Landing page là cụm từ thường được các marketer nhắc đến trong chiến dịch marketing khi họ muốn thu thập thông tin khách hàng, bán sản phẩm, dịch vụ,... nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đây còn là cầu nối đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, việc thiết kế một landing page đẹp, ấn tượng là điều mà rất nhiều người quan tâm để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những người chưa thật sự hiểu về trang đích thì rất khó biết cách sử dụng sao cho landing page phát huy hết công dụng của mình. Vậy landing page là gì và tầm quan trọng của landing page là như thế nào? Hãy cùng đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Landing page là gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc landing page là gì chưa? Landing page hay còn được gọi là trang đích, đây thực chất là một trang đơn lẻ (single page) được tạo ra để doanh nghiệp triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, marketing, bán hàng. Nếu như các trang web khác thường có nhiều mục tiêu và khuyến kích người dùng khám phá thì trang đích lại được thiết kế với một mục tiêu duy nhất, đó là dẫn dắt và kêu gọi khách hàng hành động (gọi tắt là CTA) nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong đó, các hành vi thường xuất hiện ở đây bao gồm: mua hàng, sử dụng dịch vụ, đăng ký tài khoản, tham gia sự kiện, điền form tư vấn,....
Tại sao nên sử dụng landing page?
Landing page được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị, bán hàng. Vậy có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tại sao nên sử dụng landing page? Landing page mang lại lợi ích gì? Thực chất, mục tiêu cuối cùng của landing page đó chính là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Mỗi trang đích sẽ tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ để quảng cáo và thu hút tối đa khách hàng nhấn vào link. Cụ thể, việc tạo landing page trên website sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
1. Cung cấp thông tin rõ ràng
Nếu so sánh giữa trang chủ website và landing page thì có thể thấy trang chủ được thiết kế với mục đích chung, thường liên quan đến doanh nghiệp và chứa nhiều internal link để điều hướng đến các trang khác trong website. Đồng thời, thông điệp trên trang chủ loãng hơn và tỷ lệ chuyển đổi cũng không cao.
Còn với landing page, nội dung trên trang này chỉ tập trung mô sản đặc điểm, lợi ích của một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Vậy nên, thông tin cung cấp đến khách hàng sẽ đầy đủ và tăng tính thuyết phục, kèm theo các nút kêu gọi hành động (Call To Action) nên nhờ đó mà quá trình mua hàng cũng diễn ra nhanh hơn.
2. Tăng traffic cho website
Một sự thật dễ dàng nhận thấy hiện nay đó chính là landing page rất được người dùng yêu thích vì mang đến thông tin đầy đủ và chính xác. Kết hợp với hoạt động SEO sẽ là cách làm tăng lưu lượng truy cập vào website tự nhiên và đáng kể, đôi khi còn hiệu quả hơn cả việc bạn bỏ tiền để chạy quảng cáo.
Có thể nói, trang đích có tác dụng rất lớn trong việc điều hướng người dùng dẫn đến trang web chính. Hầu hết họ đều là những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Vậy nên, thông qua đó bạn có thể triển khai các hoạt động bán hàng hiệu quả hơn.
3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Trang đích chứa nhiều thông tin nhưng chỉ tập trung về một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian tìm hiểu những nội dung này ở một nơi khác. Khi đã biết được các thông tin mà mình quan tâm, việc bạn thêm nút kêu gọi hành động một cách khéo léo ở những phần nhất định của landing page còn tạo ra tác động mạnh đến tâm lý người dùng. Từ đó, quá trình cân nhắc để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cũng được thực hiện nhanh hơn.
4. Nâng cao uy tín doanh nghiệp
Bên cạnh tăng tỷ lệ chuyển đổi, landing page còn tăng mức độ uy tín và tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Một trang đích với nội dung tối ưu, hình ảnh bắt mắt, lời kêu gọi hành động thu hút sẽ là những yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng và thiện cảm với khách hàng. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, từ đó tăng tính thuyết phục với khách hàng của mình.
5. Tăng khả năng nhận diện
Chắc hẳn tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay đều mong muốn mình sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn. Vậy nên, mỗi khi xuất hiện trước công chúng, họ thường đồng bộ về một số yếu tố bên ngoài để từng bước tạo được dấu ấn với khách hàng. Đối với landing page cũng không phải là ngoại lệ, thông thường trang này sẽ được thiết kế đồng bộ với website chính về màu sắc, font chữ,.... Điều đó sẽ góp phần không nhỏ đến việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
6. Thấu hiểu khách hàng
Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng đều phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vậy nên việc tìm hiểu xem họ cần gì là điều vô cùng cần thiết. Lúc này, landing page sẽ là một công cụ hỗ trợ một phần để bạn hiểu hơn về khách hàng của mình. Cụ thể, khi người dùng truy cập vào trang đích và thực hiện các thao tác, bạn sẽ nắm bắt được hành vi của họ. Từ đó, đưa ra những phân tích và đánh giá cụ thể để có cơ sở dữ liệu chính xác nhằm xây dựng các chiến lược marketing, quảng cáo nhắm đúng tâm lý khách hàng.
Bên cạnh đó, trên trang đích bạn còn có thể tạo thêm form để người dùng điền các thông tin như: tên, tuổi, số điện thoại, email,... nếu họ muốn nhận được ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm. Thông thường những người để lại địa chỉ liên hệ chính là khách hàng tiềm năng, giúp bạn có thêm dữ liệu để lên kế hoạch chăm sóc, tiếp thị và bán hàng nhằm gia tăng tối đa doanh thu cho doanh nghiệp.
Những loại landing page phổ biến hiện nay
Bạn có thể sử dụng landing page vào từng mục đích cụ thể khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào chiến dịch và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Trong đó, có ba loại trang đích được sử dụng phổ biến hiện nay và mỗi loại sẽ có cách thiết kế khác nhau nhằm mang đến kết quả tốt nhất cho chiến dịch.
1. Landing page thu thập thông tin khách hàng (lead generation page)
Landing page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng được dùng với mục đích chủ yếu là thu thập thông tin của khách hàng để có thêm cơ sở dữ liệu cho các chiến dịch của doanh nghiệp. Khi sử dụng loại trang đích này, doanh nghiệp thường sẽ tạo ra một form để khách hàng điền các thông tin như: tên, số điện thoại, email, địa chỉ,.... Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà nội dung trên form sẽ được xây dựng khác nhau, giúp doanh nghiệp có dữ liệu chất lượng để thực hiện các hoạt động marketing, bán hàng sau đó. Tuy nhiên, câu trúc cơ bản của loại trang đích này sẽ bao gồm: tiêu đề, nội dung thể hiện lợi ích mà khách hàng nhận được và form đăng ký thu thập thông tin.
Thông thường, landing page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí và khách hàng phải điền thông tin của mình để nhận ưu đãi. Một số lời kêu gọi hành động thường dùng với loại trang đích này bao gồm: đăng ký nhận ưu đãi, đăng ký nhận thông tin tư vấn, đăng ký nhận ebook, đăng ký tham gia sự kiện,....
2. Landing page bán hàng (sale page)
Mục đích chính của landing page bán hàng đó chính là thuyết phục khách hàng nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Lúc này, bạn sẽ cần cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, tính năng nổi bật, hướng dẫn sử dụng, bảng giá,... để tạo sự tin cậy và thu hút khách hàng. Trong landing page bán hàng thường có hai loại đó là:
- Landing page bán hàng dạng ngắn: Loại trang đích này phù hợp với một sản phẩm, dịch vụ cụ thể và có giá trị thấp hoặc khi khách hàng có thể ra quyết định mà không mất nhiều thời gian. Lúc này, bạn nên tập trung nhiều vào phần hình ảnh, video, tính năng và bảng giá để nhanh chóng thuyết phục khách hàng.
- Landing page bán hàng dạng dài: Trang đích này phù hợp với sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hoặc khi khách hàng cần nhiều thông tin mới có thể ra quyết định. Thông thường, landing page bán hàng dạng dài cần đưa đến cho người xem nhiều thông tin hữu ích mới có thể thuyết phục họ mua hàng.
Vì là mục tiêu gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nên cấu trúc của landing page bán hàng cũng dài hơn so với thu thập thông tin. Cụ thể, loại trang đích này có cấu trúc bao gồm: tiêu đề, nội dung giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ, lợi ích khách hàng nhận được, cam kết của doanh nghiệp, bảng giá, thông tin liên hệ, đăng ký mua hàng.
3. Landing page trung gian chuyển đổi (click-through page)
Landing page trung gian chuyển đổi sẽ có mục đích chuyển hướng người dùng để họ đi đến trang chủ, trang nội dung, trang đăng ký,.... Chức năng của trang này chủ yếu là tăng khả năng nhận diện thương hiệu, để người dùng tìm hiểu thêm về những thông tin trên các trang khác có trong website. Từ đó, dẫn dắt họ đi đến website chính để thực hiện hành động mua hàng mà không cần phải sử dụng form đăng ký. Với landing page trung gian chuyển đổi, cấu trúc thường được thiết kế bao gồm: tiêu đề, lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ, hình ảnh mô tả và lời kêu gọi hành động.
Landing page khác gì website?
Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn landing page với website hoặc không rõ sự khác biệt giữa landing page và website là gì? Để phân biệt, bạn có thể dựa trên một số đặc điểm sau:
- Đối tượng khách hàng: Website hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng, tuy nhiên landing page còn nhắm đến tệp khách hàng cụ thể hơn trong nhóm đó. Có thể họ đã bị thu hút bởi những bài quảng cáo trước đó về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Lúc này, trang đích sẽ tiếp tục cung cấp thêm nội dung để khách hàng nắm được thông tin và nhanh chóng thực hiện chuyển đổi.
- Mục đích: Website thường sẽ có nhiều mục đích khác nhau như cung cấp thông tin, bán hàng, quảng bá thương hiệu, triển khai chiến dịch marketing,.... Còn trang đích chỉ có một mục tiêu duy nhất đó chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi. Mọi thứ xuất hiện trên landing page chỉ xoay quanh một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể để hướng người dùng mua hàng hoặc điền form đăng ký.
- Cách hướng đến khách hàng: Website giới thiệu và cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng trong môi trường kinh doanh trực tuyến. Còn nếu bạn muốn đánh trúng vào tâm lý khách hàng bằng cách chạy chương trình, sự kiện thì cần sử dụng đến landing page để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Các bước thiết kế landing page hiệu quả
Để landing page có thể phát huy hiệu quả tác dụng của mình không phải là đơn giản. Điều này đòi hỏi những nội dung, hình ảnh xuất hiện phải thật sự thu hút và có khả năng kích thích để người dùng thực hiện hành động. Vậy các bước thiết kế landing page gồm những gì? Để làm được điều này thì bạn cần thực hiện theo một quy trình cụ thể bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Như đã đề cập đến ở trên, trang đích sẽ có nội dung hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Chính vì vậy, việc bạn cần làm ở đây đó là cụ thể hóa nhóm khách hàng để biết được họ là ai? Họ đang ở độ tuổi nào? Vấn đề họ đang gặp phải là gì? Tại sao họ lại lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ này?.... Từ đó, đưa ra thông điệp chính xác để thuyết phục khách hàng nhanh hơn.
2. Xác định hành động cụ thể
Trang đích hướng đến một hành động cụ thể của người dùng và bạn phải xác định đó là gì. Hành động này sẽ phụ thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ và chiến lược của bạn, đó có thể là mua hàng, điền form đăng ký, để lại thông tin liên hệ,.... Đối với những sản phẩm có giá trị thấp, dễ dàng đưa ra quyết định thì bạn có thể hướng khách hàng đến hành động đặt mua ngay. Tuy nhiên, với những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao thì bạn nên khuyến khích họ để lại thông tin email hoặc số điện thoại nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ.
3. Xác định thông điệp
Khi đã hiểu rõ về vấn đề của khách hàng đang gặp phải là gì và các giải pháp của doanh nghiệp có thể cung cấp thì bước tiếp theo là liên kết những điều này lại với nhau để tạo nên một thông điệp. Phần thông điệp của landing page cần thật sự thu hút, hấp dẫn, ngắn gọn nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên, rất khó để biết được tính hiệu quả mà thông điệp đạt được nên bạn có thể tạo một số phiên bản khác nhau và cho thử nghiệm chúng.
4. Thiết kế landing page
Khi đã xác định xong những yếu tố trên, bạn đã có thể bắt tay để tạo landing page cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó, một số thông tin cơ bản cần có trong trang đích bao gồm:
- Tiêu đề thu hút và hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Logo doanh nghiệp.
- Ưu đãi về sản phẩm, dịch vụ.
- Hình ảnh mô tả.
- Form biểu mẫu đơn giản.
- Nút mua hoặc đăng ký tùy thuộc vào mục tiêu hành động.
- Liên kết đến chính sách của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi thường gặp về landing page
1. Landing page Facebook là gì?
Landing page Facebook là trang đích được đặt ở trên Facebook để khi người dùng nhấn vào quảng cáo sẽ chuyển hướng họ đến một trang khác. Ở đây, người dùng sẽ được cung cấp những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ với mục đích thu thập thông tin hoặc bán hàng. Có thể landing page Facebook chưa tạo ra chuyển đổi ngay tuy nhiên bạn cũng biết được đây chính là khách hàng tiềm năng và trong tương lai có thể họ sẽ trở thành khách mua hàng.
2. Nên dùng landing page cho những trường hợp nào?
Landing page có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, tuy nhiên trang này chỉ thật sự hiệu quả khi được dùng đúng lúc. Cụ thể, một số trường hợp có thể sử dụng landing page như:
- Khi ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới: Trong trường hợp này, landing page sẽ cung cấp chi tiết thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi cùng những hình ảnh nổi bật để khuyến khích khách mua hàng.
- Tổ chức khóa học hoặc sự kiện: Dù là sự kiện online hay offline thì landing page cũng có thể được dùng để những người muốn tham gia điền thông tin đăng ký.
- Hỗ trợ chạy quảng cáo: Khi khách hàng nhấn vào quảng cáo để đi đến một liên kết khác có nghĩa là họ đang thật sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Lúc này, landing page cần mô tả chi tiết và cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm đang chạy quảng cáo để gia tăng đơn hàng nhanh chóng.
- Thu thập thông tin khách hàng để thực hiện các chiến dịch marketing: Bạn có thể tạo một chương trình khuyến mãi và khuyến khích khách hàng điền thông tin cá nhân để nhận được ưu đãi đó. Lúc này, thông tin mà bạn thu thập được sẽ là dữ liệu quan trọng để thực hiện chiến dịch marketing hướng đến đúng đối tượng khách hàng.
3. Hướng dẫn tối ưu landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Để đạt được hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, landing page cần được tối ưu bằng cách lược bỏ những chi tiết dư thừa, không cần thiết. Cụ thể, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Đơn giản nội dung xuất hiện trên trang đích để thông tin được cô đọng và tránh tạo sự lộn xộn.
- Lời kêu gọi hành động thu hút và thuyết phục để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Thông điệp truyền tải rõ ràng.
- Thể hiện được những đặc điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ.
- Nội dung ngắn gọn, cụ thể và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
- Sử dụng hình ảnh liên quan nhằm thu hút sự chú ý của người xem.
- Tốc độ load trang nhanh.
- Thử nghiệm landing page và đo lường hiệu quả.
4. Một số công cụ giúp thiết kế landing page miễn phí
Với sự phát triển của công nghệ, việc thiết kế landing page đã không còn quá khó khăn. Hơn thế nữa, một số công cụ thiết kế miễn phí còn cho phép người dùng tạo ra những trang đích đẹp, độc đáo và thu hút có thể kể đến như:
- Weebly.com: Đây là công cụ thiết kế landing page miễn phí được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tại đây có nhiều mẫu trang đích đẹp cho phép bạn lựa chọn để tạo ra một thiết kế thật thu hút.
- Wix.com: Công cụ thiết kế này hiện có khoảng hơn 50 triệu tài khoản đăng ký nhờ vào việc sử dụng dễ dàng. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác kéo thả nhanh chóng là đã có một landing page thu hút, chuyên nghiệp và truyền tải thông điệp hiệu quả đến khách hàng.
- WordPress.org: Đây là trang web hỗ trợ thiết kế landing page được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay. Ưu điểm của công cụ này là có một cộng đồng hỗ trợ, nhờ đó bạn có thể tìm người giúp đỡ mình trong việc tạo landing page bằng Wordpress. Tuy nhiên, để có thể thiết kế trên đây thì bạn cần phải có kiến thức căn bản về code.
- Google Site: Đây là một công cụ thiết kế landing page miễn phí từ Google. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể để tạo một trang đích ngay cả khi không có kiến thức về code.
- Ladipage: Nhiều người thường nhầm vẫn ladipage với landing page. Vậy thì ladipage là gì? Thực chất đây là một phần mềm tạo landing page để bạn có được một trang đích với nội dung thu hút khách hàng dựa vào cơ sở dữ liệu hơn 500 mẫu thiết kế của nhiều lĩnh vực khác nhau.
5. Những sai lầm khi thiết kế landing page
Trong quá trình thiết kế landing page, rất nhiều doanh nghiệp đã phạm phải một số sai lầm làm cho hiệu quả mang lại không được như mong muốn. Thông thường, các lỗi mọi người hay mắc phải khi thiết kế trang đích đó là:
- Chưa xác định chân dung khách hàng, đồng nghĩa với việc bạn không biết được ai sẽ là người vào xem landing page. Điều này sẽ làm bạn trở nên mơ hồ trong việc viết nội dung, thiết kế hình ảnh, đưa ra thông điệp,....
- Bố cục phức tạp sẽ khiến cho landing page trở nên lộn xộn, làm người xem không biết được đâu là nội dung chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải và mang đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
- Sử dụng quá nhiều màu sắc và font chữ làm cho người xem cảm thấy rối mắt, khó nắm bắt thông tin. Tất nhiên khi điều này xảy ra thì ngay lập từ họ sẽ rời đi.
- Nội dung dài dòng, lan man, không đi thẳng vào một vấn đề cụ thể và khiến cho khách hàng cảm thấy nhàm chán, khó nắm bắt được thông điệp mà bạn muốn truyền tải ở đây là gì.
- Lời kêu gọi hành động không hấp dẫn làm cho khách hàng quên ấn nút đăng ký hoặc mua hàng. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đã thất bại trong việc tạo ra tỷ lệ chuyển đổi.
Landing page ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chính vì vậy, ở hầu hết các chiến dịch, trang đích rất được chú trọng về phần thiết kế để thông điệp truyền tải một cách rõ ràng, cụ thể và thu hút. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã hiểu hơn về vai trò cũng như cách thiết kế landing page để mang đến kết quả tốt nhất trong các chiến dịch của doanh nghiệp.