Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Sơ đồ tư duy mind map là phương pháp hiệu quả giúp con người tối ưu hóa khả năng ghi chú, thu thập và xử lý thông tin mới một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Đáng chú ý là phương pháp này có thể được áp dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống từ việc tạo bản nháp nhanh cho các kế hoạch hàng ngày, học thuật những nội dung phức tạp cho đến việc kết nối những thông tin rời rạc và tạo ra mối liên hệ giữa chúng. Vậy mind map là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích, ứng dụng của mind map cũng như cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả, trực quan nhất hiện nay.
 

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả
 

Mind map là gì?

Mind map (sơ đồ tư duy) là kỹ thuật tận dụng khả năng ghi nhớ của bộ não nhằm hỗ trợ người dùng trong quá trình ghi nhận thông tin chi tiết hoặc tổng hợp để phân tích vấn đề một cách hiệu quả dưới dạng lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, não bộ không chỉ có khả năng ghi nhớ theo kiểu tuyến tính (dựa trên một trình tự nhất định như thời gian xảy ra biến cố trong câu chuyện) mà còn có khả năng kết nối và tạo liên hệ giữa các dữ liệu. Và bản đồ tư duy chính là công cụ được thiết kế để khai thác cả hai khả năng này của bộ não. 

Cấu trúc cơ bản của mind map xuất phát từ trung tâm và mở rộng ra các nhánh với việc sử dụng những đường kẻ, từ ngữ, keywords, biểu tượng, hình ảnh theo các quy tắc đơn giản, tự nhiên và dễ hiểu. Khi được áp dụng vào sơ đồ tư duy, một danh sách dài các thông tin đơn điệu có thể được chuyển đổi thành một bản đồ sinh động, đầy màu sắc, dễ nhớ và có sự tổ chức chặt chẽ. Là một dạng hình ảnh tư duy trực quan, mind map có khả năng kết hợp mượt mà với cơ chế tự nhiên hoạt động của não, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ và gợi lại thông tin sau này một cách dễ dàng hơn so với việc sử dụng phương pháp ghi chép truyền thống.
 

Sơ đồ tư duy
 

Sự ra đời của sơ đồ mind map

Mind map được phát triển và công bố vào những năm đầu của thập kỷ 1960 bởi tác giả Tony Buzan - một chuyên gia về tư duy và học tập. Với vai trò của mình, ông đã tập trung quan sát cũng như nghiên cứu về cách mà con người tư duy, học tập, từ đó xây dựng nên sơ đồ mind map như một công cụ hỗ trợ cho quá trình suy luận logic, tổng hợp và tổ chức thông tin.

Ban đầu, mind map được phát triển như một phương pháp ghi chú bằng chữ viết tay, giúp người dùng liên kết các ý tưởng thông qua từ khoá chính và kết nối chúng bằng những đường kẻ, cuối cùng tạo nên một biểu đồ cây.

Tuy nhiên thì về sau, sơ đồ tư duy đã được xây dựng thành một công cụ kỹ thuật số có thể sử dụng trên điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị di động khác thay vì viết tay như trước. Cũng theo sự tiến bộ của công nghệ, mind map ngày nay đã trở thành một công cụ phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ học tập đến kinh doanh với những nhiệm vụ như thuyết trình thông tin, tư duy sáng tạo, quản lý dự án,....

Các loại mind map thường gặp hiện nay 

Trong thế giới năng động và đầy ắp thông tin ngày nay, việc sắp xếp, tổ chức kiến thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nhu cầu này, mind map đã trở thành một công cụ hữu ích không chỉ giúp chúng ta tổng hợp thông tin một cách rõ ràng mà còn kích thích sự sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy. Dưới đây là một số loại sơ đồ tư duy phổ biến và thường gặp hiện nay:

- Sơ đồ bong bóng (Bubble Map): một vòng tròn ở trung tâm thể hiện ý chính, còn các vòng tròn xung quanh mô tả các ý bổ sung.

- Sơ đồ cây (Tree Map): giống như cái cây, tree map có thân cây thẳng (đại diện cho ý chính) và nhiều nhánh mọc ra từ thân cây (các ý phụ).

- Sơ đồ luồng (Flow Map): thường được sử dụng để mô tả tiến trình, quá trình hoặc các bước thực hiện.

- Sơ đồ đa luồng (Multi Flow): các nguyên nhân của một vấn đề được đặt bên trái, trong khi hậu quả của sự kiện đó được đặt bên phải.

- Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map): tương tự như cách vẽ mind map dạng cây nhưng theo hướng ngang, sơ đồ này liệt kê tất cả các mặt của một vấn đề và mối quan hệ giữa chúng, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ cách mà các chi tiết nhỏ tạo nên những số liệu lớn, hình dung quá trình tạo ra một trang web hay tổ chức nơi làm việc.

- Sơ đồ bong bóng đôi (Double Bubble Map): đây là loại sơ đồ sử dụng hai bong bóng nhằm so sánh sự khác biệt hoặc tương đồng giữa hai vấn đề và phần giao nhau của hai bong bóng sẽ chứa đựng các điểm tương đồng.
 

Mind map

Sơ đồ bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Lợi ích của việc ứng dụng sơ đồ tư duy (mind map)

Việc ghi chú theo kiểu truyền thống thường không đủ linh hoạt để tạo liên kết giữa các thông tin cũ và mới, tuy nhiên thì với mind map, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này. Theo đó, sơ đồ tư duy không chỉ giúp bạn xây dựng một hình dung rõ nét về "bức tranh" tổng thể mà còn tạo ra sự kết nối mạch lạc giữa các yếu tố để bạn có thể dễ dàng truy xuất thông tin dù trong bất kỳ ngữ cảnh. Điều này không chỉ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình ghi nhớ mà còn kích thích não bộ phát triển bằng cách đồng nhất với cách hoạt động tự nhiên của nó. Dưới đây là những lợi ích của việc ứng dụng sơ đồ tư duy:

1. Kích thích sự sáng tạo và tập trung

Mind map sẽ kích thích sự sáng tạo cũng như tăng cường tư duy linh hoạt của bạn thông qua việc sử dụng từ khóa và hình ảnh ấn tượng. Theo đó, các yếu tố này sẽ được kết nối với nhau một cách sáng tạo để thúc đẩy khả năng liên kết giữa các ý tưởng. Hơn nữa, mind map còn giúp giảm thiểu sự rối loạn trong quá trình suy nghĩ để bạn hoàn toàn tập trung vào những ý tưởng quan trọng mà không phải phân tâm vì bất kỳ điều gì. Ngoài ra, việc sắp xếp thông tin theo dạng cây cũng hỗ trợ việc lưu giữ thông tin và liên kết ý tưởng trở nên dễ dàng hơn.

2. Cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng sở đồ tư duy có thể cải thiện khả năng ghi nhớ của một người từ 10 đến 15%. Bởi lẽ nhờ vào mind map, bạn có thể tổ chức cũng như phân tích thông tin một cách có logic, trực quan hơn, từ đó kích thích não bộ và tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Mặt khác, khi mọi dữ liệu được tóm tắt và sắp xếp khoa học thì bạn sẽ dễ dàng liên kết các ý tưởng với nhau một cách tự nhiên. Điều này đóng góp vào việc tăng cường khả năng ghi nhớ và nâng cao hiệu suất học tập.

3. Giúp lập kế hoạch và tổ chức công việc một cách trực quan

Với sơ đồ mind map, quá trình lập kế hoạch và xây dựng định hướng trong công việc trở nên trực quan và hiệu quả hơn. Bạn có thể tạo ra các mục tiêu và công việc cụ thể từ mind map, sau đó liên kết chúng lại với nhau để xây dựng một kế hoạch toàn diện. Đồng thời, việc sắp xếp thông tin và các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên cũng như phân bổ chúng vào khoảng thời gian hợp lý trong mind map sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn.

4. Giảm stress và tăng năng suất

Bằng cách trình bày dữ liệu thông qua hình ảnh trực quan, người đọc có khả năng hình dung, hiểu và ghi nhớ những ý chính một cách dễ dàng hơn. Điều này làm giảm sự phân tán và rối loạn thông tin, từ đó tạo cho bạn cảm giác thoải mái, đồng thời tăng cường sự tự tin trong quá trình học tập hoặc làm việc. Ngoài ra, việc tạo một bản tóm tắt cho các nội dung cần xử lý cũng giúp bạn hiểu rõ điểm chính của chủ đề, đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian và năng lượng. 
 

Sơ đồ mind map
 

Những trường hợp nào nên áp dụng sơ đồ mind map

Sơ đồ mind map là công cụ không chỉ hỗ trợ trong việc quản lý thông tin một cách hiệu quả mà còn tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo của người sử dụng. Vậy những trường hợp cụ thể nào nên áp dụng mind map để tận dụng hiệu quả tối đa từ phương pháp này?

- Khi đối mặt với một lượng kiến thức lớn hoặc bài tập phức tạp phải tổng hợp kiến thức thì bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa thông tin nhanh chóng và hiệu quả, điều này cũng giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn.

- Khi phải giải quyết vấn đề khó khăn và cần một phương án xử lý ngay lập tức, việc tạo bản đồ tư duy mind map sẽ tái hiện một cách toàn diện, giúp bạn dễ dàng nhìn rõ và đề xuất những giải pháp cụ thể.

- Trong quá trình chuẩn bị cho bài thuyết trình hoặc diễn thuyết, mind map không chỉ hỗ trợ việc ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả mà còn kích thích khả năng diễn đạt, giúp bạn tái hiện lại thông tin một cách rõ ràng khi thuyết trình.

- Khi đặt câu hỏi trong lúc thuyết trình, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn nhanh chóng định vị thông tin cần hỏi ở đâu mà không bị lạc trong "mê cung" thông tin phức tạp.

- Sơ đồ tư duy cũng là một công cụ hữu ích khi bạn muốn đánh giá và theo dõi kiến thức, năng lực của chính mình. Bởi lẽ nó giúp bạn tổ chức và hiểu rõ hơn về những gì bạn đã học, đã biết.
 

Bản đồ tư duy mind map
 

Hướng dẫn lập bản đồ tư duy mind map chi tiết, dễ hiểu

Quy tắc cơ bản khi tạo dựng sơ đồ tư duy là sự mường tượng, tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin. Dù bạn có sử dụng mind map online hay trên giấy thì dưới đây là các bước giúp bạn đạt được hiệu quả tối đa.

1. Xác định chủ đề và mục tiêu của mind map

Mind map là một công cụ trực quan được áp dụng để hỗ trợ quá trình tư duy, sáng tạo, sắp xếp thông tin và hiểu biết về vấn đề mình đang đối mặt. Trong đó, chủ đề và mục tiêu của sơ đồ tư duy được xác định như sau:

- Chủ đề: bản đồ tư duy mind map có thể sử dụng cho bất kỳ chủ đề nào, chẳng hạn như dự án, vấn đề cần giải quyết, ý tưởng, kế hoạch,... hoặc bất kỳ vấn đề nào cần được phân tích và hiểu rõ.

- Mục tiêu: Mục tiêu chính của mind map là hỗ trợ quá trình tư duy và tổ chức thông tin. Nó giúp bạn mô tả, phân tích cũng như hiểu rõ các mối liên hệ giữa ý tưởng và thông tin liên quan đến chủ đề. Có thể nói, sơ đồ tư duy là công cụ hữu ích trong việc tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định, đồng thời giúp bạn tổ chức công việc cũng như kế hoạch một cách rõ ràng, hiệu quả.

Nhìn chung, chủ đề và mục tiêu của sơ đồ tư duy rất đa dạng và phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, mục tiêu cốt lõi của mind map luôn là hỗ trợ quá trình tư duy sáng tạo và tổ chức thông tin một cách hiệu quả.

2. Kết nối các ý tưởng liên quan đến trung tâm

Quá trình khởi tạo mind map sẽ bắt đầu từ một ý tưởng hay từ khoá chính đặt tại trung tâm và kết nối với những ý tưởng liên quan thông qua các nhánh hoặc nút. Việc tập trung vào từ khóa trung tâm sẽ giúp bạn không bị lạc đề và có cái nhìn rõ ràng hơn về các ý tưởng liên quan. Do đó, bạn có thể tổ chức và xác định những ý tưởng và thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề của mình bằng cách tập trung sự chú ý vào phần trung tâm.

Các ý tưởng liên quan được liên kết với trung tâm thông qua các nhánh hoặc nút, tùy thuộc vào sự sắp xếp và lựa chọn của người tạo mind map. Các nhánh hoặc nút này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các ý tưởng, tạo thành một mạng lưới thông tin liên kết.

Quá trình tạo mind map theo cách này giúp người sử dụng tập trung mạnh mẽ vào trung tâm để kết nối với các ý tưởng xung quanh một cách hiệu quả. Từ đó, họ có thể dễ dàng tổ chức, phân tích và xác định các thông tin quan trọng liên quan đến chủ đề một cách rõ ràng, thuận tiện.

3. Sắp xếp các ý tưởng theo cấu trúc logic

Xây dựng sơ đồ tư duy là quá trình tổ chức các ý tưởng theo một cấu trúc logic và liên kết chúng với nhau. Khi đó, các ý tưởng cùng thông tin phải được sắp xếp hợp lý thông qua nhánh và nút tùy để hình thành một sơ đồ có sự liên kết tự nhiên. Đó có thể là mức độ ưu tiên, theo thứ tự thời gian, các yếu tố tương đồng hoặc những tiêu chí khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Ngoài ra, sự kết nối giữa các ý tưởng và thông tin trong mind map phải có tính logic và liên kết để giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm cũng như hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng, từ đó khám phá ra ý tưởng mới hoặc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

4. Sử dụng màu sắc và hình minh họa để làm nổi bật các ý tưởng

Sử dụng màu sắc và đường nét là một trong những phương tiện làm cho các ý tưởng trong mind map trở nên nổi bật hơn, cụ thể: 

- Màu sắc: dùng để phân biệt và làm nổi bật các nhánh hay nút trong mind map. Mỗi gam màu có thể biểu thị cho một chủ đề, loại thông tin hoặc mức độ ưu tiên khác nhau. Việc áp dụng màu sắc làm tăng tính dễ đọc và nâng cao hiệu quả của mind map, đồng thời cũng giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm thông tin.

- Đường nét: được sử dụng để nhấn mạnh các liên kết và quan hệ giữa những ý tưởng trong mind map. Các đường nét sẽ kết nối các nút với nhau để tạo ra mối liên hệ giữa những ý tưởng và thông tin trong sơ đồ tư duy. Nhìn chung, việc sử dụng đường nét sẽ làm tăng tính rõ ràng, dễ hiểu của sơ đồ, đồng thời cũng giúp cho người dùng thuận tiện khi muốn tìm kiếm sự tương quan giữa các yếu tố.

Tuy nhiên, đối với cách vẽ mind map bằng màu sắc và đường nét, người tạo sơ đồ cần lưu ý không nên dùng quá nhiều màu hay đường kẻ khác nhau để tránh việc làm cho mind map trở nên khó đọc hoặc phức tạp hơn. Theo đó, bạn nên chọn một số màu sắc, đường nét phù hợp và đặt đúng chỗ để làm nổi bật các ý tưởng cùng những thông tin quan trọng nhưng vẫn đảm bảo giữ được tính gọn gàng của bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy

Những công cụ hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy được đánh giá cao

Hiện nay, có rất nhiều công cụ miễn phí hỗ trợ xây dựng sơ đồ tư duy, điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với cách vẽ mind map thủ công trên giấy. Dưới đây là một số phần mềm tạo sơ đồ mind map đẹp, logic và khoa học mà bạn có thể sử dụng:

- MindMeister: Là nền tảng vẽ mind map trực tuyến phổ biến với giao diện đơn giản và nhiều tính năng hữu ích. Nó mang đến một loạt các biểu tượng và mẫu giúp người dùng tạo ra những sơ đồ chuyên nghiệp, ấn tượng.

- XMind: Là công cụ tạo mind map miễn phí và mở rộng với khả năng sử dụng trên nhiều nền tảng. Do đó, công cụ này hỗ trợ người dùng tạo ra những mẫu sơ đồ tư đơn giản nhưng đầy đủ, đồng thời cũng phù hợp với dạng sơ đồ phức tạp.

- Coggle: Là công cụ tạo mind map online đơn giản, dễ sử dụng với nhiều biểu tượng và ký hiệu để tạo ra các bản đồ tư duy hấp dẫn. Ngoài ra, nó cũng cho phép người dùng chia sẻ và làm việc nhóm trên các mind map.

- FreeMind: Là ứng dụng tạo sơ đồ tư duy miễn phí với mã nguồn mở, cho phép người dùng xây dựng các mind map đơn giản nhưng đầy đủ. Thêm vào đó, nền tảng này cũng hỗ trợ tích hợp hình ảnh, liên kết và nhiều tính năng đặc biệt khác.

- MindNode: Là công cụ xây dựng mind map dành cho người sử dụng Mac và iOS với giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Nền tảng này không chỉ cung cấp nhiều tính năng để tạo sơ đồ tư duy mà còn giúp người dùng dễ dàng thiết lập nên những sơ đồ chuyên nghiệp.

- Lucidchart: Là ứng dụng thuyết trình tạo mind map online có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Với nhiều mẫu và biểu tượng, Lucidchart hỗ trợ người dùng trong việc tạo ra những mind map đa dạng, hấp dẫn.

- SimpleMind: Là ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy trên điện thoại di động với giao diện trực quan và đầy đủ những tính năng cần thiết. Bên cạnh đó, công cụ cũng cung cấp khả năng tạo ra các mind map đa dạng với hình ảnh, màu sắc và đường nét nổi bật.

- MindMup: Là phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy vượt trội với tính năng chia sẻ và cho phép nhiều người cùng tham gia chỉnh sửa. Tuy nhiên, công cụ này chỉ miễn phí cho các mind map dưới 100KB và nếu muốn sử dụng với dung lượng lớn hơn thì bạn cần trả phí.

Một số lưu ý khi xây dựng bản đồ tư duy mind map

Bản đồ tư duy của bạn được xem là nguồn tài nguyên cá nhân quý báu và bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên tắc riêng của mình vào sơ đồ để làm cho nó tốt hơn. Dưới đây là một số đề xuất giúp bạn tối ưu hóa quá trình này:

- Lựa chọn từ ngữ đơn giản để truyền đạt thông tin: hãy sử dụng từ khóa hoặc từ ngữ súc tích để phản ánh ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả, bởi lẽ các từ phức tạp hay dư thừa có thể làm cho mind map trở nên lộn xộn, khó hiểu hơn.

- Quan tâm đến kiểu chữ in: việc viết chìm vào nhau hoặc không rõ ràng sẽ làm cho bản đồ trở nên khó đọc hơn.

- Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý: sử dụng nhiều màu sắc khác nhau là cách để bạn dễ dàng nhìn nhận các phần quan trọng, tạo ra sự tổ chức và giúp bạn nhanh chóng nắm bắt những thông tin được trình bày trong bản đồ tư duy, đồng thời tránh bị rối mắt.

- Sử dụng các biểu tượng và hình ảnh: Khi một biểu tượng hoặc hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt đối với bạn, hãy sử dụng chúng. Theo đó, hình ảnh có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn so với từ ngữ.

- Tận dụng liên kết chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, bạn có thể sử dụng đường kẻ để chỉ ra mối quan hệ chéo, điều này giúp bạn hiểu rõ mức độ ảnh hưởng giữa các phần khác nhau trong chủ đề.
 

Cách vẽ mind map
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm mind map là gì cũng như những lợi ích và cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả. Có thể thấy, mind map là công cụ hữu ích giúp bạn mở ra khả năng sáng tạo, suy luận và kích thích hoạt động tư duy của não bộ. Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về mind map và cách thiết kế nó để hỗ trợ cho quá trình học tập, làm việc, nghiên cứu và nhiều hoạt động khác. Hãy tích cực tận dụng mind map để nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân và xây dựng một phong cách học tập, làm việc chuyên nghiệp cho mình nhé!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.