Tất tần tật về các loại quảng cáo Google hiện nay

Công bố gần đây nhất từ Internet Live Stats đã chỉ ra rằng mỗi ngày Google xử lý hơn 8,5 tỷ lượt tìm kiếm. Theo như các chuyên gia nhận định, sự thành công và phổ biến của Google có được nhờ vào khả năng cung cấp kết quả chất lượng và phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Để tận dụng lợi thế từ Google, rất nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội và nhanh chóng tiếp cận thêm nhiều khách hàng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị và bán hàng hiệu quả bằng cách chạy quảng cáo trên công cụ tìm kiếm này. 

Có thể nói, đây là một chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy lưu lượng website nhanh chóng khi người dùng thực hiện những truy vấn có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, Google cũng ưu ái và hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều khi đưa ra đa dạng loại hình quảng cáo để bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng các cách khác nhau. Trong bài viết này, đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h sẽ giới thiệu tất tần tật về các loại quảng cáo Google hiện nay để bạn có thể lựa chọn loại Google Ads phù hợp cho chiến dịch của mình.
 

Tất tần tật về các loại hình quảng cáo Google hiện nay
 

Có mấy loại quảng cáo Google?

Google đã phát triển một hệ thống quảng cáo giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua thông qua công cụ tìm kiếm và những website đã đăng ký làm đối tác GDN (trang web được Google phê duyệt hiển thị quảng cáo Adsense). Website sẽ lưu trữ quảng cáo văn bản hoặc hình ảnh và hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa hoặc cụm từ khóa liên quan đến doanh nghiệp hoặc các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, Google cũng triển khai nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng của mình theo nhiều cách, cụ thể bao gồm:

- Quảng cáo tìm kiếm (Google search) - Quảng cáo văn bản trên kết quả tìm kiếm của Google.

Quảng cáo hiển thị (Google display network) - Quảng cáo hình ảnh trên các trang web hoặc trên Gmail.

Quảng cáo video (Video ads) - Quảng cáo video trên Youtube.

Quảng cáo mua sắm (Google shopping ads) - Danh sách sản phẩm trên Google.

Quảng cáo ứng dụng (Google app) - Quảng cáo ứng dụng trên nhiều kênh.

Quảng cáo thông minh - Quảng cáo được tự động hóa trên Google và website.

Quảng cáo địa phương (Local search ads) - Hướng khách hàng đến một vị trí thực tế.

Quảng cáo khám phá (Google discovery ads) - Chạy quảng cáo trên các nguồn dữ liệu của Google khi chúng đang mở.
 

Các loại quảng cáo Google
 

Bật mí 6 loại quảng cáo Google được ưa chuộng nhất hiện nay

1. Quảng cáo tìm kiếm (Google search)

Nhiều người khi được hỏi Google adwords là gì thường nghĩ ngay đến Google search. Thực chất, Google search là một trong những dạng quảng cáo do Google cung cấp được các doanh nghiệp thường xuyên triển khai thực hiện nhằm tăng khả năng hiển thị và tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đối với hình thức quảng cáo này, bạn sẽ phải trả tiền để khi người dùng gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về kết quả dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng với từ hoặc cụm từ khóa liên quan.

Dù đây là một hình thức quảng cáo có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn được rất nhiều doanh nghiệp không ngần ngại chi một khoản tiền lớn. Lý do đơn giản là vì quảng cáo mang đến kết quả rất tốt cho doanh nghiệp khi giúp cho trang web được hiển thị ở những thứ hạng tốt nhất. Theo một khảo sát đã chỉ ra rằng trang đầu tiên kết quả hiển thị của Google nhận được từ 71 - 92% lưu lượng truy cập. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi trang web của bạn nằm ở trang đầu tiên, đặc biệt là thứ hạng cao sẽ càng có lợi nhiều hơn trong việc tăng lượt truy cập website.

Mục tiêu khi thực hiện chiến dịch quảng cáo thường là để thúc đẩy hành động, ví dụ như: liên hệ tư vấn, mua hàng, đăng ký khóa học,.... Điều này được dựa trên hành vi tích cực tìm kiếm thông tin của người dùng. Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm từ “giày chạy bộ”, bạn sẽ thấy những vị trí đầu tiên mà trang kết quả của công cụ tìm kiếm trả về sẽ có gắn chữ “Quảng cáo”, đây đều là hình thức quảng cáo tìm kiếm bằng từ khóa hoặc cụm từ khóa của Google.

Đối với loại hình này có tất cả 7 vị trí hiển thị bao gồm 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên cùng một trang của Google. Tuy nhiên số lượng quảng cáo cũng có thể ít hơn tùy thuộc vào việc có bao nhiêu doanh nghiệp đấu thầu cho từ khóa chạy Google adwords. Đặc biệt, các vị trí này cũng sẽ cố định khi người dùng nhấn sang những trang tiếp theo của trang kết quả tìm kiếm.
 

Quảng cáo tìm kiếm Google
 

2. Quảng cáo mạng hiển thị (Google display network)

Quảng cáo mạng hiển thị là lựa chọn hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình bằng nhiều cách khác nhau, có thể khi người dùng đang ở trong Youtube, một trình duyệt web nào đó, email hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động hay ứng dụng dành cho thiết bị di động. So với Google search thì Google display ads mang tính thụ động hơn. Quảng cáo dạng này sẽ được chèn vào những website đã đăng ký làm đối tác GDN (Google display network) và có thể xuất hiện khi người dùng truy cập vào các trang web mua sắm online hoặc khi họ lên mạng đọc tin tức. Trong trường hợp này, quảng cáo sẽ thường sử dụng banner hoặc một số từ ngữ ngắn gọn và thu hút. Thông qua quảng cáo mạng hiển thị, bạn sẽ tìm được khách hàng tiềm năng bằng cách đưa ra thông điệp hiển thị một cách có chiến lược vào đúng thời điểm và đúng vị trí.

Nhiều người nghĩ rằng Google display network chỉ hiển thị hình ảnh, tuy nhiên trên thực tế bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để quảng cáo của mình được xuất hiện, bao gồm:

Quảng cáo chữ: Định dạng hiển thị này hơi giống với quảng cáo tìm kiếm, sẽ bao gồm tiêu đề và hai nội dung. Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng có thể viết thêm nhiều loại nội dung khác nhau để có được nhiều lượt click nhất.

Quảng cáo hình ảnh: Hình ảnh cần được thiết kế với kích thước phù hợp với vị trí đặt quảng cáo trên trang web hiển thị. Điều này nhằm đảm bảo hình ảnh có thể truyền truyền tải tốt nhất thông điệp nhằm thu hút khách hàng nhanh hơn.

Quảng cáo video: Định dạng quảng cáo này phù hợp khi hiển thị trên Youtube và rất thu hút người xem khi vừa có tác động của thị giác, vừa có tác động của thính giác.
 

Quảng cáo mạng hiển thị Google
 

3. Quảng cáo mua sắm (Google shopping ads)

Bạn vẫn thường nghe nhắc tới nhưng chưa rõ Google shopping là gì? Quảng cáo mua sắm là một trong những sự lựa chọn hàng đầu dành cho những nhà bán lẻ hiện nay. Đối với loại Google ads này, khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về giản phẩm, giá thành, mô tả, thương hiệu,... khi họ ghé thăm cửa hàng trực tuyến. Đây là một chiến dịch quảng cáo mang đến hiệu quả cao trong việc tăng lưu lượng truy cập vào cửa hàng và nâng cao doanh số.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Google shopping ads đối với những nhà quảng cáo đó là dễ dàng quản lý chiến dịch để có nhiều thời gian tập trung vào hoạt động bán lẻ. Bởi vì loại quảng cáo này sẽ sử dụng đến các thuộc tính của sản phẩm mà bạn đã cung cấp trong merchant center để hiển thị. Thông qua đó, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được số lượng hàng hóa bán ra và hàng tồn kho để có sự điều chỉnh chiến dịch sao cho phù hợp.

Có ba loại hình thường được dùng trong chiến dịch quảng cáo mua sắm đó là :

Quảng cáo mua sắm sản phẩm (Product shopping ads): Quảng cáo được tạo ra bằng cách dùng dữ liệu sản phẩm được cấp trong tài khoản Google merchant center.

Quảng cáo trưng bày mặt hàng (Showcase shopping ads): Quảng cáo được tạo ra bằng cách nhóm nhiều sản phẩm tương tự nhau. Thông qua đó, khách hàng có thể tiến hành so sánh giữa các sản phẩm và đưa ra lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, điều đó cũng cho phép họ khám phá kho hàng của bạn mà không cần phải đến cửa hàng.

Quảng cáo mua sắm hàng tồn kho địa phương (Local inventory shopping ads): Đây là loại quảng cáo mua sắm rất hữu ích nếu bạn có một cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp. Lúc này, quảng cáo sẽ dùng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm từ kho hàng tại địa phương của bạn để hiển thị đến những người mua sắm trên Google gần đó.
 

Quảng cáo mua sắm sản phẩm trên Google
 

4. Quảng cáo video (Video ads)

Theo thống kê, chạy quảng cáo Youtube có khả năng tiếp cận lên tới 2,56 tỷ người dùng. Đây là một con số kinh ngạc và đáng để bạn cân nhắc sử dụng quảng cáo video cho các chiến dịch tiếp thị, bán hàng của mình. Khi đó, quảng cáo sẽ được xuất hiện ở phần đầu, giữa hoặc cuối video trên Youtube, ngoài ra còn có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm và các trang web đối tác của Google. Đây là một loại hình quảng cáo thường được các doanh nghiệp dùng để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến những đối tượng liên quan. Trong đó, một số hình thức quảng cáo video được sử dụng phổ biến bao gồm:

Quảng cáo trong luồng (Skippable in-atream ads): Đối với loại quảng cáo này, người xem có thể bỏ qua sau 5 giây, thường được dùng để bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, gia tăng lưu lượng, tăng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận.

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): Với hình thức này, người xem sẽ phải xem toàn bộ thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong video. Thời lượng tối đa cho quảng cáo này là 15 giây và thường được dùng với mục đích tăng nhận diện thương hiệu cũng như phạm vi tiếp cận.

Quảng cáo đệm (Bumper ads): Quảng cáo cho phép bạn truyền tải một thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ với độ dài tối đa là 6 giây. Vậy nên, bạn cần phải tạo ra một nội dung thật thu hút, ngắn gọn, xúc tích, hiệu quả nhằm tăng diện diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận.

Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): Quảng cáo thường được hiển thị trên trang web đã đăng ký đối tác GDN của Google, xuất hiện khi người dùng sử dụng thiết bị di động. Đây là một trong các hình thức quảng cáo Google hiệu quả để tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận.
 

Các hình thức quảng cáo Google
 

5. Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu cho phép bạn thực hiện các chiến dịch để giới thiệu ứng dụng của mình đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn trên Google Play, Youtube, Google search và Google display network. Đây là một loại hình quảng cáo phù hợp để doanh nghiệp thúc đẩy lượng cài đặt ứng dụng hoặc thực hiện một hành động cụ thể nào đó.

So với những quảng cáo khác trên Google thì quảng cáo ứng dụng toàn cầu được thực hiện đơn giản hơn. Bạn sẽ không cần phải tạo các quảng cáo riêng lẻ cho chiến dịch của mình mà thay vào đó quảng cáo sẽ được tạo tự động. Điều bạn cần làm đó chính là cung cấp một số văn bản, gia thầu bắt đầu, ngân sách, thiết lập ngôn ngữ và chọn vị trí cho chiến dịch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm một số nội dung HTML5 (phiên bản mới của HTML) nếu có liên quan đến doanh nghiệp. Sau đó, Google ads sẽ điều chỉnh những thông tin này cho một loạt các quảng cáo trên nhiều định dạng và mạng khác nhau.

6. Quảng cáo thông minh (Smart)

Quảng cáo thông minh là một tính năng mới của Google ads được dành cho các doanh nghiệp nhỏ trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bằng cách sử dụng loại hình này, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên nổi bật thông quan quảng cáo trên Google, Google Map và cả các trang web của đối tác.

Khi thực hiện chạy chiến dịch quảng cáo thông minh, bạn có thể chọn một trong ba mục tiêu bao gồm: tăng số lượng cuộc gọi đến doanh nghiệp, tăng khách hàng ghé thăm cửa hàng trực tiếp hoặc tăng lượt bán hàng hay đăng ký qua trang web. Bằng việc lựa chọn mục tiêu phù hợp, quảng cáo sẽ nhắm đến đúng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới để tạo ra thành công cho chiến dịch.

Các thuật ngữ về quảng cáo Google adwords bạn cần biết

1. Quality score (điểm chất lượng quảng cáo)

Quality score hay còn được gọi là điểm chất lượng quảng cáo, đây là xếp hạng của Google về chất lượng và mức độ liên quan của từ khóa với quảng cáo PPC (pay per click) của bạn. Điểm chất lượng thường được dùng để xác định giá mỗi lần nhấp chuột (cost per click - CPC) và nhân với giá thầu tối đa để xác định xếp hạng quảng cáo trong quá trình đấu giá. Thông thường, điểm chất lượng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

Mức độ liên quan của từ khóa với mỗi nhóm quảng cáo.

Mức độ liên quan của văn bản quảng cáo.

Hiệu suất tài khoản Google trước đây của bạn.

Đây là các thành phần để đánh giá điểm chất lượng. Tuy nhiên, không ai biết mỗi yếu tố có ảnh hưởng như thế nào trong thuật toán tính quality score, chỉ có thể hiểu được rằng tỷ lệ nhấp chuột là thành phần quan trọng nhất. Có nghĩa là khi nhiều người nhấp vào quảng cáo của bạn, Google sẽ đánh giá cao vì hữu ích với người dùng. Với lợi thế này, Google sẽ đưa quảng cáo của bạn được xếp hạng cao hơn với chi phí rẻ hơn.

Google adwords
 

2. Call to action (nút kêu gọi hành động - CTA)

Call to action viết tắt là CTA, dịch sang tiếng Việt là lời kêu gọi hành động, đây là một lời nhắc trên trang web để khuyến khích người dùng thực hiện một hành động cụ thể. Thông thường, lời kêu gọi hành động sẽ xuất hiện dưới dạng lệnh hoặc cụm từ hành động, ví dụ như “Đăng ký” hoặc “Mua ngay” và có một nút hoặc siêu liên kết. CTA có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên quảng cáo, nhưng thường là ở phần cuối để khách hàng tiềm năng biết được họ nên làm gì tiếp theo nếu như quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

3. Click through rate (tỷ lệ nhấp - CTR)

Trong quảng cáo trực tuyến, click through rate (tỷ lệ nhấp chuột - CTR) là một chỉ số quan trọng để bạn biết được có bao nhiêu người nhấp vào một quảng cáo cụ thể xuất hiện trên trang web. Tỷ lệ nhấp chuột đo lường mức độ thành công của quảng cáo trong việc thu hút sự chú ý từ người dùng. CTR càng cao có nghĩa là quảng cáo càng có cơ hội thành công để tạo ra lãi suất.

4. Cost per click (CPC)

Một ai đó khi nhấp vào quảng cáo trả tiền (PPC) thì bạn sẽ bị tính phí cho lần nhấp đó, thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp này chính là cost per click (chi phí cho mỗi lần nhấp chuột - CPC). Phần chi phí này sẽ dựa trên giá thầu mà bạn đặt cho từ khóa của quảng cáo. Điều này có nghĩa là bạn có thể đặt giá thầu cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như giá trị của từ khóa đối với chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

5. Pay per click (PPC)

PPC là gì? PPC là viết tắt của pay per click, hay còn được gọi là số tiền cần trả cho mỗi lần nhấp chuột, đây là một loại hình quảng cáo tiếp thị Internet liên quan đến việc nhà quảng cáo sẽ trả một khoản phí đối với những lần quảng quảng cáo được nhấp vào. Về cơ bản thì PPC giống như “mua” lượt truy cập vào trang web thay vì thúc đẩy traffic một cách tự nhiên. Trong đó, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm là một trong những hình thức phổ biến nhất của PPC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho vị trí đặt quảng cáo trong các liên kết được tài trợ.
 

Những loại quảng cáo Google

6. A/B testing

A/B testing còn được biết đến là thử nghiệm phân tách (split testing), đề cập đến quá trình thử nghiệm ngẫu nhiên. Trong đó, hai hoặc nhiều phiên bản của một biến (trang web) được hiển thị cho các phân đoạn khác nhau để đánh giá quảng cáo Google adwords có hiệu quả không. Về cơ bản, thử nghiệm A/B sẽ loại bỏ các phỏng đoán và cho phép bạn tối ưu trải nghiệm người dùng / khách hàng dựa trên dữ liệu thu được. Trong đó, A là biến thử nghiệm ban đầu, còn B là phiên bản mới của biến thử nghiệm ban đầu. Nhờ vậy, bạn sẽ có được dữ liệu so sánh trực tiếp giữa một biến thể với trải nghiệm hiện tại và đảm bảo rằng mọi thay đổi đều tạo ra kết quả tốt.

7. Landing page (trang đích)

Trong tiếp thị kỹ thuật số, landing page (trang đích) đã trở nên phổ biến và khi nhắc đến landing page là gì thì các marketer đều hiểu rõ đây là một trang độc lập (single page) được tạo riêng để dành cho chiến dịch marketing hoặc quảng cáo. Trang đích là nơi khách truy cập sẽ đến sau khi họ nhấp vào một liên kết trong email hoặc quảng cáo từ Google, Youtube, Facebook, Instagram,.... Nếu như website thường có rất nhiều mục để khuyến khích người dùng khám phá thì landing page chỉ được thiết kế với một mục tiêu duy nhất nhằm tạo ra tác động mạnh mẽ đến khách hàng. Trong đó, mục tiêu chính mà trang đích hướng đến chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc bán hàng trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị.

8. Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) biểu thị phần trăm người dùng đã hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra trong chiến dịch quảng cáo. Tỷ lệ chuyển đổi có thể được tính bằng cách lấy tổng số người dùng chuyển đổi chia cho tổng đối tượng và chuyển con số đó thành tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, trong một tháng trang web thương mại điện tử của bạn có 2000 khách truy cập và 500 đơn hàng thì có nghĩa tỷ lệ chuyển đổi đạt 25%.

Tỷ lệ chuyển đổi không phải chỉ được dùng với mục tiêu bán hàng, thay vào đó mỗi chiến dịch bạn cần đặt ra một mong muốn riêng dành cho khách hàng sao cho phù hợp. Ví dụ, tỷ lệ chuyển đổi có thể là số lần đăng ký tư vấn, để lại email, đăng ký tài khoản, tải ứng dụng, mua ebook,.....
 

Những loại google ads
 

9. Ad rank (xếp hạng quảng cáo)

Xếp hạng quảng cáo (ad rank) là vị trí của trang web trên kết quả hiển thị của công cụ tìm kiếm khi triển khai chiến dịch quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Thông thường, tại trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google sẽ dành ra 7 vị trí cho các nhà quảng cáo bao gồm 4 vị trí đầu và 3 vị trí cuối ở mỗi trang. Trong đó vị trí xếp hạng quảng cáo sẽ được xác định dựa trên giá thầu tối đa của bạn cho từ khóa hoặc nhóm quảng cáo cá nhân và điểm chất lượng của từ khóa phù hợp.

10. Daily budget (ngân sách hàng ngày)

Ngân sách hàng ngày (daily budget) là số tiền trung bình đặt cho mỗi chiến dịch quảng cáo mà bạn muốn chi ra mỗi ngày. Google sử dụng daily budget của bạn mà không tuân theo một quy tắc nào. Nếu quảng cáo phổ biến hơn trong một số này, Google có thể chi tiêu gấp đôi ngân sách trung bình hàng ngày của bạn. Mặc dù vậy, Google ads cũng sẽ cố gắng chi tiêu nằm ở mức ngân sách tổng thể trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch nhằm tối ưu hóa hiệu suất.

Hình thức quảng cáo Google nào mang lại hiệu quả cao nhất?

Hiện nay, doanh nghiệp được Google hỗ trợ bằng việc tạo ra nhiều loại hình quảng cáo khác nhau phù hợp với từng cách tiếp cận khách hàng và mục tiêu của chiến dịch. Ví dụ, khi bạn mới bắt đầu kinh doanh online một sản phẩm, chưa được nhiều khách hàng biết đến thì điều cần làm trước tiên đó chính là giới thiệu sản phẩm đến thị trường. Sau đó, bạn mới có được sự chú ý của khách hàng, dần dần họ sẽ phát sinh nhu cầu và dẫn đến hành động mua hàng. Với mục tiêu này thì bạn có thể chia ra làm hai giai đoạn gồm giới thiệu sản phẩm, phát triển thương hiệu và giai đoạn thứ hai là bán hàng. Trong đó, giai đoạn đầu tiên bạn có thể triển khai chiến dịch quảng cáo hiển thị, còn đối với giai đoạn thứ hai hãy lựa chọn chiến dịch quảng cáo tìm kiếm Google, sau đó thực hiện quảng cáo mua sắm (Google shopping ads). Bằng việc sử dụng từng loại quảng cáo phù hợp trong mỗi giai đoạn, bạn có thể tận dụng được tối đa hiệu quả mà loại hình quảng cáo đó mang lại.

Ngoài ra, hiệu quả quảng cáo đạt được còn tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh, quy mô của chiến dịch,.... Chính vì vậy, nếu như bạn hỏi rằng đối với các cách quảng cáo trên Google, đâu là lựa chọn mang lại hiệu quả cao nhất thì câu trả lời sẽ là không có hình thức nào ở đây. Mỗi loại quảng cáo sẽ có một cách triển khai riêng để phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đề ra cũng như sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, còn có một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp trong quá trình triển khai chiến dịch. Chỉ cần bạn biết sử dụng đúng loại và đúng cách, quảng cáo sẽ mang đến thành công cho doanh nghiệp.
 

Các cách quảng cáo trên Google
 

Cách tính phí quảng cáo Google theo CPC, CPM

CPC là số tiền bạn phải bỏ ra khi người dùng thực hiện nhấp chuột vào quảng cáo dựa trên số tiền đã đấu giá. Hình thức này thường được sử dụng cho mạng hiển thị và mạng tìm kiếm. Công thức tính CPC như sau:

CPC = chi phí mỗi click x số lượng click

Còn với CPM thì chi phí bạn bỏ ra sẽ được tính theo mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Điều đó có nghĩa là chỉ cần người dùng nhìn thấy quảng cáo là bạn sẽ mất phí, cho dù họ có nhấp vào link hay không. Thông thường hình thức quảng cáo này sẽ được dùng cho hệ thống mạng hiển thị của Google. Công thức tính CPM như sau:

 CPM = (số tiền đã chi / số lần hiển thị) x 1000

Ví dụ, nếu bạn đã chi $100 cho 20.000 lần hiển thị thì CPM = (100 / 20.000) x 1000 = $5.

Một số cập nhật mới nhất của Google ads

Google thường xuyên đưa ra các bản cập nhật và điều bạn cần làm đó chính là thường xuyên tìm hiểu để có thể tạo ra một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Trong đó, một số cập nhật mới nhất của Google bạn cần lưu ý đó là:

Quảng cáo văn bản mở rộng sẽ bị loại bỏ dần và từ ngày 30 tháng 6 năm 2022, loại quảng cáo này sẽ không thể được tạo hoặc chỉnh sửa. Mặc dù vậy, chúng vẫn được phân phát với quảng cáo tìm kiếm thích ứng.

Chuyển đổi ngoại tuyến sẽ trở nên dễ dàng hơn bằng cách thiết lập tính năng đo lường khách hàng tiềm năng ngoại tuyến thông qua Google Ads hoặc trình quản lý thẻ của Google.

Cập nhật chiến dịch hiệu suất tối đa (Performance max campaigns) để chạy Google ads trên nhiều loại hình quảng cáo khác nhau như: Google search, Google display network, Video ads, Google discovery, Google Shopping ads, Local search ads,....

Google đã khởi động lại chương trình đối tác (program partners) từ tháng 2 năm 2022. Theo đó, đối tác của Google sẽ được hưởng các lợi ích như: nhận hỗ trợ nâng cao của Google ads, quyền truy cập vào tính năng beta sản phẩm, lời mời tham gia các sự kiện trong ngành và nhiều lợi ích khác.
 

Có mấy loại quảng cáo Google
 

Trên đây là những loại hình quảng cáo Google phổ biến nhất mà Phương Nam 24h muốn giới thiệu đến bạn. Có thể nói, chiến dịch Google ads luôn được các doanh nghiệp đầu tư và triển khai rất nhiều mỗi năm. Nhờ vào số lượng người dùng rộng lớn, đây luôn là chiến dịch quảng cáo mang đến rất nhiều thành công. Với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm và cách triển khai khác nhau. Điều bạn cần làm đó chính là nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng sự khác biệt giữa các loại ads là gì để từ đó lựa chọn được loại hình quảng cáo Google phù hợp nhằm đạt kết quả tốt nhất. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.