Digital business là gì? Các loại hình kinh doanh số hiện nay

Làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ đã và đang khẳng định sức ảnh hưởng của mình trong thời đại 4.0 khi mà các tổ chức, doanh nghiệp đều chủ trương ứng dụng công nghệ vào quá trình tái cơ cấu, thay đổi bộ máy hoạt động cũng như tạo nên sức bật to lớn trên thị trường. Đây được xem như một bước chuyển đổi mạnh mẽ, không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mà là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy kinh doanh số hay digital business là gì? Đâu là mô hình kinh doanh số phổ biến nhất hiện nay? Để có cái nhìn tổng quan hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về digital business trong thời đại công nghệ 4.0 nhé!
 

Digital business là gì? Các loại hình kinh doanh số hiện nay
 

Digital business là gì?

Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Theo đó, xu hướng mua sắm trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hình thức digital business để tận dụng cơ hội phát triển và nắm giữ lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vậy digital business là gì?

Digital business hay kinh doanh số là một mô hình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào quy trình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Nói một cách đơn giản, đây là việc sử dụng các công nghệ số trong mọi khía cạnh hoạt động của tổ chức từ việc phát triển ý tưởng, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm đến chiến lược tiếp thị, quảng bá và bán hàng.

Sự khác biệt giữa kinh doanh số và kinh doanh điện tử

Kinh doanh số (digital business) và kinh doanh điện tử (electronic business) đều ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên về bản chất thì hai khái niệm này lại khác nhau hoàn toàn:

 

Tiêu chí

Kinh doanh số (digital business)

Kinh doanh điện tử (electronic business) 

Phạm vi hoạt động

Gồm lĩnh vực công nghệ và cả các lĩnh vực sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Bao gồm các lĩnh vực sử dụng mô hình bán hàng trực tuyến.

Hình thức thanh toán

Cho phép thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, chuyển khoản, ví điện tử,.…

Ưu tiên áp dụng hình thức thanh toán online như chuyển khoản qua ngân hàng, ví điện tử,.…

Khách hàng

Tiếp thị và bán hàng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cả offline lẫn online.

Tập trung vào nhóm khách hàng hoạt động trực tuyến.

Chi phí

Có thể tốn kém nhiều chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng hay các chiến lược tiếp thị trực tuyến.

Tiết kiệm phần lớn chi phí vì hình thức online không cần phải thuê mặt bằng hay nhân viên bán hàng.


Nhìn chung, electronic business chủ yếu tập trung vào việc quản lý các giao dịch điện tử và những khía cạnh của một công ty online. Trong khi đó thì digital business lại có phạm vi rộng lớn hơn khi ứng dụng công nghệ số để chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, mở ra cơ hội tiềm năng trong quản lý, sản xuất và tiếp thị.
 

Digital business là gì?
 

Những lợi ích digital business mang lại cho doanh nghiệp

Qua khái niệm kinh doanh số là gì, có thể thấy rằng, digital business đã đem lại nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ con người tối ưu hóa hiệu suất làm việc cũng như bắt kịp xu thế của thời đại 4.0. Và dưới đây là những lợi ích thiết thực mà digital business mang lại cho doanh nghiệp:

1. Cải thiện năng suất

Một trong những lợi ích quan trọng mà digital business đã mang lại cho doanh nghiệp phải kể đến là khả năng cải thiện năng suất nhờ vào các quy trình tự động hóa. Ứng dụng điển hình là công việc lắp ráp ô tô, hầu như mọi hoạt động đều được thực hiện bởi các robot mà không đòi hỏi sự tham gia của con người. Chưa kể, quá trình này không chỉ diễn ra nhanh chóng mà còn ít gặp sai sót hơn so với phương pháp thủ công trước kia.

2. Tối ưu chi phí vận hành

Dễ nhận thấy rằng, việc thực hiện các quy trình thủ công truyền thống thường mất nhiều thời gian và chậm trễ hơn so với các kỹ thuật tự động. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần một khoản ngân sách không nhỏ để duy trì một lực lượng lao động lớn và liên tục. Ngoài ra, khi các quy trình được thực hiện bằng cách thủ công, tỷ lệ lỗi cũng thường cao hơn. Do đó, triển khai kinh doanh số chính là một giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

3. Đảm bảo chất lượng đầu ra cao và nhất quán

Một lợi ích khác của ngành kinh doanh số là khả năng đảm bảo sự nhất quán trong tất cả các hoạt động, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đầu ra với chất lượng cao và đúng chuẩn. Nhờ vào quy trình tự động và sự tích hợp chặt chẽ của công nghệ số, doanh nghiệp có thể duy trì một tiêu chuẩn ổn định và nhất quán để tạo ra những trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng. 

4. Gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng

Với mô hình hoạt động truyền thống, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bởi họ thường bị bó buộc xung quanh khu vực đặt cửa hàng của mình. Trái lại, các công ty kinh doanh số có thể tận dụng mạng lưới Internet để tạo liên kết với người dùng trên diện rộng, thậm chí là phạm vi toàn cầu. Việc tiếp cận đến lượng lớn đối tượng giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ khách hàng trung thành, đồng thời dễ dàng xác định đối tượng mục tiêu mới cho sản phẩm / dịch vụ của mình.

Thêm vào đó, digital business có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cũng như những kênh kỹ thuật số khác để tương tác và đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng. 

5. Dễ dàng mở rộng quy mô

Trong mô hình digital business, các doanh nghiệp không cần phải đầu tư chi phí vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới hay tuyển dụng thêm nhân viên khi muốn mở rộng và phát triển quy mô hoạt động. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các kênh kỹ thuật số để gia tăng phạm vi tiếp cận và tương tác với một lượng lớn khách hàng.
 

Digital business
 

Các thành phần cơ bản của ngành kinh doanh số

Để xây dựng ngành kinh doanh số phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, chúng ta không thể không xem xét những thành phần cơ bản sau đây:

- Big data: là kho tàng dữ liệu khổng lồ và vô cùng phức tạp, đến mức các phần mềm xử lý truyền thống sẽ không thể thu thập cũng như xử lý trong khoảng thời gian ngắn. Với digital business, big data chính là một nguồn tài nguyên quan trọng và có thể được sử dụng để tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Tiếp thị kỹ thuật số: bằng cách sử dụng kỹ thuật tiếp thị số (digital marketing), doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và duy trì sự quan tâm từ phía khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thông qua việc xây dựng mối quan hệ và tạo giá trị, bạn cũng có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

- Kỹ thuật số: là quá trình tích hợp công nghệ số vào trong thiết kế, phát triển và nâng cấp sản phẩm/dịch vụ. Đây là nền tảng tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời được ví như “xương sống” của ngành kinh doanh số.

- Internet Of Things (IoT): đây là quá trình kết nối các thiết bị vật lý trên khắp thế giới với Internet, mở ra khả năng thu thập, trao đổi, và chia sẻ dữ liệu. Cũng vì vậy mà IoT đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh doanh số, có khả năng thay đổi cách mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động của mình.

- Trí tuệ nhân tạo (AI): được ứng dụng để tự động hóa mọi hoạt động và cải thiện quá trình ra quyết định, đồng thời cũng là một yếu tố then chốt trong các hoạt động kinh doanh số, giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm và dịch vụ mới, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hiệu quả.

Liệu digital business có phải xu hướng tất yếu của tương lai?

Digital business được cho là xu hướng tất yếu cho mọi doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số và cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Với sự bùng nổ của Internet và hình thức mua sắm online ngày càng được ưa chuộng thì việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang kinh doanh số không chỉ đem lại nhiều lợi ích đáng kể mà còn làm thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng biến linh hoạt trước những thay đổi của thị trường và đặt khách hàng ở vị trí trung tâm. Đồng thời, họ có thể khám phá các phân khúc mới, nhanh chóng mở rộng tệp đối tượng tiềm năng và tạo nguồn doanh thu đa dạng cho tổ chức.

Hãy nhớ rằng kinh doanh số không chỉ đơn giản là phát triển về công nghệ mà còn mang đến sự chuyển đổi tư duy, con người và văn hóa của công ty. Vậy nên bạn cũng cần chú trọng vào việc xây dựng văn hóa đổi mới và không ngừng cải tiến liên tục để hoàn thiện mô hình kinh doanh. Hơn nữa, nhà quản lý cần trao quyền cho nhân viên sử dụng công nghệ số để làm việc hiệu quả và gia tăng năng suất.

Tuy nhiên, không nên quên rằng kinh doanh số vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều tổ chức, công ty. Vậy nên bạn cần xem xét cụ thể về chiến lược, cấu trúc, quy trình và văn hóa của mình. Sau đó, đầu tư vào kỹ năng và công nghệ số để phản ánh đúng với yêu cầu. Nếu thực hiện điều này một cách thành công, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường và vượt trội hơn so với các đối thủ.
 

Kinh doanh số là gì?
 

Một số phương pháp tiếp cận của digital business hiệu quả 

Kể từ khi Internet trở nên phổ biến, công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi toàn bộ cấu trúc và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. Sự chuyển biến này đã gây ra những thay đổi sâu sắc về cách doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hàng ngày. Điển hình là từ năm 2018 trở đi, hơn 75% CEO của các công ty quốc tế đã nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi số ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược kinh doanh với các phương pháp tiếp cận hiệu quả như sau:

- Khách hàng ở trung tâm: Việc đặt khách hàng vào vị trí trung tâm là chìa khóa cho mọi hoạt động, chiến lược và quy trình. Để tạo ra giá trị và đảm bảo sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đáp ứng mọi nhu cầu, kỳ vọng cũng như mong muốn của đối tượng tiềm năng.

- Dựa trên thông tin thu thập: Mọi quyết định quan trọng cần phải dựa trên thông tin thu thập được và những phân tích thực tế. Điều này giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác so với xu hướng, nhu cầu và kỳ vọng mua sắm của khách hàng.

- Phản ứng nhanh chóng: Khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với các biến động trong nhu cầu thị trường và mong muốn của khách hàng là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Theo đó, việc bắt kịp kịp thời các xu hướng cùng thị hiếu người dùng cũng cho phép doanh nghiệp thử nghiệm, cải tiến và đổi mới sản phẩm, dịch vụ.

- Tích hợp đa kênh: Tập trung tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên mọi kênh tiếp thị và bán hàng (omnichannel), điều này đòi hỏi sự đồng nhất thông tin và dữ liệu trên tất cả các nền tảng để đảm bảo mang lại cho người dùng những trải nghiệm tối ưu nhất.

- Tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch điều chỉnh chiến lược và quy trình làm việc một cách linh hoạt, bao gồm cả cải tiến sản phẩm / dịch vụ nhằm phản ứng nhanh chóng với những thay đổi không ngừng của thị trường.

7 mô hình kinh doanh số phổ biến hiện nay

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về digital business là gì, hãy cùng chúng tôi điểm qua 7 mô hình kinh doanh phổ biến sử dụng công nghệ số dưới đây nhé.

1. Experience model

Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc tạo ra một trải nghiệm độc đáo cho khách hàng nhằm khuyến khích họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

Một ví dụ điển hình áp dụng thành công hình thức kinh doanh này là Sephora - thương hiệu đã tận dụng nhiều tùy chọn công nghệ để tạo ra một cách tiếp cận cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng. Bằng cách sử dụng trợ lý nghệ thuật ảo (virtual artist) nhờ vào công nghệ thực tế ảo (AR), khách hàng có thể thử trang điểm và kết hợp màu da của họ với phấn nền, từ đó dễ dàng hơn trong việc chọn lựa cho mình một sản phẩm phù hợp ngay tại nhà mà không cần phải đến cửa hàng. 
 

Doanh nghiệp số là gì?
 

2. Subscription model

Kể từ khi mạng internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì subscription model mới được nhiều người khai phá và áp dụng. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp quyền truy cập cho khách hàng vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể dựa trên việc thanh toán hàng tháng. Ví dụ, Netflix có hơn 100 triệu người dùng đăng ký dịch vụ trả phí hàng tháng để duy trì việc truy cập vào hàng nghìn bộ phim và chương trình truyền hình có trên nền tảng.

3. “Free” model

“Free” model là một hình thức kinh doanh được nhiều công ty áp dụng mà ít ai nhận ra, điển hình là Facebook, TikTok, Instagram, Google, Twitter,.... Có thể bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết sản phẩm được bán trong mô hình này chính là bạn và những người đang sử dụng các nền tảng free chứ không phải một hàng hoá nào khác. Theo đó, dữ liệu cá nhân của bạn sẽ trở thành tài sản có giá trị nhất đối với doanh nghiệp và họ sẽ sử dụng chúng cho mục đích quảng cáo.

4. Access – over – ownership model

Access – over – ownership model xuất phát từ triết lý chia sẻ - một tư duy của người Viking, nghĩa là bạn trả tiền để sử dụng sản phẩm / dịch vụ nhưng đó không phải là tài sản riêng của bạn và bạn chỉ được cấp quyền truy cập. Đây là một trong những mô hình kinh doanh độc đáo vì nó mang lại cho người dùng trải nghiệm giống như việc mua sắm nhưng không có quyền sở hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng mô hình này có thể kể đến là Zipcar (cho thuê xe) và AirBnB (cho thuê phòng).

5. Ecosystem model

Ecosystem model trở nên độc đáo hơn bao giờ hết nhờ vào sự ưa chuộng của người dùng đối với Google và Apple. Mô hình kinh doanh này đạt được sự thành công thông qua việc bán những sản phẩm/dịch vụ tương hỗ với nhau. Tức là nếu người tiêu dùng thực hiện nhiều giao dịch, giá trị của sản phẩm sẽ tăng theo tỷ lệ với số lượng sản phẩm mà họ sở hữu. Ví dụ tiêu biểu là Apple, khi người mua một chiếc điện thoại của họ, họ thường có xu hướng mua thêm tai nghe, ốp lưng, sạc, kính cường lực và nhiều sản phẩm tương thích khác.

6. On – demand model

On – demand model là một mô hình kinh doanh theo yêu cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Mô hình này hoạt động dưới hình thức khách hàng sẽ trả tiền cho dịch vụ mà họ không có thời gian hoặc khả năng tự thực hiện. Thay vào đó, những người có nhiều thời gian rảnh và cần kiếm thêm thu nhập sẽ giúp đỡ bạn làm chúng. Uber và Lyft là những ví dụ điển hình về việc triển khai thành công mô hình này.

7. Freemium model

Freemium model là một trong những hình thức kinh doanh online được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp cho khách hàng một phiên bản cơ bản (miễn phí) của sản phẩm/dịch vụ hoặc một phiên bản dùng thử. Sau thời gian trải nghiệm, nếu thấy hài lòng thì họ có thể nâng cấp lên phiên bản trả phí của sản phẩm/dịch vụ đó. Ví dụ, LinkedIn đã triển khai mô hình này một cách hiệu quả cho phiên bản nâng cấp của mình cùng với Dropbox, Hootsuite và nhiều công ty khác.
 

Ngành kinh doanh số
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn về khái niệm digital business là gì cũng như lợi ích và các mô hình kinh doanh số phổ biến ngày nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ doanh nghiệp số là gì và tại sao nó đang trở thành xu hướng quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại. Có thể thấy, đối diện với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, việc áp dụng các mô hình digital business là chìa khóa để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số Net Promoter Score (NPS) là thước đo chính xác nhất về mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp phân tích 6 yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động kinh doanh và tạo cái nhìn tổng quan về thị trường.
Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Để giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành, doanh nghiệp cần hiểu về customer centric và áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường không chỉ là một công cụ mà còn là chiếc la bàn chỉ đường cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.