Thị phần là gì? Giải pháp gia tăng thị phần cho doanh nghiệp

Thị phần là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, đóng vai trò quyết định đến sức mạnh và vị thế của mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó, mức độ chiếm lĩnh thị phần sẽ phản ánh sự thành công, mức độ phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty so với những đối thủ cùng ngành. Vậy thị phần là gì? Làm thế nào để gia tăng thị phần cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và nhanh chóng? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
 

Thị phần là gì? Giải pháp gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
 

Thị phần là gì?

Thị phần (market share) là tỷ lệ phần trăm tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường so với các đối thủ cùng ngành. Trong đó, độ lớn của thị phần luôn tỉ lệ thuận với mức doanh thu mà một công ty đạt được. Vậy nên doanh nghiệp có market share càng cao thì càng có lợi thế cạnh tranh lớn, cho thấy sức mạnh và tầm ảnh hưởng của họ trong việc chiếm đóng thị trường.

Nói một cách khác, thị phần là biểu hiện rõ ràng của việc doanh nghiệp bán ra được bao nhiêu sản phẩm / dịch vụ so với tổng lượng tiêu thụ trên thị trường. Hiểu rõ khái niệm này cũng như cách tính thị phần sẽ giúp người quản lý hay chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chiến lược và tối ưu hóa kết quả kinh doanh. Mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường địa vị thống trị thị trường nhưng market share càng lớn thì sức mạnh của thương hiệu càng được củng cố, làm tăng tính tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trong ngành.

Phân biệt thị phần và thị trường

Thị phần là một phần của thị trường, đo lường mức độ chiếm lĩnh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tổng thể. Trong khi đó thì thị trường kinh doanh là tập hợp của tất cả các doanh nghiệp có những mức thị phần khác nhau. Có thể phân biệt đơn giản, thị trường bao hàm cả khái niệm thị phần và thị phần là phần trăm thị trường mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh được.

Chẳng hạn, trong ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, thị trường bảo hiểm nhân thọ bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trong số đó, vào năm 2019, Manulife đang chiếm giữ 17.7 % thị phần trong thị trường, còn lại thị phần thuộc về các đối thủ như Bảo hiểm Bảo Việt Nhân Thọ, AIA, Prudential, Daiichi và nhiều doanh nghiệp khác.
 

Thị phần là gì?
 

Tầm quan trọng của thị phần đối với doanh nghiệp

Trong bối cảnh khốc liệt của thị trường kinh doanh hiện nay, khả năng chiếm lĩnh thị phần đóng vai trò không thể phủ nhận đối với sự tồn tại và phát triển của mọi công ty. Chỉ số này phản ánh sức mạnh, địa vị cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của một doanh nghiệp trong ngành nhờ vào những vai trò quan trọng sau đây:

1. Nắm bắt được tốc độ phát triển của doanh nghiệp

Nhà quản trị có thể dựa vào mức độ chiếm lĩnh thị trường để đo lường và đánh giá tình hình phát triển của công ty. Theo đó, thị phần càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng cao, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đã thực hiện rất hiệu quả các chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng. Ngược lại, khi thị phần thấp, cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm, đồng nghĩa với việc cần phải áp dụng các phương án khuyến khích và thúc đẩy doanh thu.

2. Biết được vị thế của mình trên thị trường

Bằng cách xác định thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ trên thị trường, bạn có thể đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty so với các đối thủ khác. Từ việc nhìn nhận được vị trí của mình, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch triển khai những chiến lược marketing và bán hàng một cách hiệu quả.

3. Cơ sở xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn lực

Dựa trên phần trăm thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ, bạn có thể xây dựng các kế hoạch bổ sung nhân sự khi cần thiết hoặc thiết lập những chính sách tạo động lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Nói một cách cụ thể hơn, nếu thị phần của doanh nghiệp ở mức thấp, bạn cần áp dụng chính sách tăng cường nhân sự phù hợp để triển khai các chiến lược cải cách nhằm mở rộng market share một cách hiệu quả. Trong trường hợp thị phần đang ở mức cao, các chương trình khuyến khích có thể được triển khai để khai thác tối đa những lợi thế hiện tại.
 

Thị phần
 

Cách tính thị phần doanh nghiệp chuẩn nhất

Như đã nói ở trên, việc đo lường market share đóng vai trò quan trọng, giúp công ty xác định vị trí cạnh tranh và hướng phát triển đúng đắn cho các chiến lược kinh doanh. Để làm được điều này thì bạn có thể áp dụng hai cách tính thị phần của doanh nghiệp dưới đây:

1. Cách tính thị phần tuyệt đối

Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng mà một công ty đóng góp vào tổng doanh số của thị trường hoặc ngành cụ thể. Với cách này thì bạn có thể sử dụng hai công thức sau để tính toán:

- Công thức 1: Thị phần = (Tổng doanh số bán hàng của công ty / Tổng doanh số của thị trường) * 100

- Công thức 2: Thị phần = (Tổng lượng sản phẩm bán ra của công ty / Tổng số sản phẩm tiêu thụ trong thị trường) * 100

Ví dụ, giả sử tại thị trường Việt Nam có tổng cộng 2000 chiếc xe máy loại A và đại lý X bán ra 200 chiếc thì thị phần của đại lý X sẽ là (200 / 2000) * 100 = 10%. Nói một cách khác, đại lý X đang chiếm lĩnh đến 10% thị phần của xe máy loại A tại thị trường Việt Nam.

2. Cách tính thị phần tương đối

Để thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành thì người ta thường áp dụng cách tính thị phần tương đối. Bằng cách này, chủ công ty và người quản lý có thể xác định được vị thế của mình và áp dụng các chiến lược cạnh tranh để mở rộng market share trên thị trường.

Dưới đây là 2 cách tính thị phần của doanh nghiệp với phương pháp tương đối:

- Cách 1: Thị phần tương đối = (Tổng doanh số của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh trong thị trường) * 100

- Cách 2: Thị phần tương đối = (Tổng lượng sản phẩm bán ra của công ty / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường) * 100

Trong quá trình áp dụng cách tính thị phần tương đối, bạn cần lưu ý các điểm sau:

- Thị phần tương đối lớn hơn 1: Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

- Thị phần tương đối nhỏ hơn 1: Đối thủ có lợi thế cạnh tranh.

- Thị phần tương đối bằng 1: Lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp và đối thủ là như nhau.
 

Cách tính thị phần
 

Định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần với mô hình BCG

Để đánh giá thị phần của doanh nghiệp, các nhà quản lý chiến lược thường sử dụng ma trận Boston hay còn được biết đến với tên gọi ma trận BCG. Trong ma trận này, trục tung biểu thị sự tăng trưởng doanh số và sản lượng, còn trục hoành đại diện cho thị phần.

Ma trận BCG được chia thành 4 ô chính, bao gồm ô Dấu hỏi, Ngôi sao 5 cạnh, Bò sữa và Con chó. Mỗi ô này đại diện cho một tình trạng phát triển cụ thể của doanh nghiệp trong thị trường và đồng thời nói lên thực trạng tiêu thụ của các dòng sản phẩm tương ứng. Thông qua việc đọc hiểu ma trận BCG, bạn có thể đưa ra những quyết định chiến lược và xác định hướng phát triển phù hợp cho công ty của mình trong tương lai.

 

Loại ô

Tình trạng

Hướng phát triển

Dấu hỏi

Thị phần nhỏ, sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhập thị trường và đang ở giai đoạn khởi đầu, chưa chiếm được vị thế.

Yêu cầu một khoảng thời gian để thử nghiệm các chiến lược tiếp thị, theo dõi sự phát triển của thị trường và đánh giá sản phẩm trước khi đưa ra quyết định về việc mở rộng phát triển.

Ngôi sao

Doanh nghiệp hiện đang chiếm lĩnh một thị phần đáng kể trên thị trường với các sản phẩm / dịch vụ được người dùng ưa chuộng.

Nên đẩy mạnh đầu tư để mở rộng thị phần, hướng toàn bộ nguồn lực vào chiến lược marketing để thu hút khách hàng hiệu quả.

Bò sữa

Sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp đang giữ vững một thị phần nhất định trong ngành. 

Tốc độ tăng trưởng của thị phần thường không quá nhanh nhưng doanh thu tương đối ổn định.

Cần duy trì mức độ cân đối, vừa phải, tránh tình trạng giảm thị phần.

Con chó

Không có khả năng tăng trưởng, đang đứng trên bờ vực suy thoái.

Cần loại bỏ nhóm sản phẩm này để giảm tổn thất về chi phí liên quan (lưu kho, quản lý kho, đối soát, kiểm kê,...) và tập trung vào các nhóm sản phẩm có thị phần cao hơn.

 

Một số giải pháp gia tăng thị phần hiệu quả, bền vững

Để chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chiến lược khác nhau như giảm giá, cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ, tối ưu hóa hệ thống phân phối, tăng cường chiến dịch tiếp thị hoặc giới thiệu những sản phẩm mới,.... Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu và chọn lựa một hoặc nhiều chiến lược phù hợp để gia tăng thị phần trên thị trường. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả và bền vững mà chúng tôi đã tổng hợp để bạn tham khảo:

1. Phát triển phân khúc thị trường mới

Mở rộng vào phân khúc thị trường mới là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng cường thị phần nhưng để thành công, bạn cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng các chiến lược marketing bán hàng sao cho phù hợp. Ngoài ra, việc đa dạng hóa các hình thức tiếp thị và chọn lựa kênh phân phối đa dạng sẽ là cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng gia tăng khả năng tiếp cận đến một lượng đối tượng khách hàng rộng lớn hơn.
 

Cách tính thị phần của doanh nghiệp
 

2. Đổi mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ

Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện, đổi mới dịch vụ là một chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp công ty tạo nên giá trị độc đáo để thu hút sự ủng hộ từ khách hàng, nhờ đó gia tăng doanh thu và mở rộng thị phần. Để thực hiện chiến lược này, bạn cần đi sâu vào phân tích thị trường về cơ hội và thách thức, đồng thời hiểu rõ nhu cầu của người dùng, điểm mạnh / yếu của đối thủ cạnh tranh để giảm thiểu rủi ro, từ đó đưa ra những phương án tối ưu nhất.

3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì công ty nào có thể mang đến dịch vụ khách hàng xuất sắc và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của người dùng thì sẽ càng có khả năng chiếm lĩnh thị phần. Bởi lẽ khi khách hàng lòng với sản phẩm / dịch vụ của bạn, họ sẽ cảm thấy mình được trân trọng và nếu có sản phẩm mới thì những đối tượng này chính là người tin tưởng đến mua đầu tiên. Ngoài ra, họ còn sẽ tích cực giới thiệu thương hiệu của bạn đến những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh,... khiến doanh nghiệp nhanh tăng thị phần.

4. Xây dựng chiến lược giá cạnh tranh

Để mở rộng thị phần, nhiều tổ chức công ty đã thực hiện nghiên cứu và triển khai chiến lược giá cạnh tranh nhằm thu hút một lượng lớn khách hàng. Nhờ đó mà doanh số bán sản phẩm tăng vọt, góp phần nâng cao tổng doanh thu. Để xây dựng một chính sách giá hợp lý, doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố quan trọng như thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, chi phí sản xuất, thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

5. Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Tăng cường nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng và chiếm lĩnh thị phần. Do đó, điều quan trọng cần thực hiện ngay lúc này là đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu ngoài kia sẽ hiểu biết về danh tiếng và giá trị mà bạn mang lại. Việc trở thành một cái tên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích trong ngành là nguồn động viên lớn để bạn xây dựng thị phần. Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong thực tế, doanh nghiệp nào sở hữu thị phần cao, tức là tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì thường là những thương hiệu phổ biến và đáng tin cậy.

6. Mở rộng mạng lưới phân phối

Nếu một doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc kinh doanh qua các kênh bán hàng trực tiếp thì đó có thể là sự lãng phí nguồn lực tài nguyên đối với tiềm năng lớn mà bán hàng online mang lại. Do đó để tăng trưởng thị phần, bạn nên mở rộng và đa dạng hóa các kênh phân phối từ bán hàng trực tiếp thông qua cửa hàng, tiệm tạp hóa, siêu thị đến việc kinh doanh online trên nhiều nền tảng như website, diễn đàn, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,.... Ngoài ra, kết hợp các chiến lược quảng bá và truyền thông trên các phương tiện đại chúng như báo đài, tivi, Internet,... cũng là một cách hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh.

7. Mua thị phần từ đối thủ cạnh tranh

Việc mua lại hoặc sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh đang là một phương pháp hiệu quả nhất để nhanh chóng mở rộng thị phần. Bằng cách này, doanh nghiệp không chỉ chiếm được khách hàng hiện tại từ công ty đối thủ mà còn giảm bớt một đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, từ đó gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính lớn, đồng thời phải thăm dò thị trường để đưa ra những quyết định khả thi nhất.
 

Cách xác định thị phần
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm thị phần là gì cũng như cách tính market share và một số giải pháp gia tăng thị phần hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhìn chung, việc hiểu rõ thị phần sẽ giúp bạn xác định đúng vị trí của công ty trên thị trường và trong tâm trí của khách hàng. Do đó, hãy đầu tư và xây dựng kế hoạch, chiến lược cũng như thực hiện các bước hành động có chất lượng để tăng cường thị phần một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của mình nhé!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.