Giá trị bản thân là gì? Cách xác định và nâng cao giá trị bản thân

Giá trị bản thân sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên mọi khía cạnh của cuộc sống từ các mối quan hệ, phong thái làm việc đến cách người khác nhìn nhận hay chúng ta tự đánh giá về mình. Nhưng chung quy lại, việc hiểu rõ giá trị bản thân sẽ giúp con đường đến với thành công của bạn trở nên ngắn gọn hơn. Vậy giá trị bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định mình và tạo ra sự khác biệt cho bản thân giữa đám đông? Để mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ hơn về chủ đề này, mời bạn cùng chúng tôi khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
 

Giá trị bản thân là gì? Cách xác định và nâng cao giá trị bản thân
 

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là tập hợp tất cả những yếu tố mà bạn cảm thấy quan trọng với chính mình cũng như góp phần tích cực vào cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn. Điều này có thể bao gồm các kỹ năng, phẩm chất, sở thích, niềm tin, mục tiêu hay đơn giản chỉ là những thứ giúp phân biệt bạn với người khác.

Về bản chất, giá trị bản thân là một trạng thái nội tại xuất phát từ sự hiểu biết, tôn trọng, chấp nhận và yêu quý chính mình. Tuy nhiên thì giá trị này lại thường xuyên bị nhầm lẫn với lòng tự trọng, điều mà được đánh giá dựa vào thành công và thành tích. Đây cũng là nguyên tạo ra sự không nhất quán và dẫn đến việc bạn bị mất niềm tin vào bản thân và phải vật vã với cảm giác rằng mình xứng đáng.

Tầm quan trọng của việc hiểu rõ giá trị bản thân

Giá trị bản thân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định hình và phát triển của mỗi cá nhân. Bởi lẽ nó liên quan mật thiết đến cách mà chúng ta tự đánh giá và tin tưởng vào khả năng, phẩm chất hay giá trị của chính mình. Vai trò đó được thể hiện rõ nét qua các khía cạnh dưới đây:

1. Dễ dàng xác định nhu cầu bản thân

Khi nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu, hiện thực hóa điều gì đó hay chỉ đơn giản là sống lành mạnh hơn, chúng ta thường sẽ lập một danh sách dài nhiệm vụ cần thực hiện hoặc đạt được. Trong bối cảnh đó, nếu có cái nhìn sâu sắc về giá trị cá nhân của mình, bạn sẽ dễ dàng xác định được những điều mà mình thực sự muốn và cần trong cuộc sống. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định và lựa chọn phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu cơ bản của chính mình.

2. Tự tin hơn trước những thử thách

Các thách thức và rủi ro có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào từ môi trường làm việc, gia đình cho đến cuộc sống hàng ngày. Khi đối mặt với những khó khăn, sự nhận thức tích cực về giá trị của bản thân có thể giúp chúng ta tránh được cảm giác bị áp lực hoặc căng thẳng quá mức, nhờ đó mà mỗi người có thể dễ dàng chấp nhận các thách thức mà cuộc sống đặt ra. Điều này giúp tăng cường sự tự tưởng vào khả năng cá nhân và tạo ra một tinh thần thoải mái hơn khi đối mặt với những sai lầm hay khó khăn.

3. Quyết đoán và ít bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài

Sự nhận thức về giá trị cốt lõi của bản thân thường đi đôi với niềm tin mãnh liệt vào khả năng của chúng mình, tạo nền tảng vững chắc cho việc đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân mà không bị áp đặt bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời, điều này giúp chúng ta dễ dàng loại bỏ những phương án không hoàn hảo, từ đó tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình ra quyết định.

4. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Khi cảm thấy thoải mái để sống đúng với bản chất thật của mình, bạn sẽ dễ dàng cởi mở, trung thực và chân thành hơn với những người xung quanh. Đây là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ tích cực, lành mạnh, dù là môi trường công việc, tình bạn hay gia đình. Với giá trị bản thân cao, chúng ta có khả năng xây dựng và duy trì quan hệ gắn bó dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng cũng như thấu hiểu lẫn nhau.

5. Giúp bạn vươn tới thành công 

Tin tưởng theo đuổi những giá trị của bản thân được xem là kim chỉ nam quan trọng giúp bạn vươn tới thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Một ví dụ tiêu biểu minh chứng cho điều này là thành công của Steve Jobs khi sáng tạo máy tính Mac. 

Mặc dù Steve Jobs không thích học đại học nhưng ông lại có niềm đam mê đặc biệt đối với các kiểu chữ và sự yêu thích này đã mang ông đến tham gia một khóa học về luyện viết chữ đẹp. Tại đó, ông học được mọi chi tiết về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí tự khác nhau và về kỹ thuật in. Mười năm sau, Steve Jobs giới thiệu máy tính Mac đầu tiên, mang đến một tính năng đột phá: người dùng có thể tùy chọn kiểu font chữ đa dạng và xem trực tiếp trên màn hình mà không cần phải in ra. Khi tham gia khóa học viết chữ đẹp đó, chắc chắn Steve Jobs chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày trong tương lai ông sẽ có thể thay đổi thế giới như vậy.
 

Giá trị bản thân là gì?
 

Những yếu tố tác động tới giá trị bản thân

Trong thế giới đa dạng và phức tạp, giá trị bản thân là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, những yếu tố này có khả năng tạo nên nền tảng cho sự phát triển cá nhân và ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi, quyết định cũng như quan điểm của mỗi người. 

1. Yếu tố bên trong

Dưới đây là một số yếu tố bên trong có tác động mạnh mẽ đến giá trị bản thân của mỗi người:

- Tính cách: mỗi người là một cá thể duy nhất, không ai giống ai và khó có thể tìm thấy được nhiều sự tương đồng. Trong đó, những đặc điểm tốt đẹp như sự tự tin, tinh thần lạc quan, vui vẻ, lòng yêu thương, vị tha,... sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị cá nhân.

- Kỹ năng: đây là những năng lực mà mỗi người có thể thực hiện được và các kỹ năng hữu ích sẽ hỗ trợ bạn đạt thành công trong công việc, học tập lẫn cuộc sống.

- Niềm tin: đây là yếu tố tập hợp mọi suy nghĩ, quan điểm về khả năng, phẩm chất và năng lực của mình. Vì lẽ đó mà niềm tin tích cực sẽ đóng góp vào việc nâng cao giá trị bản thân, trong khi niềm tin tiêu cực có thể làm giảm đi giá trị của chính bạn.

2. Yếu tố bên ngoài

Ngoài những yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị cốt lõi của bản thân con người:

- Gia đình: đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Do đó, nếu gia đình hòa thuận, tràn đầy tình yêu thương sẽ góp phần giúp trẻ phát triển những giá trị tích cực về bản thân.

- Xã hội: các định kiến và áp lực xã hội có thể tác động đến cách con người đánh giá bản thân hoặc thậm chí thúc đẩy chúng ta trở thành người khác.

- Môi trường học tập và làm việc: đây là nơi mà chúng ta có thể nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng và tiềm lực của bản thân, từ đó sống một cuộc sống có giá trị hơn.

Cách xác định giá trị cốt lõi của bản thân qua 3 bước đơn giản

Nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn về giá trị cá nhân của mình. Họ nghĩ rằng những gì mà họ tưởng tượng trong tâm trí là đại diện chính xác cho bản thân nhưng thực tế lại không phải như vậy. Bởi lẽ việc tìm ra những giá trị cốt lõi của bản thân thường đến thông qua hành trình khám phá chính mình. 

Có thể bạn sẽ nhanh chóng nhận thức được điều này nếu có sự hỗ trợ từ người tư vấn chuyên nghiệp nhưng bạn vẫn có thể tự khám phá ra chúng bằng cách duy trì sự chân thật, kiên nhẫn và quyết đoán khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 1: Nhìn lại bản thân 

Khi tìm kiếm những giá trị cốt lõi của bản thân, bạn nên dành thời gian để ngồi xuống và xem xét lại quá khứ hay mọi việc mình đã làm. Sau đó, hãy tiến hành ghi chép lại những quyết định, thành công và kể cả các sai lầm mà bạn từng mắc phải. 

Để làm tốt quá trình này, bạn có thể cân nhắc việc trả lời những câu hỏi sau đây:

- Nếu không phải về tiền bạc hoặc vấn đề khó khăn trong thực tế, bạn sẽ làm gì?

- Thể loại tin tức hoặc câu chuyện nào thường có ảnh hưởng tích cực đối với bạn?

- Khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc nhất?

- Bạn tự hào nhất về điều gì?

- Thành công hay thất bại lớn nhất của bạn là gì?

- Điều gì khiến bạn xấu hổ?

- Khi nào bạn sợ hãi nhất?

- Với bạn, điều gì là quan trọng nhất?

Khi đặt ra những câu hỏi trên, hãy nhớ mô tả rõ về hoàn cảnh xảy ra sự kiện, quyết định của bạn và kết quả cuối cùng. Bằng cách này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về chính mình, từ đó làm tiền đề để bạn rút ra được giá trị cốt lõi của bản thân.
 

Giá trị của bản thân
 

Bước 2: Tìm câu trả lời từ những người thân nhất

Nếu bạn muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về mình, hãy thử hỏi đánh giá của người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay đơn giản là những người xung quanh. Có thể, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ bởi câu trả lời mà họ đưa ra nhưng hãy xem xét những ý kiến này như một nguồn tham khảo để tự mình lựa chọn các giá trị phản ánh đúng nhất với bản chất con người bạn. Đồng thời, đừng nên quá mức để ý đến cách nhìn nhận của người khác bởi vì điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc đánh giá về bản thân của bạn. Hãy nhớ rằng, “chín người thì mười ý” và bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người mà hãy tự tin là chính mình.

Bước 3: Tham khảo những giá trị phổ biến và chọn ra giá trị phù hợp

Giá trị là những nguyên tắc, niềm tin hoặc tiêu chuẩn mà mỗi người coi trọng và định hình hành vi, quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Việc tham khảo giá trị từ nhiều nguồn khác nhau có thể giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết, đồng thời tìm kiếm những giá trị phù hợp với cá nhân mình. 

Đôi khi, chúng ta có thể học hỏi từ những người xung quanh, từ sách báo, hay từ những trải nghiệm cá nhân. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về mình, nhận thức được những giá trị nào đặc biệt quan trọng, từ đó xây dựng một nền tảng giá trị vững chắc để định hướng cho cuộc sống và quyết định hàng ngày. Dưới đây là những giá trị phổ biến mà bạn có thể tham khảo để chọn ra những giá trị phù hợp với chính mình:

- Tôn trọng: là việc nhìn nhận giá trị bản thân thông qua góc độ đối nhân xử thế, giá trị này không chỉ tạo nên một môi trường hòa thuận, cởi mở giúp bạn phát triển toàn diện mà còn là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ.

- Yêu thương: không chỉ đề cập cảm xúc mà yêu thương còn được thể hiện qua thái độ và hành động. Theo đó, những người sở hữu giá trị này thường có khả năng lan tỏa, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra hiệu ứng tích cực cho cả cá nhân lẫn cộng đồng, góp phần đáng kể trong việc xây dựng một thế giới quan tốt đẹp hơn.

- Khám phá: thông qua việc tiếp xúc với những điều mới mẻ cũng như mở rộng tầm nhìn ra thế giới, con người sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về xã hội, văn hóa, đồng thời làm phong phú thêm kiến thức và kỹ năng của bản thân, từ đó trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. 

- Kiên trì: là khả năng đối mặt với khó khăn và trở ngại nhưng không bỏ cuộc hay nản lòng, giá trị này giúp bạn luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân để dám đương đầu với mọi thử thách mới.

- Lòng trắc ẩn: bao gồm khả năng đồng cảm, sẵn sàng lắng nghe, có tác động tích cực đến mối quan hệ và góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

- Dũng cảm: cho phép con người thách thức giới hạn cũng như khám phá tiềm năng bản thân, đồng thời giúp chúng ta kiên trì, nỗ lực và không bỏ cuộc khi gặp trở ngại, từ đó tin tin hơn vào bản lĩnh của chính mình.

- Trách nhiệm: là giá trị quan trọng thể hiện sự tự chủ, tự giác cũng như ý thức về nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. 

- Tự tin: một yếu tố quyết định đến thành công, giúp con người giao tiếp tốt, tạo uy tín và dễ dàng đạt được mục tiêu. 

- Chân thật: luôn giữ vững bản lĩnh và sống thật với chính mình, không bao giờ phải lạc lõng hay cảm thấy sợ hãi trước những ý kiến đánh giá từ người khác.

- Tối giản: tập trung vào những điều then chốt hay giá trị cốt lõi của bản thân và loại bỏ những yếu tố không cần thiết trong cuộc sống để làm cho mỗi quyết định của bạn trở nên đơn giản và hướng tới hạnh phúc nhiều hơn.

- Trung thực: luôn sống theo nguyên tắc của bản thân của bản thân, tôn trọng sự thật, không nói dối, dũng cảm nhận lỗi và không sợ đối mặt với sự phán xét của người khác. Do đó, giá trị này được xem là nền tảng để xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy, tốt đẹp và chân thành. 

- Phát triển bản thân: khi không ngừng học hỏi và nỗ lực hoàn thiện thì bạn có thể dễ dàng nắm bắt mọi cơ hội, đối mặt với trở ngại cũng như phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả. 

Tóm lại, mỗi người cần tự tìm hiểu và xác định những giá trị cốt lõi phù hợp với bản thân, sau đó rèn luyện để biến chúng thành hành động thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
 

Giá trị bản thân
 

Một số bí quyết giúp bạn nâng cao giá trị bản thân

Có thể nói, yêu thương và chăm sóc bản thân là yếu tố quan trọng để thúc đẩy giá trị cá nhân của mỗi người. Bởi lẽ khi đó, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những khuyết điểm cũng như quý trọng mọi thứ mình đang có, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên:

- Hãy là chính mình: Đừng cố gắng bắt chước để trở thành bất kỳ một ai khác chỉ vì muốn được số đông chấp nhận mà hãy sống chân thật với cảm xúc và suy nghĩ của chính mình.

- Đừng so sánh bản thân với người khác: Mỗi người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai nên thay vì so sánh, hãy tập trung vào việc hoàn thiện bản thân, đặt ra những mục tiêu cá nhân, đồng thời nỗ lực để đạt được chúng những gì mình muốn.

- Hãy đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành: đây là một cách hiệu quả để tăng cường giá trị bản thân bởi lẽ khi đạt được những mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và tình yêu thương đối với chính mình cũng tự nhiên tăng lên.

- Hãy biết ơn những gì đang có: việc nhìn nhận và trân trọng những khía cạnh tích cực trong cuộc sống, dù là nhỏ nhất cũng sẽ giúp chúng ta cảm nhận được sự giàu có không chỉ trong vật chất mà còn cả tâm hồn.

- Chăm sóc bản thân từ cả thể chất đến tinh thần: chẳng hạn như tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc,... để duy trì sức khỏe và tăng cường tinh thần lạc quan, yêu đời hơn. Ngoài ra, bạn có thể dành thời gian rảnh rỗi cho những sở thích hoặc đam mê cá nhân, bởi lẽ khi làm những điều mình thích thì con người thường có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn.

- Xây dựng mạng lưới quan hệ tích cực: kết nối với những người có chung sự quan tâm và mục tiêu sẽ giúp bạn tăng cường kinh nghiệm, học hỏi được nhiều điều và từ đó tầm nhìn cũng trở nên bao quát hơn.

- Can đảm nhận lỗi và khắc phục chúng: điều này không chỉ giúp bạn học hỏi được nhiều giá trị từ những sai lầm mà còn thể hiện tinh thần kiên trì và quyết tâm thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.

- Đối mặt với thử thách: đây là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Việc sẵn sàng đối mặt và vượt qua những khó khăn sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.
 

Giá trị của bản thân là gì?
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn giá trị bản thân là gì, những yếu tố tác động và cách xác định giá trị cốt lõi của bản thân trong 3 bước đơn giản. Hy vọng rằng với thông tin cung cấp trên, bạn sẽ có thể mở rộng góc nhìn về giá trị cá nhân của chính mình và có thêm nguồn động lực để phát triển bản thân mỗi ngày. Hãy nhớ rằng, giá trị bản thân phải gắn kết sâu sắc với chính con người bạn và đừng cố sao chép chúng từ bất kỳ ai khác. Chưa kể, việc nắm bắt ý nghĩa thực sự của giá trị cá nhân sẽ giúp bạn phát triển và nuôi dưỡng chúng thành đặc điểm nhận diện của mình. Vậy nên hãy coi giá trị bản thân như một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ, giúp bạn tự tin và thành công trong mọi hành trình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.