Cách làm nước ép trái cây cho bé

Hiện nay, nhiều bậc làm cha mẹ vẫn thường cho bé sử dụng nước ép trái cây bởi những công dụng và lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. Tuy nhiên, cơ thể bé vốn chưa hoàn thiện và do đó sẽ cần phải rất cẩn thận trong việc sử dụng các loại thực phẩm lạ. Chính vì thế, các vị phụ huynh sẽ cần biết cách làm nước ép trái cây cho bé để vừa mang lại những lợi ích tuyệt vời, vừa đảm bảo được sự ổn định về sức khỏe.
 

Cách làm nước ép trái cây cho bé
 

Cách làm các loại nước ép trái cây cho bé

1. Nước ép cà rốt

Để làm được một ly nước ép cà rốt ngon lành và tốt cho sức khỏe của bé, đầu tiên các bạn sẽ cần cắt nhỏ cà rốt rồi cho vào máy ép. Sau đó lọc phần xác rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 : 10 (1 nước ép với 10 nước). Sau khi chế biến xong nên cho bé sử dụng ngay.
 

Làm nước ép trái cây cho bé
 

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể cho thêm nước ép táo hoặc nước ép củ dền theo tỷ lệ 1 nước ép táo (hoặc nước ép củ dền), 2 nước ép cà rốt để được hỗn hợp thơm ngon và bắt mắt hơn.

2. Nước ép nho

Để tiến hành làm nước ép nho, các bạn có thể cho một ít nho vào máy rồi ép thành nước. Pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 : 10 là có thể cho bé sử dụng ngay. Lưu ý: không nên cho đường vào hỗn hợp bởi nho vốn đã có chứa khá nhiều đường.
 

Làm nước ép trái cây cho trẻ
 

3. Nước ép dưa hấu

Để làm nước ép dưa hấu, bạn hãy cho 1/2 chén dưa hấu đã cắt nhỏ vào máy rồi ép thành nước. Lọc bỏ bã rồi cho bé sử dụng. Lưu ý chỉ nên cho bé sử dụng một lượng nhỏ bởi món nước ép này cũng chứa khá nhiều đường.
 

Cách làm nước ép trái cây cho trẻ
 

4. Các loại nước ép khác

Để chế biến các món nước ép khác, bạn cũng có thể tiến hành theo phương pháp tương tự như nước ép cà rốt. Lưu ý khi sử dụng cho các bé còn ít tuổi, nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 : 10 rồi mới cho bé uống và cũng chỉ sử dụng từng chút một. Không nên cho bé dùng nước ép quá nhiều có thể gây biếng ăn, tiêu chảy, nôn ói,....

Những lưu ý khi làm nước ép trái cây cho trẻ:

- Luôn chọn mua các loại rau, củ, quả tươi mới khi chế biến nước ép cho trẻ. Tránh mua các loại rau, củ, quả đông lạnh.

- Rửa trái cây thật sạch hoặc lột vỏ trước khi chế biến. Các loại nước ép trái cây không nên xử lý nhiệt và do đó cần phải cẩn thận khi chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nên kết hợp các loại rau củ quả lại với nhau để tăng thêm hiệu quả và hàm lượng chất dinh dưỡng.

- Nếu định cho bé thử loại rau, củ, quả mới, hãy cho bé thử một ít trước để kiểm tra tình trạng dị ứng.

- Không nên thêm đường, mật ong hay các loại gia vị tạo ngọt nào khác bởi trong đa số các loại nước ép trái cây đều đã có sẵn đường và hệ tiêu hóa của bé cũng chưa đủ khả năng đối mặt với việc tiêu thụ quá nhiều đường cùng một lúc.

- Sau khi chế biến xong nên cho bé sử dụng ngay.

- Nên cho bé sử dụng nước ép trái cây ở điều kiện phòng và không nên ướp lạnh.

- Nếu bạn không thể tự tay làm thì có thể liên hệ với các cửa hàng nước ép trái cây nguyên chất uy tín để mua được các sản phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin về cách làm nước ép trái cây cho trẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức để từ đó chế biến thêm một món thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu của mình sử dụng, giúp bé phát triển và hoàn thiện cơ thể một cách đầy đủ, nhanh chóng.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.