy quảng cáo Google Shopping đó là:

Bước 1: Tạo tài khoản Merchant Center

Đăng nhập vào đường link https://goo.gl/4rJ8kY để đăng ký tài khoản Google Merchant Center.
 

Quảng cáo Google Shopping

Bước 2: Xác minh Merchant Center 

Bạn cần xác minh Google Merchant Center với chủ website bằng một trong bốn cách sau đây:

Cách 1: Gắn đoạn mã HTML của Merchant Center lên web

- Gắn đoạn mã HTML của Merchant Center mà Google gửi đến.

- Có một đường link gợi ý để xác nhận với Merchant Center về việc tải file lên web.

- Bấm chọn xác minh URL để gửi đường dẫn đó đến Google Search Console.

- Thực hiện xác minh.

Lưu ý: Sau khi đã xác minh xong cũng không được xóa tệp HTML.
 

Google Shopping là gì?
 

Cách 2: Sử dụng thẻ HTML để xác minh

- Sao chép thẻ meta mà Merchant Center gợi ý vào trong phần thẻ head của trang chủ website.

- Bấm chọn xác minh URL để gửi đường dẫn đó đến Google Search Console.

- Thực hiện xác minh.

Lưu ý: Sau khi đã xác minh xong cũng không nên xóa thẻ meta.
 

Google Shopping Ads
 

Cách 3: Sử dụng Google analytics để xác minh 

Trong trường hợp email quản trị Analytics phân quyền cho email đăng ký Merchant Center cùng làm quản trị và đoạn mã code analytics đã được gắn trên website thì bạn có thể thực hiện xác minh bằng Analytics như sau:

- Bấm xác minh nếu dùng chung email để đăng ký.

- Sau đó gửi xác minh URL.
 

Chạy quảng cáo Google Shopping
 

Cách 4: Sử dụng Google Tag Manager để xác minh

Nếu email quản trị Google Tag Manager phân quyền cho email đăng ký Merchant Center cùng làm quản trị và đoạn mã code analytics đã được gắn trên website thì có thể thực hiện xác minh bằng Google Tag Manager. Trong trường hợp này bạn chỉ cần:

- Bấm xác minh.

- Gửi mã xác minh URL.
 

Cách chạy quảng cáo Google Shopping
 

Bước 3: Liên kết Merchant Center với Google AdWords

Đăng nhập Merchant Center, nhấn chọn biểu tượng ba dấu chấm ở phía trên góc phải màn hình rồi chọn liên kết với tài khoản Adwords. Lúc này, hãy nhập ID tài khoản Adwords rồi bấm gửi. Sau đó, đăng nhập Google Ads, vào mục cài đặt, chọn các tài khoản được liên kết để xác nhận liên kết với Google Merchant Center.
 

Cài đặt Google Shopping
 

Bước 4: Cập nhật sản phẩm lên Merchant Center

Cập nhật thông tin dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center bằng cách đăng nhập rồi chọn mục sản phẩm, tiếp đến chọn nguồn cấp dữ liệu rồi chọn dấu + để tạo nguồn cấp dữ liệu chính. Trong mục này bạn cần:

- Điền đầy đủ thông tin (đối với ngôn ngữ nên lựa chọn tiếng Anh để tránh trường hợp file bị lỗi).

- Đặt tên cho sản phẩm, sau đó chọn cách thiết lập nguồn dữ liệu và kết nối dữ liệu của bạn với Merchant Center.

- Nhấn chọn tạo bảng tính Google từ bản mẫu.
 

Chạy quảng cáo Google Shopping là gì?
 

Bước 5: Tạo chiến dịch Google Shopping Ads

Tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping bằng cách đăng nhập Google Ads. Sau đó, tạo chiến dịch và thêm các mục tiêu về doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập trang web hoặc cũng có thể không chọn mục tiêu nào.

Tiếp đến, chọn tài khoản Google Merchant Center có chứa thông tin của sản phẩm rồi chọn vị trí hiển thị. Lúc này sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn bao gồm:

- Chọn chiến dịch mua sắm nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là lượt truy cập hoặc không có mục tiêu nào.

- Chọn mua sắm thông minh nếu mục tiêu của bạn là doanh số hoặc gia tăng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, trong trường hợp này tài khoản của bạn sẽ được tiến hành đo lường chuyển đổi và phải đạt được ít nhất 20 chuyển đổi trên tháng mới có thể lựa chọn mua sắm thông minh.
 

Tạo chiến dịch Google Shopping Ads
 

Ở các bước tiếp theo bạn chỉ cần cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo giống như một chiến dịch Google Ads bình thường.

Lợi ích của Google Shopping Ads

Google là trang web có lượt truy cập nhiều nhất khi đạt con số lên đến 89,3 tỷ lần trong tháng 2 năm 2022 (theo Similarweb). Điều này có nghĩa là mỗi ngày, hàng tỷ người dùng sẽ sử dụng công cụ này để thực hiện các hoạt động tìm kiếm. Đây cũng chính là cơ hội mà doanh nghiệp nên tận dụng để tiếp cận và bán được nhiều sản phẩm hơn thông qua Google Shopping.

1. Tăng khả năng hiển thị

Bằng việc sử dụng Google Shopping Ads, bạn có thể đưa các sản phẩm của mình trở nên nổi bật với khách hàng hơn ngay trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh hay đã có danh tiếng trên thị trường, việc xuất hiện trên đầu trang này cũng sẽ góp một phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua sản phẩm.

Ngoài ra, với khả năng hiển thị tuyệt vời, cơ hội thu hút những khách hàng mới để họ mua sản phẩm còn cao hơn. Bởi vì họ thường là những người đã mua sắm sản phẩm tương tự. Vậy nên, những người này sẽ không cần phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm vì đã có kinh nghiệm khi sử dụng trước đó. Điều bạn cần làm là đưa ra kết quả phù hợp với người dùng bằng hình ảnh chất lượng cao, có liên quan và phần mô tả sản phẩm hấp dẫn.

2. Tăng phạm vi tiếp cận

Quảng cáo mua sắm không chỉ xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm mà còn được hiển thị ở phần quảng cáo Youtube, tab hình ảnh, tab mua sắm và các trang web đối tác khác của Google. Do đó, việc triển khai chiến dịch Google Shopping Ads sẽ giúp cho sản phẩm của bạn tiếp cận với thêm nhiều khách hàng hơn.

Ngoài ra, cũng không có giới hạn về số lần mà quảng cáo này xuất hiện. Điều đó có nghĩa là quảng cáo mua sắm của bạn có thể xuất hiện ở hầu hết mọi tìm kiếm có liên quan. Vậy nên về cơ bản, bạn có thể tăng phạm vi tiếp cận của mình với nhiều sản phẩm hơn trên một trang và nhiều đối tượng khách hàng hơn khi họ tìm mua một sản phẩm cụ thể.
 

Google shopping tăng phạm vi tiếp cận
 

3. Google Shopping Ads tập trung vào hoạt động bán lẻ

Google Shopping Ads sẽ sử dụng các nguồn cấp dữ liệu có trong Merchant Center để hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng thay vì việc dùng từ khóa. Lúc này, khi người dùng nhập một keyword trên thanh tìm kiếm Google, sản phẩm được hiển thị giống như trong một cửa hàng bán lẻ với đầy đủ thông tin từ dữ liệu Merchant Center như: tên, giá cả và thương hiệu. Bằng việc có được những gì mà mình quan tâm khi lựa chọn một sản phẩm, hành trình mua hàng cũng sẽ được rút ngắn hơn, giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chốt đơn nhanh nhất.

4. Tăng tỷ lệ nhấp (CTR)

Google Shopping Ads thường xuất hiện ở đầu hoặc bên cạnh trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp cho quảng cáo của bạn trở nên nổi bật hơn đối với khách truy cập. Nếu sản phẩm xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm thì điều đó có nghĩa là cơ hội tăng Click Through Rate (tỷ lệ nhấp) càng cao hơn.

Khi bạn lựa chọn từ khóa phù hợp với cách người dùng tìm kiếm, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được hiển thị ngay trên trang kết quả. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển hướng đến trang mua sắm của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trang web đã được tăng thêm tỷ lệ CTR.

5. Giảm chi phí mỗi lần nhấp (CPC)

Một yếu tố chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chỉ số CTR đó chính là Cost Per Click - chi phí mỗi lần nhấp chuột hay còn được gọi là CPC. Bằng việc cải thiện CTR, CPC của bạn cũng sẽ được giảm đánh kể. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong chiến dịch quảng cáo của mình mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

6. Tối ưu tỷ suất hoàn vốn (ROI)

Tại sao nói rằng Google Shopping Ads là một khoản đầu tư thông minh cho ngân sách tiếp thị? Đối với những người đã thực hiện chiến dịch chạy quảng cáo này chắc hẳn cũng nhận ra rằng Google Shopping ngoài việc tăng tỷ lệ nhấp, giảm chi phí còn mang lại kết quả tốt trong việc tối ưu tỷ suất hoàn vốn. Cụ thể ở đây đó là sự kết hợp giữa CTR được cải thiện và CPC thấp hơn sẽ giúp cho ROI đạt kết quả tốt. Theo thống kê, trong một số trường hợp chi phí cho mỗi lần bán đã giảm xuống đến một nửa ngân sách chiến dịch nhưng lại có thể tạo ra doanh số gấp đôi.
 

Google Shopping tối ưu tỷ suất hoàn vốn
 

7. Hiển thị quảng cáo trên di động tốt hơn

Theo Statista - một công ty nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng 72,9% tất cả các trang thương mại điện tử dự kiến tạo ra doanh số bán hàng thông qua thiết bị di động. Bởi vì hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để mua sắm. Vậy nên, lý tưởng nhất là bạn cần tối ưu quảng cáo trên thiết bị di động, giúp cho việc tìm kiếm sản phẩm cũng như để hành trình mua hàng diễn ra thuận lợi hơn. Với Google Shopping Ads, các sản phẩm của bạn sẽ được đảm bảo hiển thị đẹp hơn, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm.

8. Cài đặt dễ dàng, tiết kiệm chi phí và thời gian

Một trong những lý do để Google Shopping Ads trở nên phổ biến, đặc biệt với các nhà bán lẻ đó là vì chiến dịch quảng cáo này dễ thiết lập, kiểm soát cũng như quản lý. Để tạo quảng cáo Google Shopping, bạn không cần phải có từ khóa hoặc văn bản bởi vì công việc này gần như đã được thực hiện tự động và sử dụng nguồn cấp dữ liệu có sẵn bằng việc thiết lập trong Google Merchant Center.

Hay thậm chí, bạn không cần phải thêm thông tin về từng sản phẩm theo cách thủ công bởi vì đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ lấy dữ liệu để cung cấp mô tả cho quảng cáo. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian mà vẫn tạo ra được một chiến dịch bán hàng hiệu quả.

9. Tự động cập nhật thay đổi thông tin sản phẩm

Khi đã thiết lập nguồn cấp dữ liệu trong Merchant Center, chiến dịch quảng cáo của bạn cũng sẽ tự động cập nhật thông tin về tình trạng sản phẩm và không đặt giá thầu cho những mặt hàng không còn hoặc đã bán hết. Tương tự, nếu bạn thêm các sản phẩm mới, nguồn cấp dữ liệu cũng sẽ được thêm vào ngày hôm sau. Điều đó có nghĩa là chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ không cần phải cập nhật một cách thủ công mà sẽ được cập nhật tự động. Ví dụ, ban đầu bạn cập nhật giày cao gót màu trắng với số lượng 10 đôi trong Merchant Center, khách hàng thực hiện tìm kiếm và đặt mua sản phẩm của bạn. Khi đã bán hết 10 đôi, tự động sản phẩm này sẽ dừng quảng cáo nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

10. Nhãn tùy chỉnh

Bạn có thể thêm tối đa 5 lớp nhãn tùy chỉnh cho Google Shopping Ads của mình, giúp chiến dịch được kiểm soát chặt chẽ hơn. Ví dụ, với những sản phẩm tồn kho và muốn bán nhanh hơn, bạn có thể gắn nhãn giảm giá để khuyến khích khách mua hàng. Hay là đối với những sản phẩm bán theo mùa ví dụ như thời trang, bạn cũng có thể đặt nhãn dán thích hợp để khách hàng của mình biết được đây là mặt hàng dành cho từng thời điểm cụ thể. Sau đó, bạn sẽ dùng những giá trị này để theo dõi, báo cáo và đặt giá thầu cho chiến dịch mua sắm của mình.

11. Báo cáo dễ dàng

Google Shopping Ads cung cấp dữ liệu về cách sản phẩm hoạt động, theo đó bạn có thể:

- Theo dõi hiệu suất sản phẩm ở bất kỳ giai đoạn nào.

- Sử dụng bộ lọc để xem các sản phẩm đang hoạt động như thế nào.

- Tương tự cách xem xét quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không, Google Shopping Ads cũng cho phép bạn phân tích dữ liệu toàn điện về số lần hiển thị, số nhấp chuột, giá mỗi lần nhấp chuột trung bình cũng, số liệu chuyển đổi cũng như các số liệu khác.

 

Báo cáo từ Google Shopping

12. Số liệu cạnh tranh

Đôi khi, cũng rất khó để biết được quảng cáo của bạn có khác biệt như thế nào so với đối thủ. Vì vậy, Google Shopping Ads đã có một chức năng khác đó là đánh giá dữ liệu điểm chuẩn. Theo đó, bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về cách chiến dịch của mình hoạt động so với đối thủ cạnh tranh. Đây là dữ liệu rất hữu ích để bạn có thể tạo ra những thay đổi, điều chỉnh sao cho hiệu quả hơn.

Cách thức hoạt động của Google Shopping Ads

Quảng cáo Google shopping rất khác về cách thức hoạt động so với quảng cáo Google thông thường. Chiến dịch quảng cáo này sẽ cho phép bạn triển khai ba loại quảng cáo khác nhau bao gồm:

- Quảng cáo mua sắm sản phẩm: Dữ liệu từ quảng cáo này sẽ được lấy từ Google Merchant Center.

- Quảng cáo trưng bày: Quảng cáo được thực hiện bằng cách nhóm các sản phẩm có liên quan với nhau. Nhờ đó, khách hàng có thể so sánh một số sản phẩm của bạn và đưa ra lựa chọn phù hợp.

- Quảng cáo hàng tồn kho: Loại quảng cáo này được tạo ra bằng cách kết hợp dữ liệu sản phẩm và dữ liệu hàng tồn kho để thu hút người dùng, nhờ đó khuyến khích họ ghé thăm cửa hàng của bạn.

Quảng cáo Google Shopping Ads hiển thị ở những vị trí nào?

Google Shopping Ads là cách hiệu quả để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng bằng cách cho hiển thị ở nhiều vị trí khác nhau. Cụ thể, có 4 vị trí mà quảng cáo Google Shopping sẽ hiển thị đó là:

- Trên tab mua sắm của Google tìm kiếm.

- Bên cạnh kết quả tìm kiếm của Google tìm kiếm và Google hình ảnh.

- Trên trang web đối tác của Google.

- Trên Youtube, Gmail và Google khám phá.
 

Vị trí hiển thị quảng cáo Google Shopping Ads

Doanh nghiệp nào nên chạy quảng cáo Google Shopping?

Hiện nay, Google cung cấp đến các doanh nghiệp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau. Mỗi loại hình đều sẽ mang đến một mục tiêu, cách xuất hiện quảng cáo sao cho phù hợp với hoạt động hình kinh doanh. Trong đó, Google Shopping Ads là cách quảng cáo phù hợp đối với:

1. Website thương mại điện tử

Khi tìm kiếm một sản phẩm, chắc hẳn bạn cũng không ngạc nhiên khi thấy xuất hiện quảng cáo Google Shopping từ những “ông lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam như: Shopee, Lazada, Tiki, Sen đỏ hay ngay cả những trang web lớn trên thế giới như: Amazon, Alibaba, Taobao,.... Đúng vậy, với khả năng mà Google Shopping mang đến, không có lý do gì để những website thương mại điện tử lớn này bỏ qua cơ hội hội để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng, gia tăng khả năng kinh doanh.

2. Cửa hàng online

Không chỉ các website thương mại điện tử mà Google Shopping Ads còn là cách hiệu quả để những cửa hàng online bán sản phẩm. Có thể Facebook Ads là một trang mạng xã hội có người dùng lớn và là cơ hội để doanh nghiệp triển khai chiến dịch quảng cáo bán sản phẩm. Tuy nhiên, liệu rằng có phải ai cũng tin tưởng những quảng cáo trên Facebook? Chính vì vậy, để tăng khả năng kinh doanh, bạn cần tận dụng tối đa nhiều phương thức tiếp cận khách hàng khác nhau để sản phẩm của mình được hiển thị nhiều nhất.

Google Merchant Center của Google Shopping là gì?

Google Merchant Center là một nền tảng kỹ thuật số, nơi các nhà bán lẻ tải dữ liệu sản phẩm của mình để thực hiện quảng cáo mua sắm trên Google. Trong Merchant Center, bạn cũng cần cung cấp thông tin về tên sản phẩm, giá cả, giao hàng,.... Có thể thấy, tất cả các sản phẩm được dùng để chạy chiến dịch quảng cáo Google Shopping đều được tải dữ liệu từ Google Merchant Center. Chính vì vậy, Merchant Center cũng đóng vai trò là nguồn thông tin cho danh sách sản phẩm không phải trả tiền mà Google giới thiệu trong tab Google Shopping.

Google Merchant Center

Điều kiện để chạy quảng cáo Google Shopping là gì?

Để có thể triển khai chiến dịch chạy quảng cáo Google Shopping, bạn cần phải đảm bảo có đủ ba điều kiện sau:

- Có chức năng e-commerce cho quảng cáo, bao gồm thông tin sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng và thanh toán.

- Cần cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách đổi trả hàng hóa, thanh toán, hoàn tiền, cách vận chuyển cũng như về bảo hành sản phẩm.

- Website đã được cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL.

Tại sao quảng cáo Google Shopping không hiển thị

Google Shopping là một cơ hội lớn để doanh nghiệp triển khai các hoạt động quảng cáo bán hàng, để sản phẩm tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Chính vì vậy, đây được xem là lựa chọn tối ưu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể vì sai sót làm cho quảng cáo không thể hiển thị được, trong đó một số lý do phổ biến bao gồm:

- Vi phạm chính sách quảng cáo do Google đưa ra, cụ thể là sai về tiêu đề, hình ảnh, mô tả và khả dụng.

- Sai vị trí địa lý quốc gia và không nhắm đến một quốc gia nhất định.

- Quảng cáo không được phê duyệt vì xảy ra sự cố, lúc này hãy liên hệ với Google để được hỗ trợ.

- Lỗi nguồn cấp dữ liệu hoặc do vi phạm chính sách sản phẩm.

- Thiếu biến thể, làm hạn chế khả năng hiển thị quảng cáo đến người dùng.

- Chất lượng hình ảnh kém làm cho quảng cáo không được hiển thị.

- Google Merchant Center và Google Ads không được kết nối.

- Giá thầu thấp hơn nhiều so với điểm tiêu chuẩn làm cho sản phẩm không có khả năng hiển thị.

- Khả năng liên kết thanh toán gặp phải vấn đề, có thể là do trong hồ sơ không có thẻ thanh toán hoặc thông tin thanh toán không khớp.

Một số lưu ý quan trọng khi chạy quảng cáo Google Shopping

Bạn không nên bắt tay ngay vào việc thực hiện chạy quảng cáo Google Shopping cho những sản phẩm tâm đắc mà trước tiên hãy test thử 30 mặt hàng phụ của mình. Điều này sẽ giúp bạn biết cách vận hành một chiến dịch quảng cáo mua sắm cũng như nắm được tỷ lệ chuyển đổi trên Google Shopping. Những kinh nghiệm có được từ lần chạy thử này sẽ là cơ sở hữu ích cho việc áp dụng vào quảng cáo chính thức. Sau đó, bạn hãy tiếp tục tiến hành tối ưu để mang đến tỷ suất hoàn vốn tốt hơn cho nhóm sản phẩm. Hoặc cũng có thể từ kinh nghiệm chạy quảng cáo này để tiếp tục thực hiện các chiến dịch Google Shopping khác mang lại kết quả tốt hơn.

Thực chất, chạy quảng cáo Google Shopping không khó mà phần phức tạp nhất nằm ở giai đoạn nhập dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center. Chính vì vậy, để quảng cáo được diễn ra thuận lợi nhất, bạn nên đọc kỹ chính sách và thực hiện theo các bước như hướng dẫn.

Lưu ý khi quảng cáo Google Shopping
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu được Google Shopping là gì cũng như cách triển khai chiến dịch quảng cáo mua sắm hiệu quả nhất. Hiện nay, Google đưa ra nhiều loại hình quảng cáo để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhanh chóng tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm. Với lượng người dùng thực hiện tìm kiếm trên công cụ này thì đây chính là cơ hội để bạn thực hiện chạy quảng cáo nói chung cũng như Google Shopping Ads nói riêng nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và đạt được kết quả doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.