Cẩm nang chạy quảng cáo Youtube từ A - Z

Theo thống kê mới nhất từ Hootsuite Global State of Digital 2022, Youtube có hơn 1,7 tỷ người truy cập hàng tháng, chỉ đứng sau Google và nhiều hơn cả Facebook, Wikipedia, Amazon, Instagram. Đây là một nền tảng mạng xã hội có trên 15 năm tuổi và cho đến nay vẫn không ngừng cải tiến để trở nên phát triển mạnh hơn. Với lượng người dùng lớn như vậy, không có lý do gì để doanh nghiệp bỏ qua một kênh hiệu quả giúp tiếp cận khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng thị phần. Hơn thể nữa, Youtube cũng rất ưu ái các doanh nghiệp khi đưa ra nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các chiến dịch phù hợp nhằm mang đến kết quả tốt nhất. Vậy nên, nếu bạn cũng đang tìm kiếm về một kênh quảng cáo mới thì có thể tham khảo cẩm nang chạy quảng cáo Youtube từ A - Z để lựa chọn được một chiến dịch phù hợp cho doanh nghiệp.
 

Cẩm nang chạy quảng cáo Youtube từ A - Z
 

Chi phí quảng cáo trên Youtube có đắt không?

Với lượng người dùng khổng lồ đã giúp cho quảng cáo Youtube trở thành chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Nếu bạn cũng đang nghĩ về việc sẽ triển khai quảng cáo trên Youtube trong thời gian tới, có lẽ một câu hỏi lớn đang được đặt ra đó chính là chạy quảng cáo youtube bao nhiêu tiền?

Đối với quảng cáo video trên Youtube, thông thường bạn sẽ phải trả phí dựa trên mỗi lượt xem. Trong đó, nếu chỉ là quảng cáo thông thường thì chi phí mỗi lượt xem sẽ dao động từ 80 - 150 đồng. Còn đối với dạng bumper ads, chi phí thường được tính trên 1000 lần hiển thị (CPM - Cost Per 1000 Impression) với mức giá đấu thầu từ 20.000 - 30.000 đồng. Đây chỉ là con số trung bình, trên thực tế thì chi phí quảng cáo Youtube của các doanh nghiệp thường không giống nhau, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào chất lượng video, đối tượng mục tiêu và kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được.

Ngoài ra, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc nếu người xem bấm vào nút skip ads (bỏ qua quảng cáo) khi chưa xem hết thì có phải trả tiền không? Nếu là vấn đề này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, bởi vì Youtube cũng đưa ra các điều khoản để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Theo đó, những quảng cáo dưới 5 giây sẽ không được Youtube tính phí. Điều đó có nghĩa là nếu người dùng lựa chọn bỏ qua quảng cáo trước khi xem quá 5 giây thì mọi thứ vẫn đang miễn phí.

Các hình thức quảng cáo Youtube

1. Skippable in-stream ads (quảng cáo trong luồng)

Skippable in-stream ads thường được sử dụng khi bạn có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong hoặc sau các video khác trên Youtube. Loại quảng cáo này có thể bỏ qua phát trước, trong hoặc sau các video khác, nghĩa là sau 5 giây người xem được tùy ý lựa chọn bỏ qua.

Bằng cách đặt giá thầu CPV (Cost Per View - số tiền tối đa trả cho một lượt xem video), bạn sẽ chỉ cần trả tiền khi quảng cáo đã được xem trên 30 giây hoặc toàn bộ thời lượng nếu video đó dưới 30 giây. Ngoài ra, nếu người dùng có bất kỳ tương tác nào với video thì bạn cũng sẽ trả tiền cho điều này. Còn nếu đặt giá thầu CPM, CPA (Cost Per Action - chi phí phải trả cho một hành động) và tối đa hóa lượt chuyển đổi thì bạn sẽ phải trả tiền dựa trên số lần hiển thị.

Mục tiêu chiến dịch khi sử dụng loại quảng cáo này đó là bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập trang web, tăng nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận cũng như giúp cho người xem cân nhắc về sản phẩm và thương hiệu. Những thông số kỹ thuật trong skippable in-stream ads gồm:

- Thời lượng video: tối thiểu 12 giây và tối đa 240 giây.

Thời điểm phát: trước, trong và sau video.

Độ dài tiêu đề: 15 ký tự.

Độ dài CTA: 10 ký tự.

Biển ngữ: 300 x 60 pixel hiển thị góc dưới bên phải.

Cách tính phí: Đặt giá thầu CPV hoặc trả tiền cho số lần hiển thị CPM.
 

Chạy quảng cáo Youtube
 

2. Non-skippable in-stream ads (quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua)

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua thường được dùng khi bạn có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong và sau các video khác trên Youtube. Với hình thức quảng cáo này, người xem sẽ phải xem toàn bộ thông điệp bạn muốn truyền tải mà không thể bỏ qua video.

Về cách hoạt động, Non-skippable in-stream ads có thời lượng phát là 15 giây (hoặc ngắn hơn) và người xem không có tùy chọn để bỏ qua quảng cáo. Hình thức quảng cáo này sẽ sử dụng cách đặt giá thầu CPM và bạn cần trả tiền dựa trên số lần hiển thị. Vậy nên, có thể thấy mục tiêu của chiến dịch quảng cáo này là tăng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận. Những thông số kỹ thuật nổi bật của quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua đó là:

- Độ dài thời lượng video: tối đa 15 giây.

Thời điểm phát: trước, trong và sau video.

Độ dài tiêu đề: 15 ký tự.

Độ dài CTA: 10 ký tự.

Cách tính phí: Trả tiền cho số lần hiển thị.
 

Chạy quảng cáo Youtube không thể bỏ qua
 

3. Quảng cáo đệm (bumper ads)

Nếu bạn đang muốn truyền tải một thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ thì quảng cáo đệm chính là lựa chọn hoàn hảo. Bởi vì thường quảng cáo này chỉ có độ dài tối đa là 6 giây nên cần sản xuất sao cho mục đích truyền tải được thực hiện nhanh nhất. Khi sử dụng quảng cáo đệm, bạn chỉ cần trả tiền theo số lần hiển thị. Cụ thể là khi quảng cáo được hiển thị 1000 lần thì bạn mới cần phải trả tiền cho một quảng cáo đệm với mục tiêu là tăng nhận dạng thương hiệu và phạm vi tiếp cận. Những thông số kỹ thuật về bumper ads:

- Độ dài thời lượng video: tối đa 6 giây.

Thời điểm phát: Trước, trong hoặc sau video.

Độ dài tiêu đề: 15 ký tự.

Độ dài CTA: 10 ký tự.

Cách tính chi phí: Dựa trên số lần hiển thị (CPM).
 

Chạy quảng cáo đệm trên Youtube
 

4. Quảng cáo khám phá (discovery ads)

Trên thực tế, quảng cáo khám phá rất giống với các loại quảng cáo PPC khi xuất hiện giữa các kết quả tìm kiếm. Tương tự quảng cáo bằng văn bản của Google, discovery ads của Youtube cũng sẽ cho người dùng biết được họ đang xem một quảng cáo có trả phí. Hình thức quảng cáo này bao gồm một hình ảnh thu nhỏ cùng với ba dòng văn bản và có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm, trang xem video, trang chủ của Youtube. Có thể thấy, nhờ vào khả năng hiển thị ở nhiều vị trí nên quảng cáo khám phá là cách hiệu quả để bạn tăng độ nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận với người dùng. Một số thông số kỹ thuật về loại quảng cáo này đó là:

Độ dài thời lượng video: tối thiểu 12 giây.

Độ dài tiêu đề: tối đa 100 ký tự. 

Độ dài đoạn mô tả: hai đoạn, mỗi đoạn tối đa 35 ký tự.

Cách tính phí: Trả tiền dựa trên số lần nhấp chuột (CPC).
 

Chạy quảng cáo trên Youtube
 

5. Quảng cáo banner hiển thị (in-video overlay ads)

Quảng cáo banner hiển thị hay còn được gọi là quảng cáo lớp phủ, đây là một cách tuyệt vời để điều hướng traffic từ kênh Youtube của bạn về website. Để có thể đạt được kết quả tốt nhất, trước tiên bạn cần phải đưa vào kênh những video giải trí, hấp dẫn hoặc tạo một video để khuyến khích mọi người ở lại thay vì chuyển đến một kênh khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo quảng cáo hình ảnh lớp phủ xuất hiện trên video của bất kỳ ai để gia tăng lượt nhấp của người xem qua kênh của bạn. Những thông số kỹ thuật bạn cần lưu ý đối với quảng cáo in-video overlay ads đó là:

Đối với loại quảng cáo overlay image: 

Tùy chọn: bắt buộc.

Kích thước: 480 x 70 pixel.

Loại tệp: .gif, .png, .jpg.

Kích thước tập tin: 150Kb.

Đối với loại companion banner:

Tùy chọn: có hoặc không.

Kích thước: 300 x 250 pixel.

Loại tệp: .gif, .png, .jpg.

Kích thước tập tin: 150Kb.
 

Youtube quảng cáo
 

6. Sponsored card ads (thẻ tài trợ)

Thẻ tài trợ (sponsored card ads) là một dạng quảng cáo được hiển thị dưới dạng thẻ sản phẩm liên quan đến video mà người xem đang được xem. Các thẻ này sẽ được tự động xem xét và người dùng có thể duyệt để xem thêm nếu như họ có nhu cầu. Trong sponsored card ads sẽ chứa nhiều thông tin về các sản phẩm có liên quan hơn so với sử dụng quảng cáo hiển thị hình ảnh.
 

Chạy ads Youtube
 

7. Display ads

Display ads là quảng cáo hiển thị hình ảnh và có thể sẽ ít phổ biến hơn so với các hình thức quảng cáo Youtube khác. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là display ads không tạo ra kết quả tích cực cho chiến dịch của bạn. Theo báo cáo gần đây nhất, Youtube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới sau Google. Điều đó có nghĩa là những quảng cáo hiển thị hình ảnh cũng có thể hoạt động như một sự thay thế trên Google nếu bạn đang muốn nhắm đến đối tượng khách hàng trong một thị trường ngách. Quảng cáo này sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định và thường hiển thị ở cột phải bên trên danh sách video được đề xuất. Những thông số kỹ thuật về quảng cáo display ads:

- Độ dài thời lượng video: tối thiểu 12 giây.

- Độ dài tiêu đề: tối đa 100 ký tự.

Độ dài mô tả: 2 đoạn, mỗi đoạn 35 ký tự.

Cách tính phí: trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột xem (CPC).
 

Quảng cáo trên Youtube
 

Hướng dẫn các bước chạy quảng cáo Youtube

Bước 1: Cài đặt quảng cáo Youtube

Trước khi bắt đầu thực hiện chiến dịch quảng cáo Youtube, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ tài khoản quảng cáo Google, thẻ visa hoặc thẻ mastercard và một kênh Youtube. 

Để tạo tài khoản Google, bạn có thể truy cập vào trang web https://accounts.google.com/signup. Sau đó, tiến hành điền đầy đủ thông tin của mình theo yêu cầu của Google và nhấn “Tôi đồng ý” để hoàn tất quá trình tạo tài khoản.
 

Cách tạo quảng cáo Youtube
 

Tiếp đến, bạn cần thêm phương thức thanh toán trong tài khoản của Google bằng cách thực hiện theo thứ tự như sau:

Truy cập trang web https://adwords.google.com/ và nhấn nút “Bắt đầu ngay”.

Điền thông tin gmail bạn vừa đăng ký và tên trang web rồi nhấn “Tiếp tục”.

Thiết lập và lưu các thông số của chiến dịch theo hướng dẫn.

Thêm thông tin thanh toán cho Google Ads.

Điền các thông tin thẻ thanh toán như số thẻ, tên chủ thẻ, CVC, tháng/năm rồi đánh dấu tick vào ô “Địa chỉ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ giống như ở trên”.

Đánh dấu tích vào ô “Tôi đồng ý với điều khoản của Adwords” sau đó nhấn nút “Hoàn tất và tạo quảng cáo”

Sau khi đã cài đặt xong tài khoản quảng cáo Google, tiếp đến bạn cần liên kết với kênh Youtube muốn chạy quảng cáo. Thứ tự thực hiện liên kết tài khoản như sau:

Ở phía góc bên phải của trang Google Adwords, bạn hãy nhấn vào chữ “Cài đặt” và chọn “Tài khoản được liên kết”. 

- Tìm chọn Youtube rồi nhấn vào nút “Chi tiết”.

Bấm nút “Thêm kênh” và dán đường link Youtube vào.

Bấm chọn “Tôi sở hữu kênh này” sau đó chọn nút “Vào Youtube”.

Lúc này, tài khoản quảng cáo sẽ hiển thị các kênh Youtube được liên kết và bạn chỉ cần chọn kênh mà mình muốn chạy quảng cáo rồi nhấn OK.

Tiếp đến, đặt tên cho tài khoản quảng cáo, bấm tick vào cả ba đặc quyền và chọn “Hoàn tất” là bạn đã kết nối Google Ads với Youtube thành công.

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo trên Youtube

Trong trang quảng cáo Google Ads, ở thanh sidebar bên phải bạn hãy chọn “Chiến dịch” rồi nhấp vào biểu tượng dấu + màu xanh.
 

Cách chạy quảng cáo trên Youtube
 

Lúc này, một danh mục chứa “Chiến dịch mới” sẽ xuất hiện, hãy nhấn chọn vào đó.
 

Cách chạy Youtube ads
 

Sau đó, bạn sẽ được chuyển hướng để đi đến chọn mục tiêu sẽ làm cho chiến dịch thành công. Lúc này hãy nhấn chọn “Tạo một chiến dịch mà không phải hướng dẫn về mục tiêu".
 

Cách quảng cáo trên Youtube
 

Tiếp đến, Google sẽ cấp cho bạn các loại chiến dịch bao gồm: tìm kiếm, hiển thị, mua sắm, video, ứng dụng, smart, địa phương và khám phá. Trong trường hợp này hãy nhấn chọn video.
 

Cách chạy chiến dịch Youtube ads
 

Bước 3: Cài đặt cấu hình Youtube quảng cáo

Trong bước này, bạn sẽ đặt tên chiến dịch, ngân sách và lịch chạy cho quảng cáo Youtube. Trong đó, về chiến lược giá thì bạn có hai sự lựa chọn bao gồm:

Chi phí tối đa cho một lượt xem quảng cáo (CPV).

Chi phí tối đa cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo (CPM).
 

Cách cài đặt quảng cáo Youtube
 

Tiếp đến, trong mục “Mạng” sẽ có ba sự lựa chọn bao gồm: kết quả tìm kiếm trên Youtube, video trên Youtube và đối tác trên Google hiển thị, bạn muốn chọn vị trí nào thì sẽ tick vào ô đó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn địa điểm hiển thị video. Có ba sự lựa chọn bao gồm: tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam và nhập một vị trí khác, bạn hãy chọn một vị trí phù hợp. Tiếp đến là chọn ngôn ngữ, nếu khách hàng của bạn là người Việt Nam thì nên chọn ngôn ngữ là tiếng Việt.
 

Cách cài đặt quảng cáo trên Youtube
 

Tại mục tùy chọn loại trừ nội dung, bạn có thể cài đặt để quảng cáo của mình chỉ hiển thị trên những video phù hợp với thương hiệu. Nhiều người sẽ nghĩ rằng điều này là không cần thiết nhưng thực chất lại mang đến tác động khá lớn cho chiến dịch. Điều này sẽ cho phép bạn từ chối các danh mục nội dung nhạy cảm làm ảnh hưởng xấu đến quảng cáo.
 

Cách cài đặt Youtube ads
 

Bước 4: Lựa chọn đối tượng mục tiêu

Lựa chọn đối tượng mục tiêu là bước quan trọng để quảng cáo của bạn được hiển thị đến đúng khách hàng mục tiêu. Lúc này, bạn có thể định hình chân dung khách hàng trong mục “Nhân khẩu học” bằng cách lựa chọn các đặc điểm phù hợp về giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập.
 

Chạy chiến dịch Youtube ads
 

Sau đó, tiếp tục cụ thể hóa chân dung khách hàng của mình bằng cách chọn đối tượng có thể xem quảng cáo.
 

Chạy chiến dịch Youtube ads hiệu quả
 

Bước 5: Chọn loại nội dung muốn hiển thị quảng cáo

Trong nội dung muốn hiển thị quảng cáo, bạn cần trình bày các mục sau đây:

- Từ khóa: Đây là những cụm từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để nhắm mục tiêu nội dung liên quan.

Chủ đề: Chọn chủ đề hiển thị quảng cáo trên nội dung về các vấn đề cụ thể liên quan đến chiến dịch.

Vị trí quảng cáo: Chọn vị trí quảng cáo phù hợp hoặc cũng có thể để trống phần này. Trong trường hợp để trống, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở mọi vị trí trên Youtube sao cho phù hợp với mục tiêu chiến dịch.

Bước 6: Chọn video hiển thị quảng cáo

Tải video quảng cáo cho kênh Youtube sau đó nhập từ khóa liên quan để khi người dùng tìm kiếm, video của bạn sẽ được hiển thị.

Bước 7: Định dạng video quảng cáo

Dựa trên đặc tính của chiến dịch quảng cáo mà bạn sẽ được đề xuất các định dạng phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thêm URL, lời kêu gọi và tiêu đề để chiến dịch diễn ra hiệu quả. Sau khi đã hoàn tất, bạn hãy bấm “Lưu và tiếp tục” rồi chọn “Tiếp tục tới chiến dịch” để hoàn tất quá trình thiết lập quảng cáo Youtube.
 

Cách chạy quảng cáo trên Youtube hiệu quả
 

Các chỉ số cần quan tâm sau khi chạy ads Youtube

Một chiến dịch được đánh giá là thành công hay thất bại đều dựa vào những con số cụ thể. Điều này phản ánh một cách trực quan và trung thực những gì bạn đạt được khi triển khai một chiến dịch quảng cáo trên Youtube. Chính vì vậy, cũng giống như việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo Google Ads, trong quá trình chiến dịch Youtube Ads diễn ra, bạn cần theo dõi thường xuyên hiệu quả hoạt động dựa trên các chỉ số sau:

Số lần hiển thị, có nghĩa là mỗi lần phát quảng cáo.

Số lượt xem quảng cáo dài hơn 10 giây.

Tỷ lệ % người xem quyết định xem hoặc tương tác với video quảng cáo.

Số tiền trung bình bạn phải trả khi một ai đó xem quảng cáo (PCV).

Việc thường xuyên theo dõi những chỉ số này sẽ giúp cho bạn hiểu được quảng cáo của mình hiện đang hoạt động như thế nào? Có phù hợp với mục tiêu ban đầu đưa ra hay không? Có đang nhắm đến đúng đối tượng khách hàng hay không? Chi phí bỏ ra so với hiệu quả đạt được có hợp lý không? Từ đó, đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nhằm tối ưu chiến dịch tốt nhất. 

Một số tips để quảng cáo trên Youtube đạt hiệu quả cao

Chạy quảng cáo trên Youtube không khó, nhưng để chiến dịch đạt được hiệu quả cao cũng không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lên một chiến dịch phù hợp, đồng thời trong quá trình diễn ra quảng cáo cũng phải theo dõi thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp. Trong đó, một số tips dưới đây sẽ giúp cho bạn có một chiến đạt hiệu quả cao hơn:

1. Xác định loại chiến dịch

Để mang đến thành công cho quảng cáo, trước tiên bạn cần phải xác định loại chiến dịch mà doanh nghiệp muốn thực hiện là gì. Bạn không để tạo ra được một chiến dịch thành công nếu như không biết rõ mình muốn đạt được điều gì. Cho dù là tăng khách hàng tiềm năng, đăng ký hoặc bán hàng, bạn cùng phải đề ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch. Từ đó, chọn định dạng quảng cáo phù hợp để hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ, nếu bạn muốn tăng lưu lượng truy cập cho website, có thể sử dụng quảng cáo skippable in-stream ads để cho phép mọi người truy cập vào trang web thay vì sử dụng bumper ads chỉ kéo dài 6 giây.
 

Chi phí quảng cáo trên Youtube
 

2. Sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau

Nếu bạn muốn thành công với quảng cáo Youtube, hãy sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau. Việc thử nhiều loại hình quảng cáo sẽ giúp bạn biết được định dạng nào phù hợp cho chiến dịch của doanh nghiệp. Cụ thể, thông qua điều này, bạn có thể biết được loại quảng cáo nào thu hút người xem nhất thông qua lượt tương tác. Bằng cách thử các loại quảng cáo khác nhau, bạn sẽ giữ cho chiến lược Youtube ads của mình luôn mới và đảm bảo nhận được kết quả tốt nhất.

3. Xác định chính xác khách hàng mục tiêu

Nếu muốn chiến dịch chạy ads Youtube thành công, bạn cần phải biết được mục tiêu mà mình đang nhắm đến là ai. Hay nói cách khác, để quảng cáo hiển thị đến đúng người, bạn phải thiết lập mục tiêu đối tượng. Vậy làm thế nào để xác định đúng khách hàng mục tiêu? Bạn có thể dựa trên những đặc điểm chung của khách hàng như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thói quen mua hàng và nhiều hơn thế nữa.

Khi xác định được những thông tin này, bạn có thể tạo ra quảng cáo thu hút khách hàng hiệu quả hơn bằng cách tùy chọn nhắm mục tiêu của Youtube ads để tiếp cận đến đúng người xem. Thông qua bước này, bạn có thể cải thiện mức độ tương tác và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

4. Thu hút sự quan tâm của người xem

Một video thành công là khi có khả năng thu hút người xem ngay từ những giây đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý đến điều này, có nghĩa là thay vì để phần hấp dẫn nhất ở những giây đầu tiên thì họ lại tạo ra sự thu hút ở những giây sau. Nếu bạn đang chạy quảng cáo skippable in-stream, trong 5 giây đầu người xem không thấy được sự thu hút chắc chắn họ sẽ ấn bỏ qua ngay. Điều đó có nghĩa là bạn đã tự mình làm mất đi khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, để tránh việc này xảy ra thì bạn hãy bắt tay ngay vào tạo một quảng cáo thu hút sự chú ý của khán giả ngay lập tức.

Chạy quảng cáo trên Youtube hiệu quả
 

5. Xây dựng video lôi cuốn bằng một câu chuyện hoặc truyền cảm xúc

Bạn không chỉ cần tạo một quảng cáo thu hút sự quan tâm từ người xem mà còn phải khơi gợi cảm xúc của họ. Ví dụ, bạn có thể làm cho người xem cảm thấy vui vẻ, phấn khích, buồn bã hay mang một cảm tâm trạng cụ thể khác. Điều này sẽ kích thích người xem tương tác với nội dung trong video quảng cũng như giữ chân khách hàng của mình lâu hơn.

6. Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA)

Bất kể bạn có sử dụng loại quảng cáo gì thì lời kêu gọi hành động để thu hút đối tượng tương tác cũng là điều cần thiết. CTA rất quan trọng trong việc thúc đẩy khán giả của bạn thực hiện các bước tiếp theo. Tất nhiên, nếu CTA không rõ ràng, khán giả sẽ không biết được họ nên làm gì, điều này cũng đồng nghĩa với việc chiến dịch của bạn không mang đến kết quả cụ thể nào.

Ví dụ, khi mục tiêu chiến dịch quảng cáo của bạn là khuyến khích mọi người để lại email liên hệ thì việc sử dụng CTA là “đăng ký” sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng CTA là “nhấp vào đây”. Khi bạn chọn một lời kêu gọi hành động phù hợp, điều đó sẽ tạo ra được nhiều nhấp chuột hơn vào quảng cáo Youtube của mình.

7. Thường xuyên theo dõi các chỉ số

Nếu muốn có một quảng cáo trên Youtube thành công, bạn cần theo dõi các chỉ số của chiến dịch một cách thường xuyên. Một số chỉ số bạn cần quan tâm ở đây bao gồm: số lượt xem, thời gian xem, tỷ lệ giữ chân người xem, số lượt chuyển đổi,... để biết cách người xem tương tác với quảng cáo. Thông qua đó, bạn sẽ xác định được quảng cáo của mình có hiệu quả không để có thể thực hiện các thay đổi cần thiết nhằm cải thiện hiệu suất cho chiến dịch.
 

Quảng cáo Youtube hiệu quả
 

Với những lợi thế mà Youtube đạt được, không có lý do gì để bạn bỏ ra một nền tảng có khả năng triển khai các chiến dịch với nhiều mục tiêu phù hợp và mang đến kết quả tốt cho doanh nghiệp. Từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, hi vọng rằng bạn đã hiểu hơn về Youtube ads, các loại hình quảng cáo, cách triển khai cũng như một số tips để chiến dịch của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt hơn. Việc nắm vững về những điều này sẽ là tiền đề để bạn có thể tự tạo và chạy một chiến dịch quảng cáo Youtube thành công. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CPI là gì? Cách tính CPI chỉ số giá tiêu dùng chính xác

CPI là gì? Cách tính CPI chỉ số giá tiêu dùng chính xác

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ lạm phát, đo lường chi phí sinh hoạt và điều chỉnh lương.
Hoạch định là gì? Vai trò và phương pháp hoạch định chiến lược

Hoạch định là gì? Vai trò và phương pháp hoạch định chiến lược

Hoạch định là một quá trình không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công.
Sampling là gì? Bí quyết triển khai product sampling hiệu quả

Sampling là gì? Bí quyết triển khai product sampling hiệu quả

Product sampling hình thức marketing tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng và nâng cao nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Top 9 trang web rao vặt miễn phí nổi tiếng nhất hiện nay

Top 9 trang web rao vặt miễn phí nổi tiếng nhất hiện nay

Thị trường rao vặt trực tuyến Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh ngạc bởi sự bùng nổ của các trang web rao vặt miễn phí.  
Budget là gì? Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Hiểu rõ budget và cách lập kế hoạch ngân sách hiệu quả để nắm rõ từng bước quan trọng nhằm xây dựng và quản lý ngân sách thành công.
Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, cách tính và ứng dụng

Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, cách tính và ứng dụng

Hiểu rõ các đặc điểm, lợi ích, cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng thực tế sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, hiệu quả hơn.