Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Dù trong công việc hay cuộc sống thì sở trường và sở đoản là những yếu tố quan trọng mà bạn cần xác định để nhận thức rõ hơn về thiên hướng của bản thân. Điều này không chỉ giúp chúng ta tận dụng tối đa những ưu điểm, vượt qua các thách thức mà còn là tiền đề để xây dựng một lộ trình phát triển lâu dài cho sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Vậy sở trường là gì? Sở đoản là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách để xác định sở trường và sở đoản cho bản thân nhé.
 

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản
 

Sở trường là gì? 

Sở trường là tập hợp những kỹ năng hay điểm mạnh mà một cá nhân có thể thực hiện một cách thành thạo, tự tin và đạt hiệu quả cao nhất. Đó có thể là nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm tích lũy hay những yếu tố bẩm sinh mà người đó đã bộc lộ từ khi mới sinh ra. Bên cạnh đó, sở trường có thể phản ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ học tập, công việc, thể thao, nghệ thuật đến những kỹ năng xã hội và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.

Ví dụ, nếu nói “sở trường của bạn là hội họa" thì điều này có nghĩa là bạn thực sự xuất sắc trong việc vẽ tranh, có độ nhạy bén và khả năng vượt trội trong lĩnh vực nghệ thuật so với các phương diện khác.

Sở đoản là gì?

Sở đoản là những điểm yếu, hạn chế hoặc khuyết điểm mà bạn có thể mắc phải trong một lĩnh vực cụ thể. Dù tài giỏi đến đâu thì mỗi cá nhân đều sẽ có sở đoản riêng, chẳng hạn như sợ đám đông, nói lắp, hay quên, không cẩn thận, lười biếng, thiếu khả năng quản lý thời gian,... Những trở ngại này có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc và quan hệ với người khác. Tuy nhiên, sở đoản không phải là bẩm sinh mà có thể được cải thiện và thay đổi thông qua quá trình rèn luyện, học tập và nỗ lực cá nhân. Nhìn chung, việc nhận ra và cố gắng khắc phục sở đoản đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân cũng như đạt được thành công trong cuộc sống.
 

Sở đoản là gì?
 

Phân biệt giữa sở trường và sở đoản

Sở đoản và sở trường được xem là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng cuộc sống của mỗi người. Theo đó, sở trường có thể giúp chúng ta đạt được thành công, trong khi sở đoản lại mang đến nhiều trở ngại. Tuy nhiên, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là không ai trên đời này hoàn hảo cả và mỗi người đều có ít nhất có một hoặc nhiều sở trường lẫn sở đoản. Do đó, việc nhận biết điểm mạnh - yếu của bản thân là quan trọng để có thể phát huy được lợi thế và đồng thời cải thiện những hạn chế.

 

Kỹ năng

Sở trường

Sở đoản

Giao tiếp

- Giao tiếp tốt thông qua lời nói, văn bản hay ngôn ngữ cơ thể. 

- Có khả năng truyền đạt quan điểm, ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng và ngắn gọn.

- Đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác.

- Viết một cách rõ ràng và ngắn gọn nhưng thường gặp khó khăn khi soạn các bài luận hoặc báo cáo có độ dài lớn. 

- Đôi khi sử dụng từ ngữ chưa chính xác và không phù hợp với bối cảnh.

Giải quyết vấn đề

Nhận diện vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời luôn có thể tìm ra những biện pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Quản lý thời gian hiệu quả khi xử lý các dự án nhỏ nhưng có thể đối mặt với thách thức khi quản lý thời gian đối với những dự án lớn hoặc phức tạp, đặc biệt là trong việc lập kế hoạch và tổ chức nhiệm vụ.

Làm việc nhóm

Hợp tác hiệu quả với đồng đội để đạt được mục tiêu chung, tôn trọng ý kiến của người khác và sẵn sàng chia sẻ cũng như hỗ trợ trong công việc.

Có khả năng hướng dẫn cho một nhóm người để đạt được mục tiêu chung nhưng gặp khó khăn trong việc truyền cảm hứng và tạo động lực cho đồng đội.

Sáng tạo

Thường nảy sinh những ý tưởng mới, độc đáo và giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo, hiệu quả hoặc có khả năng phát triển sản phẩm / dịch vụ mới.

Có thể phân tích thông tin và dữ liệu một cách hợp lý, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện và dữ liệu nhưng đôi khi quyết định cuối cùng có thể đưa ra không đúng so với hướng ban đầu.

Học hỏi

TIếp thu thêm thông tin mới một cách nhanh chóng, hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn, đồng thời dễ dàng thích nghi với những thay đổi xung quanh.

Thích tìm hiểu về nhiều lĩnh vực nhưng có xu hướng bỏ qua những phần được coi là quá khó và chuyển sang khám phá các khía cạnh khác.

Áp lực công việc

Luôn giữ được sự bình tĩnh và tập trung dưới mọi áp lực để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả mà không cảm thấy bức bối.

Có khả năng chấp nhận thất bại và rút kinh nghiệm từ đó nhưng không xác định được lý do tại sao và làm thế nào để cải thiện.

 

Những lợi ích khi xác định được sở trường của bản thân

Hiểu rõ về những tài năng đặc biệt của bản thân sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích to lớn cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống hàng ngày, cụ thể: 

1. Gia tăng cơ hội và rút ngắn thời gian vươn tới thành công

Nếu nhận ra bản thân có lợi thế trong một lĩnh vực cụ thể, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi theo đuổi những công việc liên quan đến khía cạnh đó và tìm thấy động lực mạnh mẽ để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của mình. Sau một khoảng thời gian đầu tư vào việc học tập và tích lũy kinh nghiệm, khả năng xử lý công việc của bạn sẽ tăng lên đáng kể, điều này giúp bạn thực hiện các công việc đề ra một cách hiệu quả hơn. Và với sự phát triển này, thành công trong công việc sẽ không còn xa vời mà sẽ nhanh chóng đến với bạn.

2. Tăng sự tự tin và giảm áp lực công việc

Khi làm những thứ thuộc về sở trường của bản thân thì chắc chắn bạn sẽ trải qua cảm giác tự tin và đặc biệt thoải mái. Ví dụ, nếu đam mê hoạt động thể thao thì bạn có thể trở thành giáo viên thể dục, huấn luyện viên fitness hoặc giảng viên dạy bơi lội. Nhìn chung, được làm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích không chỉ tránh được cảm giác mệt mỏi và chán chường mà còn mang lại động lực mạnh mẽ để bạn vượt qua những thách thức, áp lực của công việc.

3. Định hướng sự nghiệp đúng với năng lực bản thân

Nếu bạn có kỹ năng về kỹ thuật và máy tính, bạn trở thành một lập trình viên, kỹ sư viễn thông, kỹ sư phần mềm, quản trị mạng, chuyên viên bảo mật thông tin,....Còn nếu bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nghệ thuật, hãy chọn con đường trở thành nghệ sĩ, nhà thiết kế đồ họa, nhà sản xuất phim, nhà thiết kế thời trang, thiết kế nội thất,.... Khi hoạt động trong lĩnh vực mà mình đam mê và tài giỏi, bạn sẽ cảm nhận được động lực mạnh mẽ cũng như sự tự tin tăng cao trong công việc. Cho nên nói, dù làm bất kỳ công việc gì đi chăng nữa thì khi có đam mê, bạn sẽ luôn có khả năng tạo ra giá trị đặc biệt của riêng mình.
 

Sở trường là gì?
 

Cách xác định sở trường, sở đoản của bản thân

Trong quá trình tham gia phỏng vấn, chắc hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác bối rối và lúng túng khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về sở đoản hoặc sở trường là gì. Đối với nhiều người, họ gần như không trả lời được vấn đề này và bị đánh rớt trong vòng phỏng vấn. Vậy làm thế nào để xác định sở trường, sở đoản? Dưới đây là 5 cách mà chúng tôi đã tổng hợp để bạn biết được điểm yếu hoặc điểm mạnh của mình:

1. Tự nhận thức về bản thân

Bạn có thể tự nhận thức về năng lực cá nhân của mình dựa trên những các công việc mà mình đã thực hiện. Hãy thử tạo ra một danh sách các trường hợp khiến bạn cảm thấy kết quả không như mong đợi và ghi chú những nguyên nhân mà bạn nghĩ đã góp phần vào thất bại đó. Sau khi đưa ra tất cả những điều này, bạn có thể phát hiện ra các mẫu chung xuất hiện trong những tình huống "không thành công", chúng có thể chính là sở đoản của bạn.

Ví dụ, nếu bạn nhận ra rằng một đặc điểm chung trong những trường hợp không thành công là cảm giác lo lắng và run rẩy khi phải trình bày trước đám đông thì có thể thấy rằng sở đoản của bạn chính là khả năng nói trước đám đông.

2. Lắng nghe đánh giá từ những người xung quanh

Con người thường không thể tự nhận thức hoàn toàn về mình, vì vậy mà việc đánh giá bản thân sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, chúng ta thường dễ dàng nhìn thấy những khuyết điểm của người khác. Do đó, một cách hiệu quả để nhận biết sở đoản của bản thân là thu thập đánh giá từ những người mà bạn tin tưởng và gặp thường xuyên như người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay cấp trên,.... Vì họ thường xuyên tiếp xúc với bạn nên họ sẽ hiểu biết bạn một cách tương đối để có thể chỉ ra những khía cạnh mà bạn cần cải thiện hoặc những điều chưa chú ý đến.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào những chương trình hướng nghiệp hoặc buổi hội thảo để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về sở đoản - sở trường của bản thân.

3. Suy ngẫm lại những công việc / hoạt động đã làm

Bằng cách suy ngẫm lại kết quả công việc hoặc hoạt động mà mình đã thực hiện, mỗi người có thể tự nhìn nhận khách quan về những mặt tích cực và yếu điểm của bản thân. Theo đó, nếu bạn đã hoàn thành một công việc hay hoạt động một cách xuất sắc, hãy cố gắng phân tích và xác định những yếu tố nào đã giúp bạn đạt được thành công. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhận ra những năng lực, tiềm năng mà bạn đã sở hữu, từ đó tập trung phát triển chúng để đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai.

Ngược lại, nếu bạn đang gặp trở ngại trong một công việc nào đó, hãy tự đặt ra những câu hỏi như tại sao tôi không thể làm tốt, những yếu tố nào đã góp phần vào sự thất bại,.... Từ những câu hỏi này, bạn sẽ có cơ sở để nhận biết và cải thiện những sở đoản của mình.

4. Thử thách bản thân với những điều mới mẻ

Bằng cách thử thách bản thân với những điều mới mẻ, chúng ta có cơ hội khám phá sở thích, năng lực và niềm đam mê tiềm ẩn mà ngay chính mình trước đây cũng chưa từng nghĩ đến. Đồng thời, những trải nghiệm mới này cũng đóng góp vào việc phát triển kỹ năng và tính cách, từ đó giúp chúng ta nhận ra những điểm mạnh - yếu của bản thân.

Tóm lại, việc thử thách bản thân với những điều mới mẻ như học một ngôn ngữ, tham gia công việc tình nguyện hay tìm hiểu về một lĩnh vực chưa biết đến,... không chỉ giúp bạn mở rộng tầm nhìn mà còn cung cấp đánh giá chính xác về bản thân, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển cá nhân.

5. Thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách / hướng nghiệp

Thực hiện các bài trắc nghiệm về tính cách hay hướng nghiệp cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn phát hiện sở trường và sở đoản của bản thân. Những bài kiểm tra này sẽ đưa ra bảng câu hỏi để khám phá tính cách và khả năng tiềm ẩn của mỗi người, tập trung vào một phạm trù cụ thể như sinh trắc học vân tay, DISC, phân tích SWOT, MBTI,.... 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù là bài trắc nghiệm tính cách hay hướng nghiệp thì đây cũng chỉ được xem như một công cụ hỗ trợ và không thể đưa ra cái nhìn toàn cảnh về sở trường và sở đoản của mỗi người. Vì thế, hãy kết hợp sử dụng chúng với quá trình tự nhận thức bản thân dựa trên các trải nghiệm và hoạt động thực tế của mình, qua đó bạn sẽ có thể đưa ra những phán đoán khách quan nhất.
 

Sở trường
 

Một số sở trường mà nhà tuyển dụng tìm kiếm

Trong thị trường lao động ngày nay, việc tìm kiếm những ứng viên có sở trường đặc biệt là một ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Họ không chỉ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn sắc bén mà còn là những tố chất mềm mại và đa chiều, chẳng hạn như:

1. Kỹ năng giao tiếp ứng xử khéo léo

Trên thị trường lao động hiện nay, ứng viên sở hữu những kỹ năng mềm vượt trội luôn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, đặc biệt là khả năng giao tiếp khéo léo. Kỹ năng này không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ nội bộ với đồng nghiệp và cấp quản lý mà còn hỗ trợ quá trình tương tác, đàm phán với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến, điện thoại, tin nhắn hay cuộc gặp trực tiếp,....

2. Khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt

Trong quá trình làm việc, nhân viên thường phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp. Để đối mặt hiệu quả với những khó khăn này, mỗi cá nhân cần sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.

Theo đó, kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của cả nhân viên lẫn doanh nghiệp. Bởi lẽ những thách thức, khó khăn nếu được xử lý một cách hiệu quả thì nhân viên sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và đồng thời tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó mà tại các buổi phỏng vấn, việc trình bày những tình huống cụ thể mà ứng viên đã thành công giải quyết vấn đề trong quá khứ là rất quan trọng. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng ứng phó linh hoạt và quyết định thông minh của ứng viên.

3. Sở trường liên quan đến chuyên môn

Sở trường liên quan đến chuyên môn vẫn là một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng chú trọng tìm kiếm ở ứng viên, đặc biệt là đối với các vị trí yêu cầu trình độ cao hoặc liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Do đó, việc sở hữu khả năng chuyên môn là một yếu tố không thể phủ nhận đối với sự thành công của ứng viên trong môi trường công việc ngày nay.

4. Sự linh hoạt, nhạy bén

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có khả năng linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự biến động trong môi trường làm việc của công ty. Điều này đặt ra yêu cầu cho cá nhân phải nhanh chóng thay đổi phong cách làm việc và thói quen cá nhân để hòa mình vào văn hóa tổ chức.

Mặc dù nhiều người có xu hướng tìm kiếm sự ổn định và theo đuổi các mô hình quen thuộc khi nộp đơn xin việc nhưng thực tế là mọi doanh nghiệp đều đang không ngừng thay đổi cũng như phát triển theo thời gian. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân viên sở hữu khả năng linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với môi trường mới có thể tìm được vị trí thích hợp trong tổ chức. Do đó, khi tham gia phỏng vấn, ứng viên cần thể hiện rõ sự linh hoạt và khả năng thích nghi với các môi trường làm việc đa dạng của mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Chính trực, đôn hậu

Chính trực, đôn hậu được xem là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng thành công của cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Nhân viên có phẩm chất này thường là những người dám nhận lỗi, sẵn lòng nhìn nhận và cải thiện những điểm yếu của mình. Họ không thích "đấu đá" hay tạo ra những “drama” không cần thiết trong môi trường công sở và họ cũng không nói xấu sau lưng đồng nghiệp hoặc cấp trên.

Mặc dù không có cách nào để đo lường chính xác mức độ chính trực của một cá nhân nhưng nhà tuyển dụng có thể đánh giá nó dựa trên hồ sơ và kinh nghiệm làm việc trước đó của ứng viên. Công ty cũng có thể tìm hiểu thêm về tính chính trực của ứng viên qua việc liên hệ với người tham chiếu để có cái nhìn tổng thể và đánh giá chính xác về phẩm chất cũng như tính cách của họ.

6. Khả năng quản lý thời gian

Khả năng quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, đặc biệt với những vị trí đòi hỏi sự linh hoạt về thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được chất lượng công việc. Theo đó, các ứng viên sở hữu kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc thường có khả năng hoàn thành công việc theo đúng thời hạn và duy trì chất lượng công việc, đây cũng là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
 

Sở đoản
 

Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng khi nói về sở đoản, sở trường của bản thân

Khi nhắc đến sở đoản, sở trường của bản thân thì nhiều ứng viên tỏ ra bối rối vì không biết làm thế nào để thể hiện mình một cách chân thực và ấn tượng. Để giúp bạn vượt qua trở ngại này thì dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 3 bí quyết giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng, cụ thể:

1. Thể hiện sở trường phù hợp với vị trí ứng tuyển

Để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng, quan trọng nhất là bạn phải thể hiện rõ ràng những điểm mạnh của bản thân. Hãy kế hoạch hóa bằng cách tạo danh sách các điểm mạnh, sau đó sắp xếp và trình bày chi tiết dựa trên những khía cạnh khác nhau.

- Về kiến thức, bạn có thể đề cập đến thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc trước đó. Đồng thời, hãy phô diễn những kỹ năng mềm cho nhà tuyển dụng thấy như kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, quản lý thời gian,....

- Trình bày về những kỹ năng mà bạn đã phát triển qua thời gian làm việc và học tập như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,....

- Đặc biệt nhấn mạnh vào những phẩm chất tốt đẹp của bản thân như sự siêng năng, ham học hỏi, trách nhiệm với công việc, khả năng làm việc độc lập và nhóm, cởi mở, năng động,....

Khi tham gia phỏng vấn, hãy tập trung vào những sở trường phù hợp nhất với vị trí nghề nghiệp và văn hóa của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, đừng nên chỉ trình bày những điều sáo rỗng về danh sách ma hãy đảm bảo tính thuyết phục và thể hiện năng lực thực tế của bản thân thông qua các ví dụ minh họa cụ thể.

2. Khéo léo khi nói về sở đoản

Hành trình để trở thành cá nhân xuất sắc luôn đầy rẫy những thử thách và sở đoản chính là một trở ngại to lớn mà bạn cần phải đối mặt trong quá trình đó. Khi được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về điểm yếu, cách tốt nhất để trả lời là xoáy sâu vào khía cạnh tích cực của vấn đề để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực mà sở đoản gây ra.

Do đó, thay vì phủ nhận hoặc che đậy điểm yếu, hãy đề cập đến kế hoạch hay giải pháp cụ thể để vượt qua thách thức, qua đó chứng minh cho công ty tuyển dụng thấy rằng bản thân mình đang cố gắng học hỏi và hoàn thiện bản thân.

3. Đưa ra ví dụ cụ thể

Thay vì chỉ đề cập đến các ý chung chung, hãy chia sẻ những ví dụ cụ thể từ quá trình học tập và làm việc để làm nổi bật câu trả lời của bạn. Bằng cách này, mỗi cá nhân sẽ trở nên trung thực và chân thành hơn, qua đó cũng cung cấp cho công ty tuyển dụng cái nhìn rõ ràng về cách mà ứng viên đã áp dụng những kỹ năng cũng như chiến lược để đạt được thành công.
 

Ví dụ về sở trường
 

Nhìn chung, sở đoản và sở trường đều là những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và thành công của mỗi người trong cuộc sống. Quan trọng nhất là phải duy trì sự tự tin và nỗ lực tận dụng hết những tiềm năng của sở trường để đạt được mục tiêu. Đừng bao giờ tự ti hay lo lắng vì những khía cạnh chưa hoàn thiện mà thay vào đó, hãy xác định rõ các điểm hạn chế và thực hiện kỷ luật bản thân cải thiện một cách nghiêm túc, bởi lẽ chỉ cần có sự kiên trì thì mọi trở ngại đều không phải là vấn đề. Hy vọng những thông tin mà Phương Nam 24h chia sẻ ở trên đã giúp bạn đã hiểu rõ sở trường là gì, sở đoản là gì, từ đó có thể xác định những điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.