Sự bùng nổ mạnh mẽ của chatGPT đã tạo ra một làn sóng toàn cầu, khiến "Gã khổng lồ" công nghệ Google không thể ngồi yên được nữa. Vì lý do đó mà mới đây, họ đã cho ra mắt một sản phẩm trí tuệ nhân tạo của riêng mình, được gọi là Bard AI với khả năng hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị di động và laptop hiện đại.
Đây là công cụ thông minh, giúp cải thiện khả năng tìm kiếm thông tin của người dùng một cách tối ưu nhất và hiện đang trở thành đối thủ “đáng gờm” của chatGPT. Vậy Bard là gì? Và làm thế nào để sử dụng công cụ AI chatbot này hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cơ chế hoạt động và cách dùng Google Bard chi tiết từ A - Z ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bard là gì?
Bard là một chatbot trí tuệ nhân tạo thông minh (AI) của Google, đã chính thức ra mắt vào tháng 2/2023. Công cụ này được Google phát triển và huấn luyện trên dựa trên nền tảng LaMDA (Language Model for Dialogue Applications) và sử dụng mô hình dữ liệu lớn (Big Data) để hoạt động. Google Bard có khả năng tương tác và cung cấp câu trả lời cho mọi loại câu hỏi thông qua văn bản, đồng thời hỗ trợ trong các tác vụ sáng tạo, giúp tăng cường hiệu suất làm việc.
Hiện tại, Bard AI vẫn đang tiếp tục trong quá trình hoàn thiện và phát triển không ngừng nhờ sự đóng góp của các chuyên gia công nghệ, hứa hẹn sẽ mang lại một công cụ tìm kiếm vô cùng hiệu quả cho người dùng. Hơn nữa, Bard cũng mở rộng hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ và khu vực khác nhau nhằm giúp công dân trên toàn thế giới có thể truy cập cũng như sử dụng một cách dễ dàng.
Trong tương lai, Bard AI sẽ mang đến tiềm năng vô hạn khi thực hiện nhiều tác vụ ấn tượng hơn, bao gồm tối ưu hóa quảng cáo, tiếp cận người dùng trong lĩnh vực tiếp thị số, sáng tạo âm nhạc, thơ ca một cách chuyên nghiệp,....
Cách thức hoạt động của Bard AI
Một điểm đáng chú ý của Bard AI giúp công cụ có được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ với chatGPT là khả năng cập nhật thông tin xảy ra sau năm 2021. Điều này có nghĩa rằng trí tuệ nhân tạo của Google có thể cung cấp câu trả lời chính xác theo dữ liệu mới nhất. Do đó, nếu phải đặt lên bàn cân so sánh thì Bard sẽ vượt trội hơn một chút so với OpenAI.
Sử dụng chatbot này rất đơn giản, người dùng chỉ cần tương tác bằng cách nhập văn bản vào ô chat, có thể yêu cầu hoặc truy vấn bất kỳ điều gì. Sau đó, Bard Google sẽ trả lời bạn trong phạm vi kiến thức dựa trên nguồn dữ liệu Big Data bằng hình thức văn bản và được hiển thị trong cửa sổ trò chuyện.
Những công dụng của Bard Google
Mặc dù mới ra mắt gần đây nhưng Bard AI của “gã khổng lồ” đã mang đến nhiều tính năng và tiện ích hấp dẫn cho người dùng. Dưới đây là một số điểm nổi bật về khả năng của Google Bard:
- Tìm kiếm thông tin: Khả năng truy vấn nguồn dữ liệu trên Internet, cung cấp kết quả đầy đủ và toàn diện cho các câu hỏi của bạn.
- Dịch thuật nâng cao: Sử dụng lợi ích từ LaMDA, Bard AI có thể dịch văn bản sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau, đảm bảo phù hợp với văn phong và bối cảnh cụ thể.
- Sáng tạo nội dung đa dạng: Tạo ra nhiều loại nội dung hấp dẫn khác nhau, bao gồm viết mã lập trình, email, kịch bản, kể chuyện, sáng tác thơ văn,....
- Dự đoán và phân tích dữ liệu: Cung cấp giải pháp và phân tích kết quả dự đoán để cá nhân hóa công việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề như tài chính, bảo hiểm, y tế,....
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Được phát triển như một chatbot trợ lý ảo, có khả năng tương tác với khách hàng để nâng cao trải nghiệm của họ.
- Tối ưu hóa ngành marketing và PR: Cung cấp giải pháp trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quảng cáo, tiếp cận khách hàng, đề xuất ý tưởng, viết nội dung, blog,....
- Hỗ trợ công việc văn phòng và giáo dục: Tương tự như OpenAI, Bard có khả năng giúp người dùng tìm kiếm thông tin như công thức Excel, phím tắt,.... Thậm chí, Bard còn có khả năng tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp cho sinh viên và giảng viên.
- Nghiên cứu khoa học: Hỗ trợ tìm kiếm thông tin, tổng hợp dữ liệu, giúp nghiên cứu viên tạo báo cáo, bài viết hoặc trình bày kết quả nghiên cứu chính xác, rõ ràng.
- Xử lý tài liệu: Khả năng xử lý văn bản tự nhiên, giúp tổ chức, phân loại cũng như tìm kiếm thông tin trong các tài liệu lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đánh giá ưu nhược điểm của Google Bard
Google Bard AI là một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và chatbot hiện nay. Với khả năng ấn tượng, công cụ hứa hẹn mang đến những trải nghiệm tìm kiếm thông tin và tương tác trí tuệ vượt trội. Tuy nhiên, không có công nghệ nào hoàn hảo tuyệt đối và Bard cũng không phải ngoại lệ.
1. Ưu điểm Google Bard
Điểm mạnh rõ ràng nhất của Bard AI là khả năng truy cập vào nguồn dữ liệu lớn đến từ "ông trùm thông tin" của thế giới - Google. Do đó, chatbot có khả năng cập nhật mọi sự kiện nhanh chóng cũng như tìm kiếm dữ liệu cũ một cách chính xác. Điều này có nghĩa là giá trị thông tin trong Bard Google sẽ không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian.
Với khối lượng dữ liệu khổng lồ này, công cụ có thể cung cấp câu trả lời và giải đáp cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, nhờ vào việc sử dụng mô hình ngôn ngữ LaMDA (Language Model for Dialogue Applications) do Google nghiên cứu và phát triển, Bard AI có khả năng sử dụng dữ liệu cập nhật theo thời gian thực trên internet, từ đó cung cấp những câu trả lời chính xác và tự nhiên hơn.
Chẳng hạn, Bard cũng có thể cung cấp thông tin đầy đủ để trả lời cùng lúc hai câu hỏi và thậm chí liên kết đến tài liệu gốc để người dùng tham khảo. Hơn nữa, công cụ cũng có khả năng tạo ra các đoạn văn bản và nội dung khác nhau dựa trên một vài từ khoá mà người dùng cung cấp.
2. Nhược điểm của Bard Google
Mặc dù Bard AI là một chatbot đang nhận được nhiều kỳ vọng nhất hiện nay nhưng công cụ này vẫn đang trong quá trình liên tục nghiên cứu và cải tiến bởi Google. Vì lẽ đó mà không tránh khỏi một số điểm chưa hoàn thiện:
- Thông tin có thể không chính xác 100%: Công cụ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet nên có thể không chính xác vì dữ liệu cập nhật không đủ hoặc thu thập từ nguồn không đáng tin cậy.
- Hiểu biết giới hạn: Dù có thông minh đến đâu thì Google Bard cũng chỉ là AI được lập trình nên đôi khi chưa thể hiểu rõ ý định hay yêu cầu của người dùng, dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch hoặc không phù hợp.
- Nội dung không liền mạch: Việc chuyển tiếp giữa phần nội dung truy vấn trước và sau đó có thể không được thực hiện một cách trơn tru, suôn sẻ.
- Thiếu tính nhất quán trong quan điểm: Bard Google là công nghệ nhân tạo nên không có quan điểm riêng và do đó không thể đảm bảo tính nhất quán trong quan điểm khi bạn yêu cầu công cụ này trả lời các câu hỏi liên quan đến ý kiến cá nhân hoặc đánh giá chủ quan.
Cách tạo tài khoản Google Bard
Để tạo tài khoản Google Bard, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Truy cập trang web của Bard AI và chọn mục Đăng nhập ở góc trên bên phải của màn hình.
Bước 2: Trong trang đăng nhập, điền thông tin tài khoản Google của bạn, bao gồm tên người dùng và mật khẩu, sau đó nhấn Tiếp tục để truy cập vào Bard.
Như vậy là bạn đã tạo thành công tài khoản Bard AI, kế tiếp hãy đăng nhập và trải nghiệm các tính năng của công cụ này một cách hoàn toàn miễn phí nhé.
Cách dùng Bard AI của Google
Bard AI là một ứng dụng công nghệ đa năng, hỗ trợ trên cả điện thoại di động và máy tính để bàn để phục vụ cho người dùng trong mọi lĩnh vực làm việc. Vậy làm thế nào để sử dụng công cụ này của Google một cách hiệu quả nhất? Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết cách dùng Bard AI của Google cho người mới bắt đầu ngay dưới đây nhé.
1. Tạo đoạn chat mới trong Bard AI Google
Trong giao diện chính của Google Bard, bạn có thể gõ một câu lệnh bất kỳ vào ô tìm kiếm để khởi đầu một cuộc trò chuyện với công cụ AI này.
Trường hợp, nếu bạn muốn bắt đầu đoạn chat mới khác với cuộc hội thoại đang diễn ra, hãy nhấn vào biểu tượng dấu cộng ở góc trên bên phải của màn hình. Lúc này, đoạn chat mới sẽ xuất hiện, cho phép bạn nhập câu lệnh tìm kiếm để khởi đầu một cuộc trò chuyện riêng biệt.
2. Đặt câu hỏi cho Chatbot
Trong giao diện trò chuyện với Bard, bạn nhập một câu lệnh vào ô tìm kiếm và sau đó nhấn nút Gửi để yêu cầu công cụ AI thực hiện truy vấn kết quả. Bên cạnh văn bản, bạn cũng có thể tải lên các tệp hình ảnh bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng dấu cộng “+” và chọn Upload File, điều này sẽ giúp cung cấp thêm thông tin để Chatbot trả về kết quả chính xác hơn.
Khi Google Bard gửi kết quả truy xuất về, bạn có thể lựa chọn xem các phiên bản trả lời khác bằng cách nhấp vào View other drafts và sau đó chọn Draft 2 hoặc Draft 3. Ngay lập tức, công cụ sẽ soạn thảo những cách trả lời khác nhau để gửi về cho bạn tham khảo.
3. Xác thực nội dung Google Bard trả về
Sau khi Bard AI Google trả về kết quả theo câu lệnh truy vấn, để xác thực lại thông tin có chính xác hay không, bạn có thể kéo xuống cuối đoạn nội dung và nhấp vào liên kết mà Google trích dẫn để truy cập vào trang web gốc chứa thông tin và tiến hành kiểm chứng.
Trường hợp nếu Bard không trích xuất nội dung gốc của bài viết, bạn có thể nhấp vào mục Google it ở dưới đoạn nội dung. Sau đó, chọn các chủ đề liên quan đến câu hỏi của bạn để kiểm tra thông tin trên trình tìm kiếm Google.
4. Xuất nội dung Google Bard sang công cụ khác
Google Bard cho phép bạn xuất nội dung trả lời câu hỏi sang nhiều công cụ khác nhau như Email, Google Sheet, Google Docs,.... Để thực hiện việc này, bạn có thể thao tác đơn giản như sau:
- Xuất dạng bảng sang Google Sheets: Kéo xuống phía dưới bảng kết quả mà Bard trả về và nhấp vào Export to Sheets. Bard sẽ tạo một Sheet mới và xuất nội dung truy vấn của bạn vào đó. Để truy cập, bạn có thể nhấp vào Open Sheets.
- Xuất sang Google Docs hoặc Gmail: Nếu bạn muốn xuất nội dung truy vấn sang Google Docs hoặc Gmail, tương tự hãy kéo xuống dưới phần kết quả mà Bard trả về và nhấp vào biểu tượng chia sẻ. Sau đó, hãy chọn Export to Docs hoặc Draft to Gmail và nhấp chuột vào Open ở dưới thông báo hiển thị để truy cập nội dung đã xuất một cách nhanh chóng.
- Xuất nội dung sang các công cụ lưu trữ khác: Để xuất nội dung sang các công cụ lưu trữ khác, bạn chỉ cần chọn biểu tượng nút ba chấm ở góc bên phải dưới cùng của đoạn kết quả mà Bard trả về và nhấp vào Copy. Vậy là bạn đã có thể dán nội dung vào bất kỳ công cụ nào mà bạn muốn sao chép.
5. Chia sẻ nội dung cuộc hội thoại
Để chia sẻ nội dung cuộc hội thoại trên Google Bard, bạn có thể tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Chia sẻ và chọn Share để truy cập tính năng chia sẻ nội dung trong cuộc hội thoại.
Bước 2: Trong mục Share, bạn cần thiết lập cách chia sẻ nội dung hội thoại, có thể là This prompt & response (kết quả truy vấn cụ thể từ Bard) hoặc Entire chat (toàn bộ cuộc hội thoại). Sau đó, đặt tên cho nội dung này và nhấp chọn Create public link để sao chép đường dẫn chia sẻ cho người khác.
Bước 3: Để tìm thấy các nội dung đã chia sẻ, bạn có thể truy cập biểu tượng Cài đặt, sau đó chọn Your public links. Trong trình quản lý này, bạn có thể sao chép đường dẫn đến nội dung hoặc xóa đường dẫn chia sẻ để ngăn chặn người khác truy cập vào.
6. Xem lại lịch sử cuộc hội thoại
Để truy cập lịch sử cuộc hội thoại trên Google Bard, bạn có thể thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Nhấp vào biểu tượng nút lịch sử ở phía trên bên phải của màn hình.
Bước 2: Bật chế độ Hoạt động trên Bard để lưu trữ các thao tác của bạn. Sau đó, kéo xuống phía dưới và chọn mục Xác minh để xác minh tài khoản Google của bạn.
Bước 3: Sau khi hoàn tất xác minh tài khoản, bạn có thể xem danh sách lịch sử các cuộc hội thoại trước đó. Để xem chi tiết đoạn chat, bạn bấm vào mục Chi tiết phía dưới cuộc hội thoại mà mình muốn xem.
Sự khác biệt của Google Bard AI so với chatGPT
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, sự phát triển của Bard AI đã đánh dấu một cuộc "thách thức" với đối thủ chatGPT của OpenAI, một sản phẩm trí tuệ nhân tạo đã “làm mưa làm gió” trong thời gian gần đây. Cuộc đua này được xem như trận chiến gay cấn giữa hai ông trùm công nghệ, mỗi bên đều khao khát giành lấy vị trí ngôi vương trong lĩnh vực AI đầy cạnh tranh.
Mặc dù xuất phát từ hai thương hiệu khác nhau nhưng Google Bard AI và chatGPT đều cung cấp trải nghiệm tra cứu và tìm kiếm xuất sắc cho người dùng. Tuy nhiên, hai công cụ này cũng có một số điểm khác biệt đáng chú ý:
Tiêu chí | Google Bard | ChatGPT |
Nhà phát triển | | OpenAI |
Mô hình ngôn ngữ | Mô hình LaMDA | Mô hình GPT-3 hoặc GPT-4 |
Dữ liệu đào tạo | Dựa trên tập dữ liệu lớn (Big Data) về văn bản và mã | Dựa trên tập dữ liệu văn bản và mã |
Hiệu suất trò chuyện | Tạo ra các câu trả lời theo hướng đàm thoại | Tạo ra các câu trả lời mạch lạc, dựa trên ngữ cảnh đã hỏi đáp trước đó |
Tính cập nhật | Nguồn dữ liệu được cập nhật liên tục trên Internet theo thời gian thực | GPT-3 lấy dữ liệu từ trước năm 2021. (miễn phí) GPT-4 được cập nhật cho đến tháng 8/2022. (trả phí) |
Trạng thái phát triển | Đang trong giai đoạn thử nghiệm và nâng cấp | Đã được phát hành |
Khả năng | - Tạo văn bản - Xử lý dữ liệu đầu vào là âm thanh, hình ảnh - Dịch ngôn ngữ - Viết các loại nội dung sáng tạo hơn - Tính chính xác hơn trong nội dung | Chủ yếu tập trung vào việc tạo văn bản |
Một số câu hỏi thường gặp về Bard AI Google
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp của người dùng về Bard AI Google, hãy cùng theo dõi nhé vì biết đâu nội dung này cũng là những vấn đề mà bạn đang quan tâm.
1. Bard có sẵn cho những ngôn ngữ nào?
Tính đến tháng 7/2023, Bard AI đã có sẵn hơn 40 ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu để hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và truy xuất thông tin. Điều này đồng nghĩa rằng trong tương lai, người dùng có thể kỳ vọng Google sẽ tiếp tục huấn luyện Bard để mở rộng khả năng trả lời trong nhiều ngôn ngữ hơn nữa. Dưới đây là danh sách ngôn ngữ đầy đủ được Google tích hợp vào Bard AI:
Tiếng Anh | Tiếng Bengali | Tiếng Bungari | Tiếng Trung (Giản thể / Phồn thể) | Tiếng Croatia |
Tiếng Séc | Tiếng Đan Mạch | Tiếng Hà Lan | Tiếng Ả Rập | Tiếng Estonia |
Tiếng Farsi | Tiếng Phần Lan | Tiếng Pháp | Tiếng Đức | Tiếng Hy Lạp |
Tiếng Gujarat | Tiếng Do Thái | Tiếng Hindi | Tiếng Hungary | Tiếng Indonesia |
Tiếng Ý | Tiếng Nhật | Tiếng Kannada | Tiếng Hàn | Tiếng Latvia |
Tiếng Litva | Tiếng Malayalam | Tiếng Marathi | Tiếng Na Uy | Tiếng Ba Lan |
Tiếng Bồ Đào Nha | Tiếng Romania | Tiếng Nga | Tiếng Slovak | Tiếng Tây Ban Nha |
Tiếng Serbia | Tiếng Slovenia | Tiếng Thụy Điển | Tiếng Swahili | Tiếng Tamil |
Tiếng Telugu | Tiếng Thái | Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ | Tiếng Ukraina | Tiếng Urdu |
Tiếng Việt |
2. Có thể tìm kiếm bằng hình ảnh trên Google Bard không?
Trong bản cập nhật tháng 7/2023, Google đã thêm tính năng tìm kiếm đa phương thức vào Bard, cho phép người dùng nhập hình ảnh vào trong cuộc trò chuyện giống như văn bản.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thực hiện tìm kiếm đa phương thức thông qua quá trình tích hợp Google Lens vào Bard. Tính năng hữu ích này ban đầu đã được công bố tại sự kiện Google I/O giúp người dùng có thể tải lên hình ảnh và yêu cầu Bard cung cấp thông tin hoặc tích hợp nó vào lời nhắc.
Ví dụ, nếu thấy một cây lạ và muốn biết tên nó là gì, bạn chỉ cần chụp ảnh và hỏi Google Bard. Lúc này công cụ sẽ quét trên Internet và cung cấp câu trả lời cho bạn.
3. Có lưu ý gì khi sử dụng Google Bard không?
Như đã trình bày ở trên, mặc dù Bard AI có thể tạo ra các câu trả lời logic và thông minh nhưng vẫn tồn tại một số điểm chưa hoàn thiện. Do đó, để có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng công cụ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cung cấp thông tin chi tiết và rõ ràng: Để đảm bảo rằng chatbot hiểu đúng và đầy đủ yêu cầu hay thắc mắc của bạn, hãy cung cấp thông tin chính xác cũng như rõ ràng nhất.
- Đặt nội dung vào ngữ cảnh cụ thể: Để giúp mô hình hiểu rõ ngữ cảnh và đưa ra những câu trả lời phù hợp nhất, bạn hãy đặt nội dung vào các bối cảnh hoặc tình huống cụ thể khi trò chuyện với Google Bard.
- Hạn chế truy vấn quan điểm cá nhân: Vì Bard là AI được lập trình, không có suy nghĩ hay có quan điểm riêng nên bạn cần hạn chế truy vấn nội dung mang tính chủ quan để tránh sự không nhất quán trong câu trả lời.
- Xác thực thông tin từ nguồn uy tín: Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, luôn xác thực lại nội dung từ những nguồn dữ liệu có độ tin cậy trước khi sử dụng.
Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn về khái niệm Bard là gì, cơ chế hoạt động cũng như cách dùng Google Bard chi tiết nhất. Nhìn chung, khả năng của Bard AI đã được tích hợp vào cuộc sống thực tế, giúp con người tìm ra hướng đi cho nhiều vấn đề nan giải trong công việc hàng ngày. Hy vọng rằng Google sẽ nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm để tất cả mọi người đều có thể trải nghiệm phiên bản trí tuệ nhân tạo hoàn hảo nhất.