Lĩnh vực kinh doanh là gì? Top 11 lĩnh vực kinh doanh hot nhất

Hiện nay, ngày càng có nhiều ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện, mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho những người có mong muốn khởi nghiệp. Vậy làm thế nào để bạn chọn được một lĩnh vực phù hợp và có thể đem lại lợi nhuận cao cho bản thân? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện nay để mọi người có cái nhìn tổng quan về những ngành nghề hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Từ đó, bạn có thể xác định xem công việc nào phù hợp với đam mê, sở trường và nguồn lực của mình để xây dựng nền móng cho sự thành công cũng như phát triển sự nghiệp trong tương lai.
 

Lĩnh vực kinh doanh là gì? Top 11 lĩnh vực kinh doanh hot nhất
 

Lĩnh vực kinh doanh là gì?

Thuật ngữ “kinh doanh” có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là đối với doanh nhân hay giới trẻ đang có ý định khởi nghiệp. Đây đơn giản là khái niệm dùng để ám chỉ các hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức hoặc công ty. 

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh có thể được hiểu như giới hạn phạm vi hoạt động khi tập trung vào một ngành, khía cạnh hoặc một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó để thực hiện các giao dịch và buôn bán. Đây là cách gọi tổng quát để tóm gọn tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến một phạm trù cụ thể. Đáng chú ý là những hàng hóa này thường có nhiều đặc điểm chung và những tính chất tương đồng.

Chẳng hạn, các hoạt động liên quan đến thư giãn, làm đẹp hay lưu trú đều có chung mục tiêu mang là đến những giá trị tinh thần cho khách hàng. Do đó, chúng thuộc vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Hoặc khi mua bảo hiểm, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, cổ phần hay mở văn phòng tư vấn, thì đó được gọi chung là đầu tư tài chính. Qua đó có thể thấy rằng, mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc trưng riêng với các quy định và nguyên tắc hoạt động đặc thù. 
 

Lĩnh vực kinh doanh
 

Tổng hợp các lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia. Điều này đã mở ra những cơ hội phát triển đáng kể cho nền kinh tế nước nhà trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc tìm kiếm và chọn lựa các ngành nghề kinh doanh phù hợp để khởi nghiệp sẽ giúp bạn có một điểm xuất phát thuận lợi và tăng khả năng thành công trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Dưới đây là 11 lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn với khả năng sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh mà bạn có thể tham khảo lựa chọn:

1. Kinh doanh dịch vụ

Đây là một trong những hình thức kinh doanh hàng đầu, đã và đang phát triển mạnh mẽ từ trước đến nay, đồng thời còn thu hút sự quan tâm đông đảo từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điểm đặc trưng của lĩnh vực này là không tạo ra hàng hóa vật chất mà thay vào đó cung cấp các giá trị tinh thần và sản phẩm vô hình. Từ đó, công ty sẽ thu lợi nhuận dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng.

Với sự đa dạng và phát triển của các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, đầu tư vào dịch vụ được xem là một lựa chọn thông minh. Bạn có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ, sự sáng tạo và nghiên cứu không ngừa để có thể phát triển bền vững trong thời gian dài. Có nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến hiện nay, bao gồm:

- Dịch vụ mở văn phòng tư vấn về các lĩnh vực: luật, đầu tư, kế toán, chiến lược kinh doanh,....

- Chăm sóc sức khỏe: cung cấp dịch vụ y tế, thiết bị y tế, bảo hiểm, bán thuốc, sản xuất thuốc, khám chữa bệnh,....

- Dịch vụ làm đẹp: bệnh viện thẩm mỹ, nha khoa, spa, massage, làm tóc, làm nail, chăm sóc mẹ và bé,....

- Kinh doanh trải nghiệm: du lịch khám phá văn hóa, du lịch trong nước, ngoài nước, tham quan các di tích lịch sử,....

- Dịch vụ tài chính: giao dịch ngân hàng, bán bảo hiểm, môi giới chứng khoán, đầu tư cổ phần,....

- Kinh doanh lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ,....
 

Có những lĩnh vực kinh doanh nào
 

2. Kinh doanh, đầu tư tài chính

Kinh doanh tài chính là một lĩnh vực đòi hỏi chủ đầu tư phải có nguồn vốn ổn định mới có thể tạo ra lợi nhuận. Trong danh sách các ngành nghề kinh doanh hiện nay thì tài chính được coi là một trong những lĩnh vực rủi ro cao nhất. Vì vậy, bạn cần phải tính toán, cân nhắc để lựa chọn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Tuy nhiên, nếu đi đúng hướng, việc đầu tư này sẽ mang lại thu nhập hấp dẫn cho bạn.

Hiện nay, kinh doanh tài chính được phổ biến thông qua các hình thức như cổ phiếu, vàng bạc, tiền tệ, trái phiếu, cổ phần,.... Tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân hoặc tổ chức, công ty mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp và tiềm năng nhất.

3. Kinh doanh lĩnh vực nông lâm nghiệp và khai thác

Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và khai thác là một ngành phát triển rộng rãi và đã phổ biến trong nước ta từ lâu, giúp đem lại lợi nhuận cao cho người dân ở vùng quê. Đặc biệt, với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, lĩnh vực này ngày càng trở nên tiên tiến hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị và máy móc hiện đại.

Lĩnh vực nông lâm nghiệp và khai thác liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô từ nông sản và khoáng sản. Đây là những nguyên liệu chủ yếu được tạo ra từ việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác khoáng sản, gỗ và trồng cây trong nông nghiệp. Trong đó, kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp bao gồm nhiều mảng khác nhau như: trồng và phân phối sản phẩm rau sạch, hoa tươi, trái cây sạch, vật tư nông nghiệp,....

 

Có mấy lĩnh vực kinh doanh
 

4. Lĩnh vực sản xuất

Đây là một lĩnh vực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm tạo ra tài sản, vật chất, hàng hóa để phục vụ cho mục đích trao đổi và thương mại. Ngoài sự đóng góp quan trọng từ nguồn nhân lực chuyên nghiệp và tư liệu sản xuất, ngành nghề này còn được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ hiện đại và tiến bộ khoa học để mang lại những sản phẩm chất lượng và ổn định hơn.

Nguyên liệu thô ban đầu sẽ trải qua quy trình chế biến, sản xuất, gia công, đóng gói để tạo ra các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của con người. Ví dụ, Vinamilk là một thương hiệu đến từ Việt Nam chuyên sản xuất các loại sữa khác nhau để đáp ứng nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng của người dùng.

5. Lĩnh vực kinh doanh online

Trong giai đoạn chuyển đổi số, đặc biệt từ khi trải qua đại dịch Covid-19, việc mua sắm trực tuyến tại nhà đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của người dùng ở nhiều thế hệ tuổi tác khác nhau. Do đó, các lĩnh vực kinh doanh online đã trở thành một ý tưởng hàng đầu để giúp chủ doanh nghiệp nhanh chóng đạt được thành công.

Đây là hình thức trao đổi, giao dịch và buôn bán chủ yếu thông qua Internet, mạng xã hội, trang thương mại điện tử, website, quảng cáo online được thiết lập bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Một ưu điểm quan trọng của kinh doanh trực tuyến là giúp bạn tối ưu hóa chi phí đáng kể vì không cần đầu tư vào cửa hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên bán hàng như các hình thức truyền thống.

Ngoài ra, hình thức kinh doanh online còn cho phép mọi người làm việc linh hoạt ở bất kỳ đâu, miễn là có kết nối Internet. Đặc biệt, với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội thì bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mở một cửa hàng online và đăng các sản phẩm để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.
 

Các ngành nghề đang hót nhất hiện nay
 

6. Bán lẻ và phân phối 

Hoạt động bán lẻ và phân phối tạo thu nhập thông qua dịch vụ đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất với khách hàng. Hình thức này được coi là một giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh doanh số bán hàng nhanh chóng. Thông qua quá trình trên, việc tổ chức bán lẻ và phân phối đã tạo điều kiện cho sản phẩm được dễ dàng lưu thông từ nhà máy sản xuất đến tay khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều lĩnh vực hoạt động bán lẻ bao gồm: tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đặc biệt nổi bật là hình thức kinh doanh tạp hóa công nghệ. Trong thời đại kinh tế số, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ là một xu hướng không thể tránh. Vì vậy, việc xây dựng một tạp hóa công nghệ trên nền tảng trực tuyến được coi là một bước đột phá trong việc hiện đại hóa các cửa hàng truyền thống.

Bằng cách trở thành đối tác của một ứng dụng bán hàng hoặc tự xây dựng app / website riêng, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, quản lý hàng tồn kho và đơn hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, khách hàng của bạn sẽ có thể dễ dàng xem xét và đặt mua tại nhà trên điện thoại thông minh, giúp gia tăng đơn hàng và tạo ra trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

7. Lĩnh vực vận tải, lữ hành

Lĩnh vực kinh doanh vận tải và lữ hành bao gồm một loạt các hoạt động được thực hiện thông qua nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Tùy thuộc vào khả năng tài chính cá nhân và nhu cầu của khách hàng, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại hình sau đây:

- Kinh doanh lữ hành: bao gồm việc tổ chức các chuyến đi, hành trình di chuyển cho khách hàng, bất kể là trong nước hay quốc tế, bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe dịch vụ, giường nằm, giường đôi, máy bay,....

- Vận tải: Đây là hoạt động vận chuyển hàng hóa thông qua đường bộ, đường biển, đường sông hoặc đường hàng không. Bằng cách này, bạn sẽ nhận hàng hóa và giao đến địa chỉ được yêu cầu, từ đó thu lợi từ chi phí vận chuyển.
 

Các lĩnh vực kinh doanh phổ biến
 

8. Kinh doanh dịch vụ công cộng

Dịch vụ công hay còn được gọi là dịch vụ công cộng, đây là một lĩnh vực nhằm phục vụ cho toàn bộ cộng đồng dân cư. Chính phủ cung cấp các công việc này cho người dân trong phạm vi quyền hạn nhất định, thông qua việc cung cấp trực tiếp hoặc hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ. Hiện nay, trong lĩnh vực dịch vụ công, chúng ta thường thấy các ngành như xử lý nước sinh hoạt, hệ thống cung cấp điện, quản lý chất thải và vệ sinh môi trường.

9. Lĩnh vực thông tin, truyền thông

Một trong những lĩnh vực kinh doanh hiện nay mang đến tiềm năng phát triển lớn cho các nhà đầu tư là thông tin và truyền thông. Đây là một ngành nghề hoạt động thông qua việc mua bán và trao đổi các sản phẩm thông tin trên Internet có tính chất hữu hình như sách, báo hoặc vô hình như video, ebook.

Ở Việt Nam, ngành tiếp thị số (digital marketing) đang trỗi dậy mạnh mẽ song song cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0. Chắc chắn rằng, trong hiện tại và tương lai, lĩnh vực này sẽ tiếp tục hấp dẫn và hứa hẹn mang đến triển vọng tăng trưởng lâu dài cho các nhà đầu tư.

10. Kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản luôn được xem là một lĩnh vực hết sức hấp dẫn với tiềm năng mang lại nguồn lợi nhuận “khủng”. Đây là hoạt động tập trung vào giao dịch chuyển nhượng mua bán hoặc cho thuê đất đai, chung cư, nhà ở và các bất động sản khác. 

Trong lĩnh vực này, nhà đầu tư có thể tự quản lý tài sản bất động sản của mình và thực hiện các cuộc trao đổi để đạt mức lợi nhuận cao. Mặc khác, nếu không có đủ thời gian và kinh nghiệm, bạn cũng có thể hợp tác với các bên trung gian hay còn gọi là “cò đất” để họ tiếp nhận và bạn chỉ cần chi trả một khoản tiền hoa hồng khi họ tìm được khách hàng ký kết hợp đồng giao dịch tài sản.

Tuy nhiên, dù là làm chủ hoặc là tìm đến các đối tác, bạn cũng cần sẵn sàng tích luỹ kiến thức đầy đủ để hoàn thành tốt vai trò. Bất động sản thường có giá trị cao và cung cấp cơ hội lợi nhuận lớn, vì vậy kinh doanh trong lĩnh vực này cũng đòi hỏi chuyên môn cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Đối với những người mới bắt đầu và thiếu kinh nghiệm, cẩn trọng là điều cần thiết để tránh rủi ro và thiệt hại về tài chính.

11. Công nghệ Big Data, AI và Blockchain

Đây là những từ khóa phổ biến liên quan đến công nghệ thông tin hiện đại trong kỷ nguyên 4.0 và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bằng việc đầu tư vào những công cụ này, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh độc đáo và vượt trội trên thị trường, đồng thời mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Dưới đây là một số lĩnh vực kinh doanh công nghệ tiềm năng mà bạn có thể đầu tư vào:

- Big Data: ứng dụng nhiều trong y tế, giáo dục, thương mại điện tử, ngân hàng, bán lẻ, truyền thông, giải trí, dịch vụ khách hàng, marketing kỹ thuật số,....

- Trí tuệ nhân tạo (AI): được áp dụng rộng rãi trong ngành truyền thông, y tế, vận tải, sản xuất, dịch vụ,....

- Blockchain: sử dụng trong thương mại điện tử, bất động sản, viễn thông, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, bán lẻ, truyền thông, dịch vụ,....
 

Lĩnh vực kihnh doanh là gì
 

Một số hình thức kinh doanh ở Việt Nam theo quy định pháp luật

Bên cạnh việc xác định lĩnh vực kinh doanh thì lựa chọn hình thức hoạt động cho doanh nghiệp của bạn cũng là một vấn đề quan trọng. Các hình thức kinh doanh hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Vì lẽ đó, để lựa chọn được một loại hình công ty phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển của cá nhân, bạn cần hiểu rõ về tính chất cũng như ưu và nhược điểm của từng loại tổ chức. Dưới đây là một số hình thức kinh doanh hợp pháp phổ biến tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

- Doanh nghiệp nhà nước: Đúng như tên gọi thì đây là một tổ chức kinh tế được thành lập, điều phối và quản lý bởi nhà nước. Trong đó, phương hướng phát triển lâu dài là thực hiện các hoạt động sản xuất, mua bán hoặc công ích để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đã giao phó. Điều đáng chủ ý là các tổ chức này sẽ được tài trợ vốn 100% từ Nhà nước.

- Doanh nghiệp liên doanh: Đây là một loại hình công ty tại Việt Nam, được thành lập bởi hai hoặc nhiều bên hợp tác với nhau thông qua hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ nước ta và một chính phủ nước ngoài. Mục tiêu của hình thức này là tiến hành hoạt động trao đổi, mua bán trong các lĩnh vực phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, hình thức này sẽ được tổ chức dưới dạng một Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về các khoản nợ phải trả bằng tài sản mà các bên góp vào.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Loại hình này đặc trưng bởi vì toàn bộ vốn đầu tư đều đến từ nước ngoài, do một cá nhân quốc tịch nước ngoài bỏ vốn ra để thành lập. Về bản chất, đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn, có trách nhiệm đối với các khoản nợ phát sinh phải trả từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của tổ chức. 

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV): Đây là một hình thức đặc biệt của công ty TNHH. Theo quy định tại pháp luật, doanh nghiệp này do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu đảm nhận tất cả trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đóng góp khi thành lập. 

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Loại hình này phải có ít nhất 2 thành viên và không được vượt quá 50 người. Mỗi người trong tổ chức phải chịu trách nhiệm riêng lẻ đối với các khoản nợ và có các nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài sản khác của doanh nghiệp nhưng giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ cam kết đóng góp vào công ty.

- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa. Các cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Họ chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào. Trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần và các cổ đông sẽ được chia tỉ lệ dựa trên số vốn đã đóng góp.
 

Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay
 

- Công ty hợp danh: Tổ chức này có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng đồng sở hữu và không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. Trong loại hình này, mỗi thành viên phải có uy tín nghề nghiệp và trình độ chuyên môn. Họ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Tổ chức cũng có thể có thành viên góp vốn, khác với thành viên hợp danh, những người góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty.

- Doanh nghiệp tư nhân: Đây là một loại hình công ty được thành lập và sở hữu bởi một cá nhân thông qua việc đầu tư vốn, phải chịu trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu của tổ chức giữ toàn quyền quyết định và điều hành hoạt động sản xuất, đồng thời phải chịu trách nhiệm đầy đủ vô hạn về các hoạt động của tổ chức (bao gồm cả tài sản cá nhân). Điều này tạo cơ hội cho mỗi cá nhân thành lập công ty riêng của mình, tuy nhiên, mỗi người chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.

- Hợp tác xã: Đây là loại hình tổ chức kinh doanh tập thể do các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân có mong muốn góp vốn xây dựng và đóng góp sức lực để thành lập. Tổ chức được hình thành dựa trên lợi ích và nhu cầu chung. Mọi người tự nguyện phát triển hợp tác xã nhằm tận dụng sức mạnh của tập thể, bảo vệ quyền lợi của từng thành viên, tăng cường hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

- Hộ kinh doanh: Là một dạng tổ chức được thực hiện bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ. Đây là một hình thức quy mô nhỏ, thường được thực hiện trong phạm vi gia đình và có số lao động dưới 10 người. Trong hình thức này, người chủ đăng ký phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ. Đây là một tổ chức linh hoạt và phổ biến, đặc biệt phù hợp cho những người muốn khởi nghiệp và tự quản lý doanh nghiệp của mình.
 

Các ngành nghề kinh doanh
 

Như vậy thông qua những chia sẻ trên của Phương Nam 24h về khái niệm lĩnh vực kinh doanh là gì cũng như tổng hợp các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng và phổ biến hiện nay. Hi vọng với những nội dung mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chọn lựa được ngành nghề phù hợp và có những ý tưởng độc đáo để xây dựng và phát triển sự nghiệp của riêng bạn. Tuy nhiên, bất kể bạn đang chuẩn bị kinh doanh sản phẩm nào, việc không ngừng tìm hiểu, nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất để đạt được sự thành công.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.