Sales executive là gì? Những điều cần biết về sales executive

Trong những năm gần đây, khái niệm sales executive đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, với những người không có kinh nghiệm hoặc mới bắt đầu công việc bán hàng thì khái niệm này vẫn còn khá xa lạ. Sales executive là một từ khóa hot và là một trong những vị trí được nhiều ứng viên mong muốn trong lĩnh vực kinh doanh vì có nhiều cơ hội phát triển và mức lương khá tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về vai trò cũng như những kỹ năng cơ bản mà một sales executive cần có là gì. Để giải đáp những thắc mắc đó, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sales executive là gì và những vấn đề quan trọng cần biết về vị trí này.
 

Sale executive là gì? Những điều cần biết về sales executive
 

Sales executive là gì?

Sales executive hay còn gọi là chuyên viên điều hành kinh doanh, là một vị trí trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này chịu trách nhiệm chính cho việc tạo ra nguồn doanh thu cho công ty bằng những hoạt động như nghiên cứu thị trường, đặt mục tiêu doanh thu và lập kế hoạch bán hàng cho từng khu vực kinh doanh được giao. 

Nói cách khác, sales executive là chuyên viên có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển doanh thu của doanh nghiệp. Đối tượng phục vụ có thể là khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp tùy thuộc vào loại sản phẩm dịch vụ của công ty đang bán.

Mô tả công việc của sales executive

Khi chưa biết rõ vị trí của một sale executive, có thể bạn sẽ có nhiều thắc mắc về công việc mà họ phải thực hiện, cũng có không ít người lầm tưởng vị trí này giống với salesman, Tuy nhiên, những công việc chính của một chuyên viên kinh doanh cao cấp hơn bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể, một số công việc mà một chuyên viên kinh doanh thường phải làm bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch, ý tưởng, chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng tháng hoặc hàng quý cho khu vực mà họ được phụ trách.

- Nghiên cứu thị trường để đánh giá khả năng bán hàng và định hướng nhu cầu của khách hàng.

- Tìm kiếm cơ hội bán hàng mới thông qua các phương tiện như điện thoại, truyền thông trực tuyến và mạng xã hội.

- Chuẩn bị các bài thuyết trình về sản phẩm dịch vụ của công ty.

- Phân chia công việc cho nhân viên kinh doanh cấp dưới và làm việc chặt chẽ với các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn.

- Liên lạc với các bộ phận liên quan để đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả và báo cáo công việc theo yêu cầu với cấp trên.

- Thu thập phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
 

Mô tả công việc của sales
 

Những kỹ năng cơ bản mà một sales executive cần có

1. Kỹ năng bán hàng

Sales executive cần phải có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với họ, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng và đưa ra các giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của những đối tượng này.

Để trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi, cần phải thành thạo kỹ năng bán hàng, trong đó bao gồm rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, thuyết phục, đàm phán, chốt sale, quản lý thời gian, tổ chức công việc hiệu quả,.... Các kỹ năng này giúp cho sales executive có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng, thuyết phục và đưa ra lời giải pháp hợp lý nhất để khách hàng có thể giải quyết được vấn đề của mình.

Để đạt được trình độ giỏi, đòi hỏi các chuyên viên sales executive phải tích lũy kinh nghiệm làm việc trong một khoảng thời gian dài, song đồng thời cần học tập, rèn luyện và cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục để nâng cao khả năng của mình trong công việc kinh doanh. 

2. Kỹ năng lắng nghe

Sales executive là những người phải giao tiếp liên tục với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và đưa ra giải pháp phù hợp. Vì vậy biết cách lắng nghe thấu hiểu là yếu tố rất quan trọng, cụ thể:

- Kỹ năng lắng nghe giúp các chuyên viên hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đưa ra các giải pháp phù hợp và tạo ra một mối quan hệ tin cậy với họ. 

- Chuyên viên kinh doanh có thể đưa ra những đề xuất, các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và đáp ứng được mong muốn của khách hàng, từ đó giúp tăng khả năng bán hàng và giữ chân người dùng.

- Việc lắng nghe cũng giúp sales executive phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng. Khi cảm thấy rằng bạn quan tâm đến ý kiến và nhu cầu của mình, khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Điều này tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp, giúp tăng cơ hội bán hàng trong tương lai.
 

Sales executive và sales manager
 

3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp chuyên viên xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp và tạo ra sự tin cậy với khách hàng. Sales executive có thể trình bày ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục hơn. Điều này giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp, từ đó giúp tăng khả năng bán hàng.

Ngoài ra, còn có thể dễ dàng tương tác và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, giải quyết các vấn đề xung đột một cách hiệu quả, nhanh chóng. Từ đó tạo được sự tin tưởng và sự kết nối, tăng cơ hội bán hàng và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

4. Kỹ năng coaching

Là một sales executive, kỹ năng coaching (kỹ năng đào tạo, huấn luyện) là rất quan trọng, bởi vì nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh là triển khai các kế hoạch cho đội nhóm kinh doanh. Vì vậy, vị trí này yêu cầu bạn phải có khả năng truyền đạt thông tin và cập nhật kiến thức mới cho đội nhóm một cách hiệu quả, giúp họ phát triển và đạt được mục tiêu tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

5. Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Tìm kiếm khách hàng đã khó, nhưng giữ chân họ lại và biến họ thành khách hàng thân thiết càng khó hơn. Để tăng lòng trung thành của người tiêu dùng, đòi hỏi một kỹ năng giao tiếp tốt cùng với sự kiên nhẫn và tận tâm trong việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng, phải thường xuyên liên hệ để đảm bảo rằng họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Vì vậy, để giữ chân khách hàng thân thiết, bạn cần ứng xử khéo léo và chăm sóc thường xuyên bằng các chính sách ưu đãi, dịch vụ hậu mãi đặc biệt.

6. Kỹ năng lãnh đạo

Vị trí sales executive không phải là công việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bạn còn phải có khả năng quản lý và hướng dẫn nhân viên cấp dưới. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là rất quan trọng đối với một sales executive.

Ở vị trí này, bạn cần có khả năng thấu hiểu và đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu của từng thành viên trong đội nhóm. Đồng thời cũng cần phải có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, động viên và thúc đẩy đội nhóm để đạt được mục tiêu chung. Nếu sở hữu kỹ năng này, bạn có thể định hình được chiến lược và dẫn dắt bộ phận của mình đi đúng hướng, từ đó nâng cao doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý dự án, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định cũng rất quan trọng. Sales executive cần phải biết cân bằng giữa việc thực hiện nhiệm vụ của riêng họ và đảm bảo rằng đội nhóm cũng đang làm việc hiệu quả. Họ cũng cần phải có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi và tạo ra các chiến lược kinh doanh mới để giúp doanh nghiệp phát triển.
 

Sales executive là gì?
 

Một số câu hỏi thường gặp về sales executive

1. Làm sales executive lương bao nhiêu?

Trong khi đa số các công việc khác đều được trả lương cố định, ngành nghề sales lại hưởng mức thu nhập linh hoạt và không giới hạn. Công việc của một sale executive có đặc thù và tính chất riêng, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nhân viên kinh doanh được trả lương cứng cùng với phần trăm hoa hồng dựa trên doanh số mà họ mang về cho công ty. Vì vậy, mức lương của sales executive không cố định, tuy nhiên trung bình thường dao động từ 5 - 20 triệu đồng. Nếu nhân viên kinh doanh có thể mang về nhiều hợp đồng cho công ty, mức lương của họ sẽ cao hơn rất nhiều.

2. Làm sale có vất vả không?

Ngành nghề nào cũng có những thuận lợi và áp lực riêng, và làm sale executive cũng không phải là ngoại lệ. Trong công việc này, những thuận lợi bao gồm khả năng kiếm được một mức thu nhập không giới hạn theo năng lực của mình, cùng với việc phát triển kỹ năng chốt sale, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình và đối mặt với áp lực.

Tuy nhiên, để thành công trong ngành sale không phải là điều dễ dàng. Người làm nghề này sẽ phải đối mặt với những áp lực về doanh số, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Họ cũng phải thể hiện sự linh hoạt để làm hài lòng những khách hàng khó tính và liên kết với các bộ phận khác trong công ty. Nếu không thể liên kết được thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, áp lực công việc có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của sale executive, vì vậy họ cần giữ vững tinh thần để tránh bị stress.
 

Mô tả công việc của sales executive
 

3. Sales executive và sales manager có gì khác biệt?

Ta có thể thấy rõ rằng trong một công ty, cả sales executive và sales manager đều rất cần thiết, 2 vị trí này giữ vai trò khác biệt nhau, cụ thể:

Về trách nhiệm: Sales executive chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng hiện tại và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Trong khi đó, sales manager bên cạnh việc thực hiện các tác vụ tương tự như sales executive, còn phải quản lý và giám sát công việc của các nhân viên trong bộ phận kinh doanh, đưa ra chiến lược kinh doanh và quản lý ngân sách.

Về cấp bậc: Sales manager là người quản lý trực tiếp sales executive và hai vị trí này cùng hỗ trợ lẫn nhau để đưa doanh nghiệp đến mục tiêu chung là tăng doanh thu.

Tuy nhiên, ở một số công ty, hai vị trí này có thể được gộp thành một. Mặc dù có sự tương đồng giữa hai vị trí này, nhưng cấp bậc của chúng thường khác nhau, đặc biệt là đối với các công ty lớn.

4. Các cấp bậc thăng tiến từ vị trí sales executive

Bộ phận sale (bộ phận kinh doanh) là bộ phận phụ trách việc đưa sản phẩm, hàng hóa của công ty đến tay người tiêu dùng. Các cấp bậc trong ngành sales theo lộ trình thăng tiến từ thấp đến cao bao gồm: 

- Salesman (nhân viên kinh doanh): là những người tìm kiếm và tư vấn khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ để tạo ra doanh số bán hàng cho công ty.

- Sales representative (đại diện kinh doanh): bên cạnh thực hiện các công viêc tương tự salesman, người đại diện kinh doanh phải đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sau khi bán hàng thông qua các kênh như điện thoại, email, hoặc các mạng xã hội,….

- Sales executive (chuyên viên kinh doanh): Thường tập trung vào các hoạt động bán hàng như xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng mới, đề xuất giải pháp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đàm phán và ký hợp đồng.

- Sales supervisor (giám sát kinh doanh): Là người chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các chuyên viên kinh doanh dưới quyền để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. 

- Sales manager (giám đốc quản lý kinh doanh): Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng, marketing và quản lý khách hàng. 

- Sales director (giám đốc kinh doanh): Là người đứng đầu của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về việc xây dựng chiến lược kinh doanh để đạt được mục tiêu chung.

Khi phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong sự nghiệp, bất cứ ai cũng sẽ đối mặt với nhiều yêu cầu khó khăn hơn trong công việc. Vì vậy, bạn cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu này và đạt được những mục tiêu trong tương lai.
 

Các cấp bậc trong ngành sales
 

Phương Nam 24h hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc của một sales executive và giải đáp được các thắc mắc liên quan đến nghề này. Tin chắc thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn công việc yêu thích và phù hợp với năng lực của mình. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm và phát triển sự nghiệp của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.