CEO là gì? Vai trò và các yếu tố quan trọng để trở thành CEO

CEO (Chief Executive Officer) là vị trí lãnh đạo cấp cao nhất trong một tổ chức doanh nghiệp. Người giữ chức vụ này chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, chiến lược và hiệu quả của công ty. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của CEO, những yếu tố cần thiết để trở thành một CEO thành công, cũng như con đường để đạt được vị trí này trong sự nghiệp.
 

CEO là gì
 

CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officers) là người lãnh đạo cao nhất trong một doanh nghiệp, công ty. Họ có vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy sự phát triển của công ty nên họ sẽ chịu trách nhiệm về các quyết định lớn của doanh nghiệp. Vì vậy, CEO là một trong những chức danh quan trọng nhất trong một tổ chức kinh doanh.

Khái niệm CEO đã được chứng thực từ năm 1782, khi một sắc lệnh của Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ sử dụng thuật ngữ này để chỉ các thống đốc và các nhà lãnh đạo khác của các nhánh hành pháp trong các thuộc địa của Mười ba Thuộc địa. Theo bản dự thảo bổ sung của Từ điển Oxford năm 2011, việc sử dụng từ viết tắt "CEO" để chỉ giám đốc điều hành có nguồn gốc từ Úc vào năm 1914. Tại Việt Nam, vị trí CEO chính là thuật ngữ “giám đốc điều hành" được quy định rõ ràng về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại Việt Nam.

Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

CEO có nhiều vai trò khác nhau trong một doanh nghiệp để có thể quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Đây là những nhiệm vụ quan trọng mà một người đảm nhiệm vị trí CEO phải làm: 

- Lập ra một kế hoạch chiến lược: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của CEO là định hướng và lập kế hoạch cho tương lai của công ty. Họ phải có tầm nhìn chiến lược để đưa ra các quyết định quan trọng và xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp.

- Quản lý hoạt động kinh doanh: CEO chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của toàn bộ quá trình hoạt động của công ty, bao gồm các khâu sản xuất, tiếp thị, bán hàng cho tới tài chính và quản lý nhân sự.

- Điều hành và đưa ra quyết định: CEO có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Họ phải đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra đúng thời điểm và phù hợp nhất với chiến lược đã vạch ra của doanh nghiệp.

- Đại diện cho công ty: CEO là người đại diện cho công ty trong các mối quan hệ bên ngoài, từ khách hàng, đối tác cho đến cơ quan chính phủ. Vì vậy, họ cần có khả năng giao tiếp và thiết lập mối quan hệ tốt để đảm bảo uy tín và thành công của công ty.

- Tạo động lực cho nhân viên: CEO cũng có nhiệm vụ truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên. Họ phải là người lãnh đạo tốt và có khả năng thúc đẩy, khích lệ nhân viên và giúp họ đạt được kết quả tốt nhất.
 

Công việc của một CEO
 

Phân biệt CEO và các chức danh khác trong công ty

Mặc dù có vai trò quan trọng trong tổ chức kinh doanh, CEO không phải là người duy nhất đảm nhận các nhiệm vụ lãnh đạo. Trong các công ty lớn, cấp quản lý cao hơn có thể bao gồm CEO, COO, CFO, và Chairman. Dưới đây là sự khác biệt giữa CEO và các chức danh khác:

1. Phân biệt CEO và COO

COO (Chief Operating Officer) là chức danh cao thứ hai trong một doanh nghiệp. Vị trí này thường phụ trách các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Trong khi CEO chịu trách nhiệm về việc định hướng chiến lược, COO có nhiệm vụ điều hành các công việc để thực hiện chiến lược đó. Trong một số trường hợp, CEO và COO có thể có vai trò tương tự nhau trong việc quản lý hoạt động của công ty. Tuy nhiên, CEO vẫn là người đứng đầu và có quyền quyết định cuối cùng trong các vấn đề chiến lược.

2. Phân biệt CEO và CFO

CFO (Chief Financial Officer) là người đảm nhận vai trò quản lý tài chính của công ty. Vai trò chính của họ là đảm bảo sự cân bằng tài chính của công ty, giúp CEO đưa ra các quyết định về đầu tư và chiến lược tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. CFO tập trung vào các hoạt động tài chính và tư vấn cho CEO và CEO chính là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng khi đưa quyết định các tài chính của công ty. 

3. Phân biệt CEO và Chairman

Chairman (Chủ tịch) là người đứng đầu Hội đồng quản trị của một công ty. Trong khi CEO chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh hàng ngày, Chairman có nhiệm vụ giám sát và cung cấp ý kiến về chiến lược toàn diện của công ty. 

- Trong các quyết định hàng ngày, CEO có thể ra quyết định mà không cần sự phê duyệt của Chairman.

- Thông thường, khi CEO đưa ra các quyết định chiến lược thì cần sự phê duyệt của Hội đồng Quản trị, bao gồm Chairman.

- Trường hợp CEO và Chairman là cùng một người, người đó có thể ra quyết định độc lập nhưng các công ty thường sẽ có các quy trình kiểm soát nội bộ riêng biệt để duy trì tính minh bạch và công bằng.
 

CEO CFO
 

Các công việc của một CEO cần đảm nhận

Vai trò của CEO rất đa dạng và yêu cầu nhiều kỹ năng và khả năng. Dưới đây là những đầu việc chính mà một CEO thường phải đảm nhận:

- Quản lý toàn bộ hoạt động của công ty: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của CEO. Họ phải đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của công ty đều được điều hành đạt hiệu quả tốt nhất và đạt được mục tiêu đề ra.

- Đưa ra quyết định chiến lược: CEO có thể dựa vào các cấp quản lý phía dưới để thu thập thông tin và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp cho công ty. 

- Lập kế hoạch và định hướng tương lai: CEO phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn để đưa ra các kế hoạch và định hướng cho công ty trong tương lai.

- Quản lý tài chính: CEO không chỉ phải quản lý tài chính của công ty mà còn phải đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong dòng tiền của doanh nghiệp.

- Lãnh đạo và tạo động lực cho nhân viên: CEO có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và gợi cảm hứng làm việc cho nhân viên. Do đó, họ cần có khả năng lãnh đạo để xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng.

- Đại diện và xây dựng mối quan hệ: CEO là người đại diện cho công ty trong các mối quan hệ bên ngoài. Họ phải có kỹ năng giao tiếp tốt và thiết lập mối quan hệ để đảm bảo uy tín và thành công cho doanh nghiệp.
 

CEO nghĩa là gì
 

Những yếu tố cơ bản tạo nên một CEO thành công 

Vai trò của CEO đòi hỏi nhiều kỹ năng và năng lực. Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp tạo nên một CEO xuất sắc:

1. Kiến thức và kinh nghiệm

CEO cần có kiến thức trong đa lĩnh vực trong kinh doanh như tiếp thị, tài chính, quản lý nhân viên và chiến lược. Họ cũng cần có kinh nghiệm làm việc trong các vị trí quản lý cao hơn để hiểu rõ hoạt động của công ty và các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Nền tảng học vấn vững vàng kết hợp với kinh nghiệm phong phú giúp các ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho vai trò của một CEO, đảm bảo rằng họ có khả năng lãnh đạo và quản lý công ty hiệu quả. Thông thường, yêu cầu từ 5-10 năm kinh nghiệm trong các vị trí quản lý cao cấp kèm theo kinh nghiệm lãnh đạo và hiểu biết sâu rộng về ngành cụ thể để có thể đảm nhiệm vị trí này. 

2. Tầm nhìn chiến lược của 1 CEO

Tầm nhìn chiến lược của CEO dựa vào việc phân tích và hiểu biết sâu rộng về ngành nghề, xu hướng thị trường, hiệu suất công ty, nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các rủi ro cũng như cơ hội. Bằng cách kết hợp tất cả các yếu tố này, CEO có thể đưa ra các quyết định chiến lược thông minh và định hướng công ty đạt thành công bền vững.

3. Khả năng truyền cảm hứng

Khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên là một kỹ năng quan trọng mà các CEO có thể được học và phát triển. Thông qua các khóa đào tạo và thực hành trong một khoảng thời gian dài, một CEO có thể cải thiện khả năng của mình trong việc trở thành một nhà lãnh đạo và người truyền cảm hứng hiệu quả. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy động lực của nhân viên. 

4. Tố chất bẩm sinh

Các chỉ số như IQ, EQ, khả năng sáng tạo, và các phẩm chất cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong khả năng lãnh đạo của một CEO. Những tố chất này không chỉ hỗ trợ trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, mà còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tạo động lực, và vượt qua các thử thách. Một CEO thành công thường cần sự kết hợp của cả trí thông minh, trí tuệ cảm xúc, sự sáng tạo và sự kiên định để lãnh đạo hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Mặc dù IQ và EQ có phần yếu tố bẩm sinh, cả hai đều có thể được cải thiện qua thời gian và rèn luyện. Bất kỳ ai cũng có thể học hỏi, phát triển kỹ năng và cải thiện chỉ số của mình thông qua giáo dục và kinh nghiệm.

5. Các kỹ năng cần có của CEO

Ngoài những yếu tố cơ bản, để thành công trong vai trò CEO, họ cần có một số kỹ năng quan trọng sau:

- Kỹ năng lãnh đạo: CEO cần có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt nhân viên đến thành công.

- Khả năng quản lý và điều hành: CEO phải có kỹ năng quản lý và điều hành hiệu quả để đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện suôn sẻ.

- Kỹ năng giao tiếp: CEO cần có khả năng giao tiếp tốt để thiết lập mối quan hệ và tạo sự hiểu biết trong tổ chức.

- Tính linh hoạt và sẵn sàng thay đổi: Vai trò của CEO đòi hỏi họ phải luôn sẵn sàng thích ứng với những thay đổi và biến động trong môi trường kinh doanh.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: CEO cần có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh cũng như vận hành doanh nghiệp.
 

Công việc của CEO là gì
 

Một số câu hỏi thường gặp về CEO 

Có rất nhiều câu hỏi về vai trò của CEO trong tổ chức đến những kỹ năng cần thiết trở thành một nhân viên xuất sắc. Dưới đây những câu hỏi thường gặp nhất của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

1. CEO có phải chủ sở hữu công ty không?

Không hẳn. Trong một số trường hợp, CEO không phải là chủ sở hữu của công ty. CEO là vị trí được bổ nhiệm và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, CEO có thể là người sáng lập công ty và đồng thời là chủ sở hữu của công ty. 

2. Mức lương của CEO thường là bao nhiêu?

Mức lương của CEO thường phụ thuộc vào kích thước và ngành công nghiệp của công ty, cũng như vị trí của CEO trong tổ chức. Theo một số nghiên cứu, mức lương trung bình của CEO tại các công ty lớn có thể từ hàng triệu đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, có những trường hợp CEO không nhận mức lương cao mà thay vào đó nhận cổ phần của công ty để tăng cường động lực và liên kết lợi ích giữa CEO và công ty.

3. CEO thường được chọn như thế nào?

Việc chọn CEO thường được thực hiện thông qua quá trình tuyển dụng và phỏng vấn nghiêm ngặt. Hội đồng quản trị hoặc ban lãnh đạo của công ty sẽ xem xét ứng viên dựa trên kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và tầm nhìn chiến lược. Đôi khi, việc chọn CEO cũng có thể dựa trên mối quan hệ cá nhân và uy tín trong ngành.

4. Làm CEO có thể bị sa thải không?

Có, CEO cũng có thể bị sa thải nếu họ không đạt được kết quả kinh doanh mong muốn hoặc vi phạm các quy định và chuẩn mực của công ty. Quyết định sa thải CEO thường được đưa ra bởi Hội đồng quản trị hoặc ban lãnh đạo của công ty sau khi xem xét kỹ lưỡng và đánh giá hiệu suất làm việc của CEO.

Điểm mặt các CEO tài năng, nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thế giới

Khi nói đến sự thành công trong kinh doanh, các CEO tài năng và nổi tiếng không chỉ là những người lãnh đạo mà còn là những người định hình chiến lược và tạo ra sự khác biệt trên toàn cầu. Hãy cùng điểm mặt những CEO xuất sắc nhất để tìm hiểu những yếu tố làm nên thành công của họ.

1. CEO nổi tiếng Việt Nam

Dưới đây là một số gương mặt CEO rất quen thuộc ở Việt Nam: 

Nguyễn Đăng Quang – CEO của Masan Group

Nguyễn Đăng Quang đã dẫn dắt Masan Group bằng tầm nhìn chiến lược rõ ràng, giúp công ty mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực phẩm và đồ uống đến tài nguyên và dịch vụ tiêu dùng. Ông đã định hướng cho Masan trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Masan đã thực hiện các giao dịch M&A quan trọng, bao gồm việc thâu tóm Tập đoàn Phúc Long. Những quyết định này không chỉ mở rộng danh mục sản phẩm mà còn giúp công ty tăng cường vị thế trong ngành tiêu dùng.
 

CEO Masan
 

Trương Gia Bình – CEO của FPT Corporation

Trương Gia Bình đã lãnh đạo FPT trong việc ứng dụng công nghệ mới và thúc đẩy chuyển đổi số. Ông đã tập trung vào việc đổi mới công nghệ và phát triển các giải pháp IT khiến FPT trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu.

FPT đã mở rộng hoạt động ra quốc tế, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng toàn cầu. Điều này không chỉ giúp FPT tăng trưởng mà còn nâng cao danh tiếng của công ty trên trường quốc tế.

 

CEO Trương Gia Bình
 

Lê Hồng Minh – CEO của VNG Corporation

Lê Hồng Minh đã lãnh đạo VNG trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như Zalo và các trò chơi trực tuyến. Ông đã dẫn dắt công ty trong việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông đã xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Điều này không chỉ thúc đẩy hiệu quả làm việc mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của VNG.
 

CEO Lê Hồng Minh
 

2. CEO nổi tiếng hàng đầu thế giới

Điểm qua những CEO không chỉ là những nhà lãnh đạo tài ba mà còn là những người định hình tương lai của ngành công nghiệp trên toàn thế giới: 

Elon Musk – CEO của Tesla và SpaceX

Elon Musk là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ và không gian. Tesla đã cách mạng hóa ngành công nghiệp ô tô điện và SpaceX đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong khám phá không gian.
 

CEO Elon Musk
 

Tim Cook – CEO của Apple Inc

Tim Cook đã tiếp quản vị trí CEO từ Steve Jobs và tiếp tục dẫn dắt Apple Inc. phát triển mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của ông, Apple tiếp tục giới thiệu các sản phẩm đổi mới và duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghệ.
 

CEO Tim Cook
 

Sundar Pichai – CEO của Alphabet Inc. (Google)

Sundar Pichai đã trở thành CEO của Google và sau đó là Alphabet Inc., công ty mẹ của Google. Ông đã đóng góp vào sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ của Google, từ tìm kiếm đến trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây.
 

CEO Sundar Pichai
 

Trong bài viết của Phương Nam 24h, chúng ta đã tìm hiểu về vai trò của CEO trong một doanh nghiệp. Để trở thành một CEO thành công, không chỉ cần hiểu biết và kỹ năng như một “siêu anh hùng” doanh nghiệp, mà còn phải có sự cam kết và đam mê mạnh mẽ. Vì vậy, nếu bạn đang trên con đường trở thành CEO, hãy chuẩn bị tinh thần cho những thử thách lớn và hãy luôn giữ vững ngọn lửa đam mê trong suốt hành trình của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.