Các loại mã vạch thông dụng hiện nay và những điều cần biết

Hiện nay, việc sử dụng các loại barcode cùng với thiết bị đọc mã vạch trong lĩnh vực bán hàng và kiểm kê hàng hóa đang trở nên ngày càng phổ biến. Mã vạch là dạng kí hiệu màu trắng đen, hiện diện ở khắp mọi nơi và hầu hết được in trên bao bì sản phẩm. Dù ai cũng có thể nhìn thấy nhưng ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của các loại mã barcode. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích, dung lượng, định dạng của thông tin cần mã hóa, doanh nghiệp và nhà sản xuất sẽ áp dụng loại mã vạch khác nhau. Vậy nên nếu bạn đang quan tâm đến các loại mã vạch thông dụng cho sản phẩm hoặc hàng hóa thì đừng bỏ lỡ bài viết ngay dưới đây nhé.
 

Các loại mã vạch thông dụng hiện nay và những điều cần biết
 

Các loại mã vạch 1D phổ biến hiện nay 

Mã vạch 1D có nhiều tên gọi khác như mã vạch 1 chiều, barcode tuyến tính hay barcode 1D. Đây là một loại mã vạch tuyến tính thông dụng, được cấu thành bằng dãy sọc đen và trắng song song xen kẽ. Đặc điểm chính của mã 1D là dữ liệu được mã hóa chỉ theo một chiều duy nhất - chiều ngang.

Thường thì mỗi barcode 1D chứa khoảng từ 20 đến 25 ký tự dữ liệu, phổ biến trong ngành bán lẻ và chủ yếu được in trên các sản phẩm đóng gói như bao bì, túi, hộp,.... Để trích xuất thông tin từ các mã vạch 1D, người dùng cần sử dụng máy quét mã vạch.

Dưới đây là các loại mã vạch 1D thông dụng đang được nhiều nhà sản xuất in trên nhiều sản phẩm hiện nay:

1. Mã UPC

Mã UPC (Universal Product Code) là loại ký hiệu mã hóa được áp dụng để gắn và kiểm tra các sản phẩm tiêu dùng tại nhiều cửa hàng, siêu thị bán lẻ trên khắp thế giới. Thông thường, UPC bao gồm một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo thành một mã vạch đầy đủ với tổng cộng 12 số.

Hệ thống quản lý loại barcode này thuộc về Hội đồng Mã Thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.). Ngày nay, mã UPC được dùng rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ và Canada nhưng cũng phổ biến ở một số quốc gia lớn như Vương quốc Anh, Úc, New Zealand,....

Mã UPC chia thành hai phần chính:

- Phần mã vạch: gồm các đường thẳng sọc trắng và đen song song với độ rộng khác nhau, dành cho máy quét.

- Phần số: là một chuỗi 12 số dùng để con người có thể nhận biết, không chứa bất kỳ chữ cái hay ký tự đặc biệt nào.

Mã UPC thì có nhiều biến thể là: UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D, UPC-E, UPC-2, UPC-5. Trong đó, UPC-A bao gồm 12 chữ số, được xem là phiên bản chuẩn và phổ biến nhất của mã UPC.
 

Các loại mã vạch thông dụng
 

2. Mã EAN

Mã vạch EAN (European Article Number) có cấu trúc tương tự với UPC, gồm phần mã vạch và phần số. Loại barcode này được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu. Trong đó, EAN-13 là loại mã vạch phổ biến nhất, tiếp theo là EAN-8 và EAN-5. Ngoài ra, còn có nhiều biến thể không thông dụng khác như JAN-13, ISSN, ISBN, EAN-14,.... 

Mã EAN được tạo thành bởi bốn nhóm chính: mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Nhờ cấu trúc đó mà EAN thích hợp cho việc sử dụng trên toàn cầu trong các lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, hàng tiêu dùng, siêu thị,.... Tại Việt Nam, để được cấp quyền sử dụng loại mã này, các doanh nghiệp phải tham gia làm thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt Nam).
 

Các loại barcode

 

3. Mã Code 39

Code 39 giải quyết một trong những hạn chế lớn nhất của các mã vạch như EAN, UPC đã được đề cập ở trên nhờ khả năng mã hóa không giới hạn, có thể chứa đựng cả chữ hoa, dãy số tự nhiên và nhiều ký tự đặc biệt khác . Khác với mã vạch như UPC và EAN, Code 39 không có chiều dài cố định (nhưng tối đa 39 ký tự) nên chứa được nhiều thông tin hơn.

Code 39 không bao gồm số kiểm tra nhưng có thể tự check mà không cần tạo số kiểm tra riêng nhờ việc tích hợp mã vạch vào hệ thống in hiện có và sau đó in dữ liệu thô bằng phông chữ mã vạch đó.

Ứng dụng của mã vạch Code 39 rất đa dạng, chẳng hạn như sử dụng trong Bộ Quốc phòng, ngành Y tế, các cơ quan hành chính, dịch vụ bưu chính và thậm chí trong ngành xuất bản sách.
 

Các loại mã vạch
 

4. Mã Code 128

Mã vạch Code 128 là một loại ký hiệu tuyến tính có độ phân giải cao với khả năng mã hóa văn bản, chữ hoa, chữ thường, ký tự số, mã điều khiển và toàn bộ bộ ký tự ASCII. Barcode này được sử dụng rộng rãi và đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi bật như kích thước nhỏ gọn, khả năng lưu trữ thông tin đa dạng và mã hóa nhiều ký tự hơn so với nhiều loại mã vạch khác.

Code 128 được phân thành các biến thể, trong đó thông dụng nhất là:

- Code 128A (mã hóa chữ thường, chữ hoa, ký tự số, mã điều khiển và ký tự chuẩn ASCII).

- Code 128B (mã hóa chữ thường, chữ hoa, ký tự số và ký tự chuẩn ASCII).

- Code 128C (mang lại khả năng nén 2 ký tự số trong 1 ký tự mã hóa).

Mã vạch Code 128 được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo, đóng tàu, quản lý chuỗi cung ứng bán lẻ, lĩnh vực hậu cần và vận tải,....
 

Mã vạch 2 chiều
 

5. Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)

Mã vạch ITF hay Interleaved 2 of 5 là loại mã hóa ký tự số, sử dụng bộ mã ASCII đầy đủ. Điểm nổi bật của barcode này là khả năng thay đổi độ dài bất kỳ với độ nén cao, cho phép lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn. Mặt khác, mã vạch ITF có khả năng xử lý dung sai lớn nên phù hợp để in trên các bìa cứng.

Thường thì, các đơn vị sản xuất sẽ sử dụng barcode ITF trong việc quản lý, kiểm soát hàng hóa phân phối, lưu kho, vận chuyển container,….
 

Các loại mã barcode
 

6. Mã Codabar

Codabar là một trong các loại mã vạch thông dụng hiện nay, thường được dùng rộng rãi trong lĩnh vực hậu cần, y tế, sức khỏe, chuyển phát thư tín, công nghiệp phim ảnh, thư viện,.... Barcode này có ưu điểm lớn là quá trình in ấn và sản xuất đơn giản, cho phép người dùng dễ dàng sử dụng thường xuyên, ngay cả trong tình huống thiếu hụt thiết bị máy tính. 

Mã Codabar có khả năng mã hóa 16 ký tự khác nhau, bao gồm chữ số (từ 0 đến 9) và một số ký hiệu đặc biệt (“-“, “$”, “:”, “/”, “+”, “.”). Điều đặc biệt là mã này cho phép bạn chọn ký tự bắt đầu và ký tự dừng từ một trong các tùy chọn A, B, C hoặc D.

Codabar có nhiều biến thể như Codeabar, USD-4, Monarch, Mã số 2 của 7, Rationalized Codabar, NW-7, ANSI/AIM BC3-1995 và Mã Ames. 
 

Mã Codabar
 

7. Mã vạch 93

Mã vạch 93 có khả năng mã hóa 43 ký tự và 5 ký tự đặc biệt (bao gồm cả ký tự bắt đầu / kết thúc), đồng thời hỗ trợ tất cả 128 ký tự chuẩn ASCII. Đây được xem là sự lựa chọn thay thế an toàn và tiện lợi cho barcode 39 nhờ tính bảo mật, kích thước nhỏ gọn, độ phân giải cao và khả năng mã hóa dữ liệu tốt hơn.

Ứng dụng chính của mã vạch 93 là kiểm soát hàng tồn kho, nhãn hiệu linh kiện điện tử, bưu điện, logistics,....
 

Mã vạch 93
 

8. Mã vạch MSI Plessey

MSI Plessey là một loại mã vạch tuyến tính với khả năng mã hóa số, cho phép người dùng mã hóa lượng lớn thông tin sản phẩm theo độ dài tùy ý. Barcode này thường được sử dụng phổ biến để quản lý hàng tồn kho tại các đại lý, nhà sản xuất bán lẻ, siêu thị,.... Tuy nhiên, với sự phát triển của các hệ thống barcode khác như mã 128, mã QR,... thì MSI Plessey đã không còn phổ biến như trước nữa.
 

Mã vạch MSI Plessey
 

9. Mã vạch GS1 Databar

GS1 DataBar là loại mã vạch thường được sử dụng bởi các cửa hàng bán lẻ để xác định phiếu giảm giá cho người tiêu dùng, hàng hóa dễ hỏng và các vật phẩm nhỏ trong ngành chăm sóc sức khỏe. GS1 DataBar được giới thiệu vào năm 2001 và trở thành bắt buộc cho các phiếu giảm giá bán lẻ ở Hoa Kỳ với kích thước tinh gọn hơn so với mã vạch thông thường. Các biến thể của GS1 DataBar bao gồm GS1 DataBar Omnidirectional, Expanded, Stacked, Truncated, Stacked Omnidirectional, Expanded Stacked,.... 

 

Mã vạch GS1 Databar
 

Các loại mã vạch 2D thông dụng

Mã vạch 2D hay mã vạch 2 chiều là một hình thức biểu thị dữ liệu trong ma trận các ô vuông nhỏ xen kẽ tưởng chừng như bất quy tắc. Tuy nhiên, dữ liệu trong mã vạch này sẽ được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, cả chiều ngang lẫn chiều dọc, cho phép lưu trữ nhiều thông tin hơn so với mã vạch một chiều.

Mã vạch 2 chiều có khả năng chứa ít nhất 2000 ký tự và thường được áp dụng để liên kết với các trang web, theo dõi sản phẩm, xác định sản phẩm, thực hiện thanh toán trực tuyến và nhiều ứng dụng hữu ích khác. Các loại mã barcode 2D thông dụng có thể kể đến là:

1. MÃ QR Code

Loại mã vạch 2 chiều thường thấy nhất hiện nay là QR Code (Quick Response). Dạng mã vạch này có thời gian đọc dữ liệu nhanh, kích thước đa dạng, hỗ trợ mã hoá ở 4 chế độ khác nhau (số, chữ cái, byte, Kanji), miễn phí cho người dùng và ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng,.... Chính nhờ những điểm mạnh này mà QR code được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch truyền thông marketing, quảng cáo, truy cập thông tin, thanh toán, chuyển khoản, giao dịch tài chính, theo dõi nguồn gốc sản phẩm,....

Như bạn có thể thấy, QR Code bao gồm các ô vuông đen trên nền trắng và có khả năng chứa thông tin đa dạng như đường dẫn URL, thời gian tổ chức, địa điểm sự kiện hoặc thông tin giới thiệu sản phẩm.
 

MÃ QR Code
 

2. Mã ma trận - Data Matrix

Data Matrix ra đời vào năm 1992 và được phát minh bởi hai người Đức. Đây là một loại mã vạch được tạo thành từ các module đen và trắng sắp xếp xen kẽ trong một hình vuông. Dạng barcode này có khả năng lưu trữ tới 2335 ký tự số và chữ với khả năng tự sửa lỗi lên đến 33%. Điểm mạnh của Data Matrix so với QR code là mức độ an toàn cao và khắc phục vấn đề tốt hơn trong quá trình sử dụng.

Mã vạch Data Matrix khá nhỏ gọn và hiệu quả về kích thước, điều này có nghĩa là barcode này sử dụng ít diện tích hơn so với loại mã vạch tương đương khác để chứa cùng lượng dữ liệu. Do đó, Data Matrix rất thích hợp với các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ và công nghiệp nặng.
 

 Mã ma trận - Data Matrix
 

3. Mã vạch PDF417

Mã vạch PDF417 là một dạng mã vạch tuyến tính hai chiều xếp chồng lên nhau độc đáo với độ rộng tùy ý, trong đó:

- PDF là viết tắt của cụm từ Portable Data File 

- 417 biểu thị cho mỗi mẫu mã chứa 4 thanh và 17 mô-đun trong mã.

Barcode PDF417 có khả năng mã hóa một khối lượng dữ liệu khá lớn và đa dạng, có thể là:

- 1850 ký tự chữ và số.

- 2725 ký tự số.

- 1858 ký tự ASCII trên biểu tượng.

- Hoặc 1108 byte dữ liệu nhị phân (không bao gồm mức độ sửa lỗi). 

Nhờ khả năng mã hóa dữ liệu khổng lồ nên mã vạch PDF417 thường được ứng dụng trong các tình huống yêu cầu lưu trữ dữ liệu lớn như xử lý hình ảnh, chữ ký, dấu vân tay,....
 

Mã vạch PDF417
 

4. Mã vạch AZTEC

Mã Aztec thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp vận tải, đặc biệt là khi in vé máy bay. Loại mã vạch này có khả năng đọc mã nhanh chóng ngay cả khi độ phân giải kém, giúp giải quyết vấn đề khi vé in không đủ chất lượng hoặc được hiển thị trên điện thoại di động.
 

 Mã vạch AZTEC
 

Một số câu hỏi thường gặp về các loại mã vạch

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cũng như giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến các loại mã vạch nhằm hiểu rõ hơn về công cụ quan trọng này và khả năng ứng dụng của barcode trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1 . Mục đích của việc sử dụng mã vạch là gì?

Mã vạch mang lại nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng như trong các khía cạnh đời sống với mục đích như sau:

- Phân loại hàng hoá xuất nhập, quản lý kho, hàng tồn đọng một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi.

- Truy xuất các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để phân biệt hàng thật, hàng giả.

- Quét mã thanh toán giao dịch nhanh chóng và và chính xác.

- Phân loại hành lý của khách tại các chuyến bay trong hàng không.

- Quét mã để nhận các thông tin khuyến mãi, truy cập đường dẫn vào website, Facebook,....

- Làm khoá cửa bảo mật.

- Chấm công nhân viên tiện lợi.

2. Làm thế nào để tạo ra mã vạch?

Mã vạch là công cụ quan trọng trong việc quản lý sản phẩm và thông tin. Mặc dù có vẻ phức tạp nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tạo chúng bằng các phần mềm phổ biến trên máy tính chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản. Chẳng hạn như:

- Online Barcode Generator: là một phần mềm tạo mã vạch trực tuyến phổ biến và hoàn toàn miễn phí. Công cụ này cung cấp nhiều loại mã vạch khác nhau, trong đó, Code-128 và Code-39/93 là hai loại được sử dụng rộng rãi nhất.

- Công cụ Barcodesinc: cung cấp dịch vụ miễn phí cho phép tạo mã vạch cá nhân hoặc nhúng chúng vào tài liệu thông qua URL. Bạn có thể xuất ảnh mã vạch dưới dạng PNG hoặc JPEG.

- Tạo mã vạch Icheck scanner: giao diện đơn giản nên thân thiện với trải nghiệm người dùng và cho phép bạn tạo nhiều kiểu mã vạch khác nhau.

Ngoài ra, bạn còn có thể tạo mã vạch bằng các công cụ như Excel, Word, Powerpoint, Bartender, DD Label,....
 

Loại mã vạch thông dụng
 

3 . Sự khác biệt giữa mã vạch 1D và 2D là gì?

Mã vạch đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, theo dõi và quản lý thông tin về các sản phẩm khác nhau với hai loại chính là mã vạch 1D và 2D. Tuy cả hai đều có mục tiêu chung là lưu trữ thông tin nhưng sự khác biệt giữa chúng là gì? Hãy cùng xem qua bảng dưới đây nhé:
 

Đặc điểm

Mã vạch 1D

Mã vạch 2D

Số lượng mã dữ liệu lưu trữ

Chỉ chứa được 20-25 ký tự

2000+ ký tự

Hình dạng

Hình chữ nhật ngang

Có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn

Ứng dụng phố biển

Sản xuất, hậu cần, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải, chuỗi cung ứng,...

Tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, hàng không vũ trụ, dịch vụ ăn uống, điện tử, kỹ thuật, ô tô, kho bãi, y tế, công nghiệp sản xuất,....

Đọc dữ liệu

Theo hướng ngang

Cả chiều dọc lẫn chiều ngang

Vị trí quét

Thẳng đứng

Bất kì vị trí nào

 

4 . Làm sao để chọn mã vạch phù hợp với ngành nghề kinh doanh?

Dưới đây là đặc điểm và ứng dụng của các loại mã vạch thông dụng trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo để chọn barcode phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình:
 

Loại mã vạch

Lựa chọn ngành nghề sử dụng

Ứng dụng

UPC

- Cần mã số chứ không cần mã chữ

- Cần mã kiểm lỗi

- Mật độ cao, đáng tin cậy

- Công nghiệp thực phẩm

- Các nhà buôn bán lẻ

- Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada

EAN

- Cần mã số chứ không cần mã chữ

- Cần mã kiểm lỗi

- Mật độ cao, đáng tin cậy

- Công nghiệp thực phẩm

- Các nhà buôn bán lẻ

- Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada

Lưu ý: Không sử dụng cho các nước thuộc Bắc Mỹ

Code 39

- Cần mã hoá cả chữ lẫn số

- Bảo mật tốt, không có mã kiểm lỗi

- Dễ in

- Bộ Quốc phòng

- Các cơ quan hành chính

- Công nghiệp nhôm

- Ngành y tế

- Các nhà xuất bản sách định kỳ

Interleaved

2 of 5

- Dễ in

- Kích thước nhỏ gọn

- Phân phối, lưu kho

- Các sản phẩm không phải là thực phẩm

- Nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ

- Hiệp hội vận chuyển Container

Codabar

- Tính bảo mật cao

- Dễ dàng in ấn và sản xuất

- Thư tín chuyển phát nhanh trong nước.

- Ngân hàng máu

- Phòng thí nghiệm

- Thư viện

- Công nghiệp xử lý Film ảnh

Code 128

- Cần dung lượng 128 ký tự

- Công nghiệp chế tạo

- Vận chuyển Container


Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn về các loại mã vạch thông dụng trên thế giới hiện nay. Hi vọng rằng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc nắm bắt kiến thức về các loại barcode cũng như chọn được loại mã vạch phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Có thể nói, việc chọn mã vạch phù hợp sẽ giúp bạn quản lý sản phẩm, vật phẩm, dữ liệu hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu suất kinh doanh và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Dù hoạt động trong ngành bán lẻ, sản xuất, vận tải, y tế hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, việc sử dụng barcode cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm sai sót và nâng cao khả năng theo dõi thông tin.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.