Sale là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa sale và sales

Trong kinh doanh, sale là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, có liên quan trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì sale lại thường hay bị dùng nhầm lẫn với các luật ngữ khác. Vậy thì sale là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa sale và sales.
 

Sale là gì? Phân biệt sale và sales
 

Sale là gì? 

Trước tiên, chúng hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ sale. Từ này được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hành động, đợt bán hàng hoặc đợt giảm giá. Cụ thể, sale là các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng, hoặc số lượng hàng hóa, dịch vụ được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hướng đến mục tiêu cần thực hiện.
 

Sale và sales
 

Sự khác nhau giữa sale và sales

Có một thuật ngữ khác mà rất nhiều người lầm tưởng rằng sale hay sales đều là một. Nếu như xét về mặt nghĩa thì bạn sẽ thấy rằng chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, khi đi sâu hơn về bản chất, bạn sẽ thấy rằng giữa sale và sales vẫn sẽ có những sự khác biệt.

Sale mang ý nghĩa là bán hàng, khi các doanh nghiệp của bản triển khai hoạt động bán hàng hoặc đợt giá. Thuật ngữ này được dùng để chỉ đến hành động của một chủ thể đang thực hiện việc bán bất kỳ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào.

Còn sales chính là dạng số nhiều của sale, được dùng để chỉ doanh số bán hàng hoặc bộ phận bán hàng trong doanh nghiệp. Cũng chính vì thế nên thuật ngữ sales mang tính bao hàm rộng hơn. Thế nên, khi nói về nhân viên bán hàng hay vị trí bán hàng thì phải dùng từ sales mới chuẩn xác.

Nói chung, sale dùng để chỉ đến một vấn đề, đó có thể là bán hàng hoặc giảm giá. Còn sale thì lại mang tính chất chính là người thực hiện công việc bán hàng trong doanh nghiệp.

Phân biệt sale và sell

Cũng có một sự nhầm lẫn khá lớn ở đây về hai thuật ngữ đó là sales và sell. Đây đều là động từ được dùng để chỉ công việc bán hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mà chúng ta sẽ có các cách dùng sao cho phù hợp.

Vậy seller là gì? Trên thực tế, nếu như bạn muốn chỉ hành động bán hàng của một người thì việc dùng từ sell sẽ đúng hơn, và người bán hàng ở đây sẽ gọi là seller. Còn nếu như bạn muốn chỉ đến hành động bán hàng của cả một nhóm hoặc một bộ phận của công ty thì hãy dùng từ sale.
 

Sale và sell
 

Sale và telesale khác gì nhau?

Còn có hai thuật ngữ khác mà bạn cũng nên phân biệt đó chính là sale và telesale. Chúng đều được dùng để chỉ hoạt động bán hàng, tuy nhiên lại có sự khác nhau giữa cách tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Trong sale sẽ bao gồm nhiều hình thức như: bán hàng trực tiếp, bán qua Internet,.... Còn telesale chỉ được dùng để chỉ hình thức bán hàng qua điện thoại. Cụ thể đó chính là bạn sẽ dùng điện thoại để liên lạc, tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tiến hành chốt đơn.

Với sự khác biệt này, có thể nhận ra rằng trong sale sẽ bao hàm cả telesale và đây cũng là hình thức bán hàng được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Thông qua cuộc trò chuyện này, nhân viên bán hàng có thể nắm bắt được thông tin của người đang có nhu cầu, từ đó đưa ra tư vấn về sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng.

Mối quan hệ giữa sales và marketing

Sales và marketing là hai phòng ban khác nhau trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với cách thức hoạt động khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Và tùy vào từng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà sự liên kết này cũng có những thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể sao cho phù hợp.

Ví dụ như trong một doanh nghiệp, bộ phận marketing sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (lead). Sau đó, dữ liệu khách hàng này sẽ được chuyển đến bộ phận sales để họ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách mua hàng (customer). 

Còn ở một số doanh nghiệp khác, bộ phận marketing lại chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh và nâng cao nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng để họ có thể dễ dàng nhận biết về sản phẩm, thực hiện thâm nhập thị trường. Lúc này, bộ phận sale sẽ dựa trên những hiệu ứng về sản phẩm đã đạt được để thực hiện công việc bán hàng.

Hay bộ phận marketing trong một doanh nghiệp sẽ kết hợp cùng với phòng sales để hỗ trợ tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó thì bộ phận sales cần phải tiếp tục tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng mới.

Thế nên, sẽ thật tuyệt vời nếu như bộ phận sales và marketing có thể làm việc ăn ý cùng nhau. Khi đó, với chiến lược marketing hiệu quả cùng tư duy bán hàng chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự thúc đẩy doanh số một cách đáng kinh ngạc. Để có được điều này thì phòng sales phải hiểu được tầm quan trọng của marketing và ngược lại. 

Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một điều đáng buồn ở không ít các doanh nghiệp là mối quan hệ giữa phòng sales và marketing lại không hiệu quả. Điều đó đã được thể hiện ở những số liệu cụ thể như sau:

- 25% doanh nghiệp cho rằng bộ phận bán hàng và tiếp thị của họ hiếm khi có sự liên kết.

- Chỉ có 1/3 nhân viên kinh doanh nghĩ rằng bộ phận tiếp thị biết họ muốn gì. Nhưng có đến 59% các nhà tiếp thị lại nghĩ rằng họ đã biết bộ phận kinh bán hàng cần gì.

- 33% bộ phận sale và marketing không gặp nhau thường xuyên.

Bên cạnh đó, theo như khảo sát được thực hiện bởi Request Gen cho thấy sự liên kết của hai bộ phận này gặp phải trở ngại là do quá trình giao tiếp (49%), quy trình làm việc thiếu sót hoặc bị lỗi (42%) và họ làm việc dựa trên các số liệu khác nhau (40%). Chính những điều này có thể gây ra xung đột thường xuyên giữa hai bộ phận trong doanh nghiệp.

Sale hay sales
 

Các hình thức làm sale phổ biến hiện nay

Như đã nhắc đến ở phần trên, sale sẽ bao gồm rất nhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà sẽ có cách thực hiện sao cho phù hợp. Trong đó, các hình thức làm sale phổ biến hiện nay đó là:

- Inside sales:Nhân viên bán hàng sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng từ xa. Họ có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại để giải đáp thắc mắc từ khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và chốt sale. Hình thức này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình rõ ràng và sản phẩm đơn giản.

- Outside sales: Ngược lại với inside sales, hình thức này là cách tiếp cận khách hàng ở bên ngoài, đòi hỏi nhân viên phải gặp gỡ trực tiếp. Bên cạnh việc thường xuyên di chuyển để gặp gỡ, đàm phán với khách hàng, nhân viên outside sales còn phải tham dự các sự kiện hay hội nghị để kết nối và thiết lập mối quan hệ.

- B2B sales: Đây là từ viết tắt của business to business, nghĩa là bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. Hình thức B2B thường có giá trị sản phẩm cao hơn và điều khoản bán hàng phức tạp hơn. Trong lĩnh vực này, người bán chủ yếu hỗ trợ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) hoặc là khách hàng doanh nghiệp.

- B2C sales: Đây là một hình thức gần như đối lập với B2B, là từ viết tắt của business to customer. Hình thức này có nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

- Business development sales: Mặc dù cá nhân thực hiện hình thức này không chịu trách nhiệm toàn bộ về quy trình bán hàng nhưng sẽ có vai trò trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận khách hàng.

- Agency sales: Đây là hình thức bán hàng bằng cách tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng để sử dụng các gói dịch vụ của agency. Nghĩa là thay vì doanh nghiệp bán hàng trực tiếp thì họ sẽ thông qua agency trung gian để đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

- Consultative sales: Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu và xây dựng niềm tin với khách hàng trước khi thực hiện bán hàng.

- eCommerce sales: Đối với hình thức bán hàng này, doanh nghiệp sẽ thực hiện kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Khi đó, khách hàng sẽ là người tự nghiên cứu sản phẩm và xác định xem liệu mình có mua hay không. Trong hoạt động này, người mua và người bán cũng không cần phải có sự tương tác với nhau.

- Direct sales: Hình thức này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bán hàng trực tiếp đến người dùng cuối thay vì thông qua các đầu mối trung gian.

- Account based sales: Đây là hình thức bán hàng theo từng khách hàng (doanh nghiệp lớn). Khi đó, các doanh nghiệp sẽ cần tìm kiếm, chuyển đổi và bán hàng cho từng doanh nghiệp mà họ đã nhắm mục tiêu trước đó. Đồng thời, nhân viên hoặc đội nhóm sẽ đồng hành trong suốt quá trình kinh doanh của khách hàng.
 

Seller là gì?
 

Những khó khăn thường gặp trong nghề sale

Nghề sale đã trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Bởi họ mong muốn hình sẽ có được một công việc tốt với mức lương đáng mong đợi. Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn riêng và cả sale cũng không phải ngoại lệ. Thế nên, khi lựa chọn đi theo con đường này, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với các khó khăn như:

- Áp lực doanh số: Đặc trưng của nghề này đó là lương cứng thấp và mức thu nhập một tháng phụ thuộc khá nhiều vào hoa hồng, thưởng doanh số. Thế nên, nếu như không bán được hàng thì cũng đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể nhận được đồng lương ít ỏi, dẫn đến khó khăn về tài chính. Thế nên, nếu như muốn theo nghề này thì đòi hỏi một người nhân viên bán hàng phải có tinh thần thép, chịu được áp lực cao.

- Giải quyết khiếu nại: Không phải giao dịch bán hàng nào cũng được diễn ra một cách thuận lợi. Đôi khi bạn sẽ còn gặp phải khách hàng khó tính hoặc gặp sự cố về sản phẩm. Khi đó, chính bạn sẽ là người phải đối mặt với những điều này. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có một kịch bản để đề phòng trường hợp xấu xảy ra và nhiệm của của sales chính là phải lường trước tình huống xấu đó để giải quyết vấn đề thỏa đáng.

- Quản lý cảm xúc: Khi làm nghề này, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống khiến bản thân khó kiềm chế cảm xúc. Đó có thể là câu nói, hành động khiếm nhã. Trong những trường hợp này thì bạn cần phải cố gắng để bản thân không bị cảm xúc chi phối.

- Làm quen với sự từ chối: Đây là điều mà không nhân viên nào không gặp phải. Sự từ chối của khách hàng có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, ví dụ như sản phẩm không phù hợp hoặc giá quá đắt. Thế nên, điều mà nhân viên sales cần có đó chính là tính kiên nhẫn. Nếu khách hàng chê sản phẩm hoặc từ chối thì đừng nản chí mà hãy tiếp tục chào hàng với những khách hàng tiềm năng khác.

- Quản lý thời gian: Một nhân viên sales không có khung thời gian cố định, đôi khi còn phải gặp khách hàng ngoài giờ làm việc. Thế nên, điều đó đôi khi sẽ gây ra khó khăn trong việc quản lý thời gian và cân đối cuộc sống.

- Sự cạnh tranh khốc liệt: Khi bạn dấn thân vào nghề sales thì cũng phải hiểu về điều này. Hơn hết đó chính là bạn không chỉ phải cạnh tranh với công ty đối thủ mà còn phải cạnh tranh với chính đồng nghiệp của mình.
 

Seller hay saler
 

Những nghề sale có xu hướng phát triển tốt trong tương lai

Thị trường kinh doanh luôn thay đổi, điều đó cũng đã giúp cho một số ngành nghề trở nên vượt trội hơn, đạt được nhiều thành công vang dội. Thế nên, là một doanh nhân, bạn cần phải thức thời, nắm bắt tốt xu thế để không bị bỏ lại phía sau. Trong đó, các ngành nghề sale có xu hướng sẽ phát triển tốt trong tương lai đó là:

- Ngành công nghệ thông tin

- Ngành chăm sóc sức khỏe

- Ngành marketing

- Gym - Fitness

- Livestream bán sản phẩm

- Mảng bao bì, in ấn

- Ngành nội thất, gia dụng

- Trình dược viên

Những bí quyết quan trọng để trở thành nhân viên sale giỏi

Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi thị trường lại còn khắc nghiệt như hiện nay. Bạn cần phải hội thủ đầy đủ nhưng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng mềm cũng như chuyên môn. Thế nên, việc không ngừng trau dồi bản thân chính là điều vô cùng quan trọng và những bí quyết dưới đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn:

- Lắng nghe những gì khách hàng nói và chú ý những gì họ không nói để hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, với hành động này của bạn, khách hàng cũng sẽ cảm thấy họ được quan tâm, tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ một cách cởi mở hơn.

- Xây dựng mối quan hệ rộng và có khả năng kết nối với nhiều người. Đặc biệt, trong các cuộc hội thoại thì nhân viên sale phải thể hiện sự nhanh nhạy, khả năng quan sát, nắm bắt tốt thông tin đối phương truyền tải. Sau khi đã kết nối thành công thì nhân viên sale cũng cần thường xuyên tương tác, trò chuyện để tạo sự tin tưởng và tình cảm.

- Nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của họ. Khi bạn đã cung cấp cho khách hàng những thứ họ cần thì không có lý do gì để họ từ chối mua hàng.

- Nắm rõ sản phẩm cũng là một yêu cầu cơ bản với nhân viên sales. Bởi vì nếu như chính bạn cũng không hiểu về sản phẩm mà mình đang bán thì chắc chắn sẽ không thể nào thuyết phục được khách mua hàng.

- Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật đàm phán chính là điều quan trọng ở một nhân viên bán hàng. Bởi vì khách hàng có mua sản phẩm hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đàm phán của bạn. Nếu cuộc đàm phán hiệu quả thì bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời cũng có thêm nhiều cơ hội bán được sản phẩm.

- Chủ động ở mọi tình huống, dù là trong cuộc sống hay trong công việc. Việc chủ động khi trao đổi với khách hàng sẽ giúp bạn tạo được lòng tin và thúc đẩy hành động mua hàng của họ tốt hơn.

- Không ngại bị khách hàng từ chối mà hãy sẵn sàng đối diện. Bởi vì biết đâu sau đó bạn sẽ nhận ra vấn đề mà mình đang gặp phải cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

- Xây dựng hình tượng chuyên nghiệp bằng cách luôn mỉm cười, lịch sự và chỉn chu trong cách ăn mặc khi làm việc với khách hàng sẽ giúp bạn nhận được sự đánh giá và tin tưởng cao hơn từ đối phương.
 

Nhân viên sale
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về sale là gì và phân biệt được với các thuật ngữ khác. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng và nhân viên sale đóng vai trò to lớn để tạo nên bước đột phá cho doanh nghiệp về doanh thu. Thế nên, nếu như bạn cũng muốn được theo đuổi công việc này thì có thể tìm hiểu thêm, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để mở ra cho bản thân các cơ hội mới.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.