Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo xu hướng của thị trường hiện nay, việc kinh doanh quần áo mang lại lợi nhuận cao nên thu hút được sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không là câu hỏi được rất nhiều bạn đang có ý định đầu tư bán hàng thời trang băn khoăn. Những thông tin chúng tôi tổng hợp, chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và những thủ tục liên quan cần thiết khi mở shop bán áo quần.
 

Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?
 

Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP thì: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được Pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc nhóm người phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó cũng không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo): các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

- Buôn bán vặt: hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.

- Bán quà vặt: hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định.

- Buôn chuyến: hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.

- Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh,...và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân tự mình thực hiện hoạt động thương mại. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình. Và quần áo thời trang là một trong những mặt hàng kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay nên có rất nhiều người muốn thử sức trong lĩnh vực này. Vậy trường hợp mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Việc bạn mở shop quần áo không thuộc một trong những trường hợp trên nên bạn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
 

Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?
 

Quy định về việc đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo

Muốn kinh doanh shop quần áo, bạn cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh và đóng đầy đủ thuế kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Trước đây, quy định cũ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP giới hạn số lượng lao động hộ kinh doanh là 10 người và ở một địa điểm nhất định, nếu trên 10 lao động thì phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định cụ thể số lượng lao động của hộ kinh doanh. Không những thế, hộ kinh doanh còn có thể hoạt động tại nhiều địa điểm. Vì vậy, hiện nay shop quần áo với quy mô nhỏ hay lớn, một hoặc nhiều chi nhánh đều đăng ký theo hình thức này.
 

Mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh?
 

Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Mở cửa hàng kinh doanh quần áo cần làm thủ tục gì?

1. Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng quần áo

Mở shop quần áo cần thủ tục gì để đảm bảo đúng trình tự và quy định của Pháp luật? Bạn cần chuẩn bị đủ giấy tờ, gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh (giấy tờ pháp lý của thành viên hộ gia đình trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh).

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

- Văn bản ủy quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
 

Mở cửa hàng quần áo cần giấy tờ gì?
 

2. Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo

Bước 1: Nộp hồ sơ theo một trong 02 cách thức

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận UBND cấp huyện, nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch.

- Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh, thành phố nơi hộ kinh doanh chọn làm địa điểm.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh để họ biết rõ mở shop quần áo cần giấy tờ gì là đầy đủ.

Bước 3: Nhận kết quả

Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề mở cửa hàng quần áo mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết mở cửa hàng quần áo cần giấy tờ gì để chuẩn bị đầy đủ và đúng thủ tục Pháp lý, giúp quá trình kinh doanh diễn ra được suôn sẻ. Nếu không am hiểu và gặp khó khăn trong quá trình đăng ký hoặc không có nhiều thời gian để chuẩn bị giấy tờ thì bạn có thể liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh trọn gói để được hỗ trợ nhanh chóng. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.