Mô hình truyền thông là gì? Các mô hình truyền thông phổ biến

Mô hình truyền thông đóng vai trò quan trọng như một "bản đồ hướng dẫn" giúp người làm marketing hiểu rõ bản chất, cấu trúc và quy luật của các hoạt động tiếp thị trong xã hội ngày nay. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xác định đâu là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các chiến lược quảng bá dựa trên cách mà thông tin được tạo ra, truyền tải và tiếp nhận trong những tình huống khác nhau. Vậy mô hình truyền thông là gì? Và làm thế nào để lựa chọn được một mô hình truyền thông marketing phù hợp? Để có một cái nhìn chi tiết hơn thì trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số mô hình phổ biến nhất hiện nay nhé.
 

Mô hình truyền thông là gì? Các mô hình truyền thông phổ biến
 

Mô hình truyền thông là gì?

Mô hình truyền thông là một khuôn khổ lý thuyết được dùng để mô tả quá trình chuyển đổi thông tin từ người gửi đến người nhận dựa trên các phương tiện truyền thông. Nói cách khác, mô hình này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà thông tin chuyển động và tương tác với các yếu tố đang tham gia vào quá trình thực hiện truyền thông.

Thường thì các loại hình truyền thông sẽ được thể hiện dưới dạng biểu đồ trực quan nhằm giúp người làm marketing dễ dàng phân tích hơn về cách mà thông điệp được truyền tải trong một môi trường phức tạp. Thêm vào đó, quá trình nghiên cứu marketing và xây dựng những chiến lược truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp cũng sẽ trở nên đơn giản hơn nhờ vào phương pháp tiếp cận có hệ thống của mô hình. 

Các yếu tố quan trọng trong mô hình truyền thông

Các mô hình truyền thông chứa đựng những lý thuyết truyền thông đầy đủ và phản ánh sự tương tác của nhiều yếu tố trong quá trình thực hiện quảng bá. Quá trình này không tuân theo sự tuyến tính của thời gian mà thay vào đó, có sự tham gia của các yếu tố quan trọng dưới đây:

1. Người gửi thông điệp (Nguồn)

Người gửi đóng vai trò là chủ thể sáng tạo, hình dung và truyền tải thông điệp. Đó có thể là một cá nhân, nhóm hay tổ chức mang trong mình thông điệp để trao đổi với đối tượng hoặc một nhóm khác trong xã hội. Trong ngữ cảnh diễn thuyết trước công chúng, người gửi thông điệp đóng vai trò là diễn giả, họ chia sẻ thông tin mới với khán giả, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói cũng như trang phục để tương tác và truyền đạt thông điệp.

Người gửi thông điệp đầu tiên sẽ xác định nội dung mà họ muốn truyền tải và cách họ sẽ diễn đạt điều đó. Tiếp theo, họ cần lựa chọn những từ ngữ phù hợp để đảm bảo người nghe hiểu đúng ý muốn của mình và cuối cùng là trình bày hoặc gửi thông điệp đến đối tượng mục tiêu.

2. Thông điệp

Thông điệp là yếu tố mang nội dung chứa thông tin hay ý nghĩa mà người gửi muốn truyền đạt đến người nhận. Đó có thể là quảng cáo, lời kêu gọi hành động hoặc bất kỳ hình thức thông tin nào khác. Khi sáng tạo thông điệp của mình, bạn cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như lựa chọn từ ngữ, văn phong, tone giọng, font chữ, cách phân đoạn ý, cả tiêu đề hoặc headline cần nhấn mạnh. Trong trường hợp thông điệp được truyền đạt qua việc diễn đạt trực tiếp, ngôn ngữ cơ thể cũng được xem xét là một phần không thể thiếu của thông điệp.

3. Kênh truyền thông

Trong các mô hình truyền thông, kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng như một công cụ, đường truyền hay cách thức để chuyển tải thông điệp từ người gửi đến đối tượng tiếp nhận.

Dựa vào các đặc điểm và tính chất cụ thể, kênh truyền thông có thể được phân loại thành nhiều dạng khác nhau như truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện,.... Hiện nay, sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ số đã tạo ra một loạt các khả năng trong quá trình truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp truyền thông.

 

Mô hình truyền thông
 

4. Người nhận thông điệp

Người nhận được đề cập trong các mô hình truyền thông là cá nhân, nhóm đối tượng hoặc công chúng tiếp nhận thông điệp. Họ đóng vai trò là người giải mã và phản ứng với những thông điệp được truyền tải thông qua kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết của mình.

Thực tế, quá trình giải mã thông điệp có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như ngôn ngữ, văn hóa, bối cảnh và thậm chí là định kiến cá nhân của người nhận. Ngay sau khi giải mã thông điệp, người nhận sẽ đáp trả bằng một cách nào đó, có thể là dùng lời nói, hành động hoặc cả hai và phản ứng này sẽ ảnh hưởng đến cách mà người gửi tiếp tục quá trình truyền thông.

5. Ngữ cảnh

Ngữ cảnh trong các mô hình truyền thông marketing đề cập đến môi trường xung quanh mà trong đó thông điệp được truyền đạt và tiếp nhận. Đây được đánh giá là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc người nhận có hiểu đúng và chấp nhận tiếp thu thông điệp của bạn hay không. Ví dụ, một thông điệp nếu được truyền đạt trong môi trường ồn ào sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với thông điệp được truyền tải trong môi trường yên tĩnh.

Ngày nay, ngữ cảnh trong các loại hình truyền thông có thể bao gồm các nhân tố như sau:

- Môi trường: địa điểm hoặc không gian mà thông điệp được truyền tải như căn phòng, sân vận động, trang web,...

- Văn hóa: bao gồm niềm tin, giá trị và phong tục tập quán.

- Thời gian: khi thông điệp được truyền tải, chẳng hạn như buổi sáng, trưa, chiều hoặc tối.

- Mối quan hệ: quan hệ giữa người gửi và người nhận như bạn bè, đồng nghiệp hay người lạ.

- Kiến thức chung: những điểm chung về kiến thức giữa người nhận và người gửi, ví dụ như về một chủ đề cụ thể hoặc một sự kiện gần đây.

6. Nhiễu

Nhiễu là yếu tố gây ra sự thay đổi không mong muốn hoặc sai lệch không dự đoán trước được trong quá trình truyền tải thông điệp, chẳng hạn như tiếng ồn, ảnh hưởng tâm lý, tin đồn hay lỗi kỹ thuật,.... Việc nhận biết và giảm nhiễu là một điều quan trọng để đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải một cách chính xác, hiệu quả. Nếu không giải quyết được, nhiễu có thể dẫn đến sự mất mát hoặc biến đổi thông điệp ban đầu, gây ra hiểu lầm không mong muốn và thậm chí làm nảy sinh xung đột trong quá trình truyền thông.

7. Các yếu tố khác

Thực tế cho thấy thì người những yếu tố trên, các mô hình truyền thông hiện nay còn đặc biệt quan tâm đến nhiều giá trị khác, trong đó nổi bật là hiệu lực và hiệu quả truyền thông.

- Hiệu lực: đề cập đến khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với công chúng hoặc nhóm đối tượng truyền thông. Điều này dễ dàng được nhận thấy qua việc thu hút sự chú ý và tham gia tích cực từ phía công chúng hoặc nhóm đối tượng truyền thông đối với chiến dịch marketing.

- Hiệu quả: được đánh giá dựa trên những hiệu ứng xã hội như thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ xã hội của công chúng hoặc nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra. Một mô hình được đánh giá là hiệu quả nếu nó phù hợp với những kỳ vọng và mục tiêu ban đầu của nhà tiếp thị.

Như vậy, có thể nói rằng các loại hình truyền thông là những công cụ biểu đồ, sơ đồ, hình tượng, lược đồ,... được sử dụng để phản ánh những thông tin phức tạp, mang tính chất đồ hoạ, từ đó tăng cường khả năng nhận biết và thấu hiểu sâu sắc cho người nhận từ nhiều góc độ khác nhau.
 

Các mô hình truyền thông
 

Các mô hình truyền thông marketing phổ biến hiện nay 

Mô hình truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và chuyển tải thông tin một cách hiệu quả đến mọi người. Trong xã hội ngày nay, có nhiều dạng mô hình khác nhau nhưng chủ yếu được phân thành ba nhóm chính sau đây:

Nhóm 1: Mô hình truyền thông tuyến tính

Mô hình truyền thông tuyến tính (The linear model of communication) là một phương thức truyền tải thông điệp mà không đề cập đến bất kỳ phản hồi nào từ phía người nhận. Do đó, đây được xem là hình thức giao tiếp một chiều, nơi thông điệp được truyền tải từ người gửi đến nhiều người nghe mà không cần có sự tương tác trực tiếp. Cũng vì vậy mà mô hình này thường được sử dụng khi muốn truyền tải thông điệp đến một đám đông lớn, điển hình như:

Mô hình truyền thông của Aristotle

Mô hình Aristotle là một mô hình truyền thông tuyến tính đã có từ lâu đời, được triết gia Aristotle - người Hy Lạp cổ đại cho ra mắt vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Tương tự như các mô hình tuyến tính khác, mô hình này chủ yếu tập trung vào việc truyền tải thông điệp một chiều từ diễn giả đến công chúng thay vì chỉ tập trung vào quá trình tương tác giữa các cá nhân.

Mô hình Aristotle bao gồm năm yếu tố cốt lõi: người nói, người nghe, bài phát biểu, hoàn cảnh giao tiếp và tác động của người nói đối với người nghe. Mô hình truyền thông này thường được áp dụng trong các tình huống diễn thuyết, trong đó người nói có mục tiêu làm thay đổi quan điểm hoặc hành vi của người nghe thông qua lời nói của mình.

Mô hình truyền thông marketing

Mô hình truyền thông của Lasswell

Lasswell là một mô hình truyền thông cơ bản được công bố bởi Harold Lasswell - một nhà khoa học xã hội và nghiên cứu truyền thông. Theo đó, mô hình này tóm gọn các yếu tố cơ bản trong một hệ thống quảng bá bằng cách trả lời năm câu hỏi chủ chốt như sau:

- Ai (Who): người, nhóm đối tượng hoặc tổ chức truyền thông thông điệp, có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức, chính phủ, công ty,....

- Cái gì (What): nội dung hoặc thông điệp cần truyền tải, bao gồm thông tin, ý kiến, ý nghĩa, tin tức, giả thuyết hoặc bất kỳ dữ liệu truyền thông nào khác.

- Lựa chọn kênh nào (In which channel): phương tiện truyền thông được sử dụng như radio, TV, báo chí, mạng xã hội, điện thoại, email,....

- Với ai (To whom): đối tượng mà thông điệp được nhắm đến, có thể là cá nhân, nhóm người hoặc công chúng.

- Có ảnh hưởng như thế nào (With what effect): tác động mà thông điệp có thể gây ra đối với người nhận, bao gồm việc tăng hiểu biết, thay đổi ý thức hoặc hành vi.
 

Mô hình truyền thông của Lasswell

Mô hình truyền thông của Shannon

Mô hình Shannon-Weaver là một hình thức truyền thông toán học được cho ra mắt vào năm 1949 bởi Claude Shannon và Warren Weaver. Mô hình này chủ yếu tập trung vào việc miêu tả quá trình truyền thông như một hệ thống kỹ thuật, bao gồm những thành phần như nguồn thông tin, quá trình mã hóa, kênh truyền, quá trình giải mã và đích đến.

Mô hình Shannon-Weaver nhấn mạnh rằng quá trình truyền thông có khả năng bị nhiễu và người dùng nên cân nhắc về các yếu tố tạo ra nhiễu trong quá trình này.
 

Các mô hình truyền thông marketing
 

Mô hình truyền thông của Berlo

Mô hình Berlo hay còn được biết đến với tên gọi "SMCR Model" (Source-Message-Channel-Receiver Model) là một mô hình truyền thông được tạo ra vào năm 1960 bởi David K. Berlo, tập trung vào 5 yếu tố ảnh hưởng đến cả người gửi và người nhận thông điệp, cụ thể như sau:

- Kỹ năng giao tiếp: năng lực mã hóa và giải mã thông điệp hiệu quả.

- Kiến thức: cơ sở kiến thức của cả hai về chủ đề đang được truyền đạt. Theo đó, kiến thức giống nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, khám phá, trong khi sự khác biệt lớn có thể tạo ra rào cản.

- Thái độ: thái độ của cả người gửi và người nhận đối với chủ đề sẽ có ảnh hưởng to lớn đến quá trình giao tiếp. Nói cách khác, thái độ tích cực sẽ thúc đẩy sự giao tiếp mở cửa, trong khi thái độ tiêu cực có thể làm trở ngại quá trình này.

- Hệ thống xã hội: đề cập đến những chuẩn mực và giá trị xã hội của cả hai bên. Bối cảnh xã hội chung sẽ dễ tạo nên sự đồng cảm và dễ trao đổi thông tin cho nhau hơn.

- Văn hóa: Giá trị và niềm tin văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phong cách giao tiếp. Mô hình của Berlo nhấn mạnh vai trò của việc đánh giá các khác biệt văn hóa để tránh những hiểu lầm không đáng có.
 

Các loại hình truyền thông
 

Nhóm 2: Mô hình truyền thông tương tác

Mô hình truyền thông tương tác (Interactive model of communication) là một khía cạnh của giao tiếp, tập trung vào ngữ cảnh và những yếu tố xã hội trong quá trình truyền thông. Điểm khác biệt của mô hình này so với các mô hình tuyến tính là thông điệp sẽ được chuyển giao đến người nhận một quá trình thụ động. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu của mô hình truyền thông tương tác:

Mô hình truyền thông Osgood-Schramm

Xuất hiện lần đầu vào năm 1954, Osgood-Schramm là một trong những mô hình truyền thông đầu tiên thực hiện xem xét các tiến trình giao tiếp như một chuỗi các sự kiện và sự kiện này sẽ tác động đến sự kiện tiếp theo. Trong mô hình này, cả người gửi và người nhận thông tin đều tham gia vào ba chức năng chính là mã hóa, giải mã và diễn giải.
 

Mô hình truyền thông Osgood-Schramm
 

Mô hình Westley-MacLean

Mô hình Westley-MacLean là một hình thức truyền thông động và tương tác, được biết đến rộng rãi vào năm 1957. Không giống với những mô hình khác bắt đầu từ người gửi, mô hình Westley-MacLean lại đặt môi trường làm điểm xuất phát của mình với các yếu tố như vật lý, xã hội, văn hóa,... nhằm tác động đến phản ứng của cá nhân và định hình quá trình giao tiếp.
 

Mô hình Westley-MacLean
 

Nhóm 3: Mô hình truyền thông giao dịch

Mô hình truyền thông giao dịch (Transactional model of communication) tập trung vào quá trình tương tác liên tục và đồng thời giữa người gửi với người nhận. Điều này có nghĩa là người gửi và người nhận hoàn toàn có thể thay đổi vị trí cho nhau một cách linh hoạt. Các mô hình thuộc nhóm này bao gồm:

Mô hình Helix của Dance

Mô hình Helix của Dance hay mô hình truyền thông Helix là một lý thuyết truyền thông được phát triển bởi Frank E. Dance vào năm 1967. Theo mô hình này, quá trình giao tiếp không chỉ là một chuỗi sự kiện tuyến tính mà còn liên tục, mở rộng và phát triển khi mà các cá nhân truyền đạt thông điệp cũng như nhận phản hồi từ đối tác của mình.

Chẳng hạn, khi hai người đã tương tác với nhau nhiều thì quá trình giao tiếp giữa họ có thể trở nên nhẹ nhàng và ít nghiêm túc hơn theo thời gian. Điều này cho thấy những trải nghiệm trước đó sẽ ảnh hưởng đến cách con người tương tác và truyền đạt thông điệp trong tương lai.
 

Mô hình Helix của Dance
 

Mô hình truyền thông giao dịch của Barnlund

Theo Barnlund, quá trình truyền đạt và nhận thông điệp là hai hoạt động độc lập nhưng đồng thời cũng bổ sung cho nhau. Ngoài ra, mô hình này đưa ra quan điểm rằng cả người gửi lẫn người nhận đều đóng vai trò quan trọng và tác động đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Tóm lại, Barnlund mô tả quá trình này như một chuỗi các hoạt động giao dịch, trong đó cả người gửi cùng người nhận đều đóng vai trò là người truyền thông và người nhận thông điệp một cách đồng thời.
 

Mô hình truyền thông Barnlund
 

Làm thế nào để lựa chọn mô hình truyền thông marketing phù hợp?

Để chọn được một mô hình truyền thông marketing phù hợp thì bạn cần phải xem xét những yếu tố sau đây:

- Mục tiêu truyền thông: Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông là gì? Bạn hướng đến việc tăng cường nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hay muốn thúc đẩy doanh số bán hàng? Bạn có ý định xây dựng mối quan hệ vững chắc với người dùng hay không?

- Đối tượng mục tiêu: Bạn đang cố gắng tiếp cận nhóm người nào? Hay ai là đối tượng mục tiêu của bạn? Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu để tạo ra một thông điệp phù hợp.

- Kênh truyền thông có sẵn: Đánh giá các kênh truyền thông hiện tại mà bạn có thể sử dụng. Bạn phải xem xét ngân sách của mình và nắm rõ rằng bản thân có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu qua những phương tiện nào.

- Nội dung và thông điệp: Bạn cần đảm bảo rằng nội dung, thông điệp của bạn không chỉ phản ánh mục tiêu truyền thông mà còn phù hợp với đối tượng tiềm năng và kênh truyền thông được chọn.

Dưới đây là một số thủ thuật đỉnh cao giúp bạn lựa chọn được một mô hình truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp:

- Đừng ngại thử nghiệm: Hiện nay có nhiều loại hình truyền thông khác nhau, vì vậy đừng ngại thử nghiệm để xác định mô hình nào mang lại hiệu suất tốt nhất cho bạn.

- Nghiên cứu về các mô hình truyền thông khác nhau: Hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ những thông tin về chúng để đưa ra quyết định thông thái hơn với lựa chọn mô hình.

- Lắng nghe đánh giá: Khi chiến lược truyền thông đã được triển khai, việc lắng nghe phản hồi từ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược sao cho phản ánh đúng nhu cầu của khách hàng.

Lựa chọn mô hình truyền thông phù hợp chiếm một vị thế quan trọng trong quá trình xây dựng các chiến lược truyền thông thành công. Bằng cách xem xét các yếu tố thích hợp và thực hiện thử nghiệm với những mô hình khác nhau, bạn có thể tìm được mô hình tương thích nhất với yêu cầu cụ thể của mình.
 

Mô hình truyền thông tiếp thị
 

Nhìn chung, mô hình truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc diễn giải cách thông điệp được truyền tải giữa người gửi và người nhận. Trong đó, mỗi mô hình lại mang đến một góc nhìn độc đáo và hiệu quả về quá trình truyền thông. Với những nội dung đã chia sẻ ở trên, Phương Nam 24h hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn và biết cách sử dụng mô hình truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.