Top 18 trang web bán hàng online tốt nhất hiện nay

Với sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt sau đại dịch Covid - 19, thị trường Việt Nam đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng kể mà nổi bật là xu hướng kinh doanh trực tuyến. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều trang web hay sàn giao dịch thương mại điện tử với quy mô lớn, giúp mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù kinh doanh trực tuyến mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì lẽ đó mà bạn cần phải thiết lập một chiến lược cụ thể cũng như sáng suốt hơn trong việc lựa chọn sàn giao dịch chất lượng để tránh rơi vào tình trạng không mong muốn. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những trang web bán hàng online tốt nhất tại Việt Nam mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua.
 

Top 18 trang web bán hàng online tốt nhất hiện nay
 

Tầm quan trọng của các trang web bán hàng online

Hình thức bán hàng trực tuyến đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh sau khi đại dịch bùng nổ và thực hiện giãn cách xã hội. Mọi người đã nhanh chóng nhận thức rằng mua sắm qua mạng tại nhà là một cách hiệu quả để tránh tập trung đông người và đối phó với nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Những trang web bán hàng online đã trở thành môi trường tương tác giữa người mua và người bán, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trực tuyến. Người mua có thể dễ dàng truy cập website của nhà bán lẻ để tìm hiểu thông tin, sau đó chọn sản phẩm mình muốn mua, đưa vào giỏ hàng, tiến hành thanh toán trực tuyến hoặc bằng phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) để tận hưởng sự tiện lợi khi có thể nhận gói hàng tại cửa nhà mình.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các trang web bán hàng online đang chiếm giữ vai trò ngày càng quan trọng. Mô hình này đang dần thay thế cho các cửa hàng truyền thống và nhân viên tiếp thị trực tiếp nhờ vào tính tiện lợi, tốc độ cùng với khả năng tiếp cận không giới hạn về thời gian và địa điểm. Thông qua website, việc mua sắm trở nên dễ dàng và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào và ở nơi đâu chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản. Hơn nữa, với sự thịnh hành của các sàn thương mại điện tử uy tín, ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này để tận dụng cơ hội phát triển cũng như xây dựng thương hiệu bền vững.
 

Web bán hàng online
 

Tổng hợp top 11 trang web bán hàng online tốt nhất tại Việt Nam

Với sự phát triển lớn mạnh của thương mại điện tử thì thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Dễ dàng nhận thấy nhất là có rất nhiều trang bán hàng online xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng và đồng thời tạo ra hàng nghìn cơ hội kinh doanh trực tuyến để khởi nghiệp làm giàu cho mọi đối tượng cả trong lẫn ngoài nước.

1. Shopee

Trong số các trang web bán hàng online uy tín thì chắc chắn không thể không nhắc đến Shopee - một nền tảng đang được hầu hết mọi người yêu thích hiện nay. Shopee cũng chính là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù mới ra mắt vào năm 2016, Shopee đã đóng góp tích cực cho thị trường mua sắm online tại nước ta. Tại nền tảng, bạn có thể tìm thấy đa dạng các loại mặt hàng từ sản phẩm sức khỏe & làm đẹp, nội thất, đồ gia dụng, thiết bị điện tử cho đến thực phẩm,.... 

Shopee đóng vai trò quan trọng như một kênh bán hàng trung gian, kết nối giữa người mua với người bán, làm cho các giao dịch thương mại trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Khi bạn kinh doanh trên Shopee, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nổi bật như:

- Hỗ trợ tạo gian hàng miễn phí.

- Rõ ràng và minh bạch về chính sách hỗ trợ cho người mua lẫn người bán.

- Đa dạng các chương trình tiếp cận khách hàng.

- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến đổi, trả hàng hóa.

- Cung cấp tính năng chat với người bán, livestream bán hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, Shopee cũng tồn tại một số nhược điểm, dễ dàng nhận thấy là chi phí giao hàng có phần cao hơn so với một số sàn thương mại điện tử khác. Tuy vậy, với các mã giảm giá vận chuyển thì Shopee rất có tiềm năng trong việc củng cố vị thế của mình và nắm giữ lòng tin của nhiều người dùng hơn nữa trong tương lai.

2. Lazada

Nếu nhắc đến Shopee thì không thể bỏ qua Lazada - một trong những trang web bán hàng online hàng đầu tại Việt Nam, thu hút một lượng truy cập đáng kể, đặc biệt vào các dịp flash sale hàng tháng hoặc trong các ngày lễ và Tết. Được sở hữu bởi tập đoàn Alibaba, sàn thương mại điện tử này cung cấp một loạt các ngành hàng từ điện thoại di động, máy tính bảng, nội thất, thời trang, phụ kiện, sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi, đồ thể thao,....

Lazada hiện có đến 327 thương hiệu và hơn 6.500 nhà bán hàng khác nhau, phục vụ cho hơn 6 triệu tài khoản mua hàng. Đặc biệt, trang web thu hút hơn 1,1 triệu lượt truy cập mỗi ngày và theo ước tính thì cứ mỗi 2 giây có một đơn hàng được đặt trên Lazada. Hơn nữa, trong các chiến dịch khuyến mãi, lượng truy cập vào trang web này tăng cao, thậm chí gấp 2,5 lần so với thường ngày.

Tương tự như Shopee, Lazada hấp dẫn nhiều người dùng nhờ vào nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:

- Khả năng mở gian hàng hoàn toàn miễn phí.

- Chỉ phát sinh chi phí khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của Lazada.

- Tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn cho chủ gian hàng.

Tuy nhiên, việc kinh doanh trên Lazada vẫn đi kèm với một số hạn chế, chẳng hạn như:

- Chủ gian hàng phải chịu các chi phí liên quan đến việc lấy hàng và giao hàng.

- Cơ chế thanh toán vốn cũng có thể tốn nhiều thời gian và được thực hiện theo kiểu "giam" vốn, làm cho quá trình nhận tiền cho cá nhân, doanh nghiệp trên Lazada trở nên phức tạp.

 

Trang web bán hàng
 

3. Tiki

Trong khi Shopee và Lazada là các trang web thương mại điện tử thuộc quyền sở hữu của tập đoàn nước ngoài thì ở Việt Nam, chúng ta cũng tự hào về Tiki - một nền tảng đang làm mưa làm gió trong cộng đồng người tiêu dùng. Tiki ban đầu chỉ là một trang web chuyên bán sách trực tuyến nhưng theo thời gian, nền tảng này đã mở rộng ngành hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng cũng như bắt kịp xu hướng.

Tại Tiki, bạn có thể mua sắm mọi sản phẩm tương tự như các trang thương mại điện tử khác. Sản phẩm trên Tiki được đánh giá cao về chất lượng và đáng tin cậy. Nền tảng này thiết kế thân thiện với người dùng và cung cấp giao diện dễ sử dụng cho cả website và ứng dụng di động.

Kinh doanh trên Tiki cũng khá thuận tiện vì sàn thương mại điện tử này không quá nghiêm ngặt trong việc kiểm tra nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Giá cả cũng rất cạnh tranh, có nhiều ưu đãi như mã giảm giá và giao hàng miễn phí. Điều đáng chú ý nhất là chính sách "giao hàng trong vòng 2 giờ" của Tiki đã được rất nhiều người dùng yêu thích vì sự nhanh chóng và tiện lợi.

Tuy nhiên, dù được được đánh giá là một website mua sắm trực tuyến hàng đầu nhưng Tiki vẫn cần khắc phục một số nhược điểm, chẳng hạn:

- Danh mục sản phẩm của họ vẫn chưa phong phú đủ.

- Vấn đề hàng tồn kho quá lớn.

- Thời gian xử lý đơn hàng và chỉnh sửa thông tin sản phẩm vẫn còn chậm.

4. Sendo

Sendo thường được biết đến với cái tên Sen Đỏ, tương tự như Tiki thì đây cũng là một web thương mại điện tử của Việt Nam. Sendo áp dụng một mô hình giao dịch trực tuyến đa dạng, kết hợp cả B2C (Business - To - Consumer) và C2C (Consumer - To - Consumer), giúp chủ cửa hàng có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn thông qua gian hàng cá nhân.

Chỉ sau hơn 3 năm hoạt động, Sendo đã trở thành nơi giao dịch cho hơn 80.000 cửa hàng và tổng cộng có 5 triệu sản phẩm từ 21 lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc, khi mang đến nhiều lợi ích cho người bán:

- Vì là một phần của tập đoàn FPT, cam kết về việc đầu tư nghiêm túc và bền vững nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi mở gian hàng trên nền tảng này. 

- Trang web được thiết kế với giao diện linh hoạt, tương thích trên nhiều loại màn hình, giúp người dùng thực hiện giao dịch và thanh toán một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. 

- Dịch vụ vận chuyển của Sendo được thực hiện trực tiếp thông qua Sengo và hình thức thanh toán Senpay giúp đảm bảo tính an toàn cũng như bảo mật cho các giao dịch.

- Đặc biệt, Sendo.vn còn hỗ trợ các dịch vụ quảng cáo, chụp ảnh sản phẩm và thiết kế banner, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất bán hàng trên sàn thương mại điện tử này.

Tuy nhiên, kinh doanh trên Sendo cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm:

- Hệ thống thường xuất hiện lỗi trong các sự kiện khuyến mãi lớn.

- Sự phụ thuộc vào hệ thống vận chuyển Sengo.

- Tồn tại đơn hàng ảo nhiều hơn so với các trang thương mại điện tử khác.
 

Web bán hàng
 

5. Chợ tốt

Chotot.com đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2011 và ngày nay đã trở thành một tên tuổi quen thuộc đối với nhiều người dùng. Trong khi các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki và Shopee tập trung vào mô hình B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) thì chotot.com lại chọn lựa chiến lược C2C (khách hàng đến khách hàng). Điều này có nghĩa là nền tảng này tập trung vào các cá nhân, hộ gia đình, công ty nhỏ và vừa thay vì các doanh nghiệp lớn.

Các sản phẩm chủ yếu trên chotot.com là các mặt hàng cũ, rao vặt hoặc các giao dịch đơn lẻ. Một điều quan trọng góp phần làm cho Chợ Tốt phổ biến là sự hậu thuẫn từ tập đoàn kinh doanh trực tuyến quốc tế - 710 Search. Với sự kinh nghiệm và tài chính vững mạnh, chotot.com không khó để vươn lên và nằm trong top các trang web kinh doanh trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, ứng dụng Chợ Tốt đã thu hút hơn 5.000.000 lượt cài đặt và nhận được hơn 90.000 đánh giá trên cửa hàng ứng dụng. Điều đáng chú ý là tỷ lệ xếp hạng của ứng dụng này đã đạt mức 4,5/5 với nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

- Giao diện thiết kế hiện đại, thông tin được hiển thị một cách trực quan.

- Phân khúc sản phẩm rao vặt đa dạng, gần như bạn có thể tìm thấy mọi thứ.

- Bộ lọc linh hoạt cho phép người dùng dễ dàng sắp xếp sản phẩm theo giá, loại hàng, ngày đăng, mức độ phổ biến và vị trí đặt hàng.

- Thông tin chi tiết về sản phẩm được hiển thị một cách rõ ràng và minh bạch, bao gồm tên người bán, địa chỉ, thời gian đăng tin và giá tiền. Hơn nữa, hình ảnh thực tế của sản phẩm và mô tả ngắn gọn được cung cấp đầy đủ, giúp người mua nhanh chóng đánh giá tính thực tế của sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì với Chợ Tốt cũng có nhiều hạn chế, chẳng hạn một số mặt hàng có giá trị cao như ô tô, bất động sản nhà đất sẽ không còn phù hợp với thuật ngữ "rao vặt". Điều này hoàn toàn đi ngược với tên rao vặt miễn phí Chợ Tốt. Vậy nên tương lai, sẽ có nhiều thách thức lớn đặt ra đối với ứng dụng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng sự tin tưởng tuyệt đối từ phía người dùng. Ngoài ra, quá trình duyệt tin còn chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến lừa đảo, hàng giả, hàng nhái dễ tràn lan.

6. Thegioididong.com

Thương hiệu này thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG), nổi tiếng với lĩnh vực điện thoại di động, thiết bị điện tử tiêu dùng và công nghệ số tại Việt Nam. Website luôn đặt người tiêu dùng lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh thông minh của mình và phương châm bán hàng từ "tâm." Điều này thể hiện qua sự tiếp đón chu đáo tại các cửa hàng, từ việc hỗ trợ gửi xe đến trải nghiệm mua sắm.

Nếu bạn truy cập website của Thế Giới Di Động, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi sự thuận tiện trong việc tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm thông qua bố cục danh mục tối ưu. Trang web cũng thường xuyên cập nhật các chương trình khuyến mãi lớn cùng chính sách giao hàng nhanh chóng.

Thegioididong.com là một trong những trang web bán hàng trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm mua các sản phẩm có giá trị lớn online tại nhà. Thống kê cho thấy, mỗi tháng có hơn 300.000 chiếc điện thoại và hơn 10.000 laptop được tiêu thụ thông qua trang web này. Số lượng đơn hàng trực tuyến trên trang web cũng dao động từ 5.000 đến 6.000 đơn hàng mỗi tháng.

Tuy nhiên, nếu thanh toán theo phương thức trả góp thì thủ tục giấy tờ pháp lý trở nên phức tạp với nhiều yêu cầu, bao gồm sổ hộ khẩu, bằng lái xe bản gốc, bảng lương, hóa đơn điện nước,.... Hơn nữa, trang web hiện không cung cấp hình thức giao tiếp tự động với trợ lý ảo hoặc khả năng tự động nhận thư hoặc trò chuyện tự động với nhân viên hỗ trợ, điều này cũng gây khó khăn với trải nghiệm người dùng.
 

Website bán hàng online
 

7. FPTshop.com.vn

FPT là một tập đoàn công nghệ với hai sản phẩm đáng chú ý là Sendo và FPT Shop, đã góp mặt trong danh sách top 10 trang web thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam. Từ khi ra mắt cho đến nay, FPT không ngừng phấn đấu để củng cố vị thế của mình, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trong thị trường thương mại điện tử.

Nếu bạn là một người yêu công nghệ, thì cái tên Fptshop.com.vn chắc chắn không còn xa lạ. Trang web bán hàng trực tuyến này chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ như laptop, máy tính bảng, điện thoại di động và phụ kiện điện tử. Tất cả đều là sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu uy tín trên toàn thế giới.

Mua sắm tại FPT Shop mang lại sự yên tâm, vì đây là chuỗi cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 về Hệ thống quản lý chất lượng. Hơn nữa, FPT Shop cũng nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm từ thương hiệu Apple như iPhone, iPad, MacBook và Apple Watch,... giúp đảm bảo nguồn gốc chất lượng cho khách hàng, cùng các chính sách bảo hành và đổi trả uy tín.

8. Vatgia.com

Vatgia.com là một trang web bán hàng trực tuyến do Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam quản lý, đã tạo ra một sự khác biệt so với đối thủ trong lĩnh vực này bằng cách cung cấp các công cụ để người dùng bình chọn và đánh giá chất lượng dịch vụ của người bán. Họ cũng cho phép người dùng tham gia đóng góp ý kiến và trao đổi công khai về sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện tại Vatgia đã mất đi nhiều ưu thế và không còn khả năng cạnh tranh như trước đây. Trang web thương mại điện tử này đang trải qua quá trình suy tàn trước sự gia tăng của các đối thủ trẻ và mạnh mẽ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này, bao gồm giá cả chưa được quản lý đúng cách, giao diện lạc hậu cũng như chiến lược tiếp thị không hiệu quả. Điều này đã khiến Vatgia.com không thể cạnh tranh với sức ép ngày càng tăng của thị trường thương mại điện tử hiện nay.
 

Trang bán hàng online
 

9. Nguyenkim.com

Nguyễn Kim, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử và điện lạnh, đã ra đời vào năm 1992. Ban đầu, Nguyễn Kim hoạt động như một trung tâm thương mại truyền thống nhưng để thích nghi với xu hướng mua sắm trực tuyến hiện nay, họ đã phát triển trang web Nguyenkim.com. Nền tảng này tận dụng lợi thế của mình để cung cấp các sản phẩm điện tử chất lượng và chính hãng.

Phương châm "Tất cả cho khách hàng, khách hàng cho tất cả" kết hợp với đội ngũ nhân viên tận tâm và đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao đã giúp trang web nhanh chóng thu hút lòng tin của khách hàng trên toàn quốc. Tại "cửa hàng ảo" Nguyenkim.com, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn mua các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện thoại di động, đồ gia dụng, phụ kiện, công cụ và hàng trăm thương hiệu khác nhau cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, trang web này còn thường chia sẻ những bài viết hữu ích về kinh nghiệm và mẹo vặt liên quan đến công nghệ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức giá trị.

10. Enbac.com

Enbac.com là một trang web được rất nhiều chủ cửa hàng thời trang biết đến và tận dụng. Trang web này tổng hợp một loạt các mặt hàng từ giá rẻ phù hợp với sinh viên đến các bộ trang phục sang trọng dành cho người có điều kiện. Với giao diện thân thiện và bố cục rõ ràng, Enbac.com nhận được đánh giá cao từ người mua lẫn người bán.

Trang web này cung cấp một loạt sản phẩm thời trang như quần áo, váy, đầm, trang sức, phụ kiện, mỹ phẩm,.... Điều đặc biệt ở đây là bạn có thể tìm thấy các sản phẩm mới 100%, hàng đã qua sử dụng hoặc đang được giảm giá. Điều này giúp người mua dễ dàng lựa chọn những sản phẩm ưng ý với giá cả hợp lý mà không cần mất nhiều thời gian để tìm kiếm trên các website khác.

11. Muachung.vn

Muachung.vn là một dự án của Công ty VCCorp, được ra mắt từ tháng 11/2010, phục vụ chủ yếu cho các sản phẩm về ăn uống và giải trí. Đặc biệt, nền tảng đã chiếm lĩnh đến 70% thị phần trong các ưu đãi giải trí mà họ cung cấp. Ngoài ra, trang web này còn phân phối các hàng hóa tiêu dùng phổ biến như lò sưởi, điện thoại, USB, và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 

Muachung.vn được trang bị đầy đủ các tính năng, bao gồm tìm kiếm sản phẩm, quy trình mua hàng và dịch vụ vận chuyển, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà một trang web thương mại điện tử cần có. Hơn nữa, giao diện trang web thiết kế đẹp, trẻ trung nên phù hợp với đa số khách hàng là người trẻ.
 

Trang bán hàng
 

Top 7 website bán hàng online hàng đầu thế giới

Bên cạnh các trang web bán hàng miễn phí tại Việt Nam, nhiều người Việt cũng chọn sử dụng các nền tảng thương mại điện tử quốc tế. Đặc biệt, đối với những người yêu thích các sản phẩm ngoại quốc thì việc tìm kiếm một website uy tín trên toàn cầu là điều rất quan trọng. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm một địa chỉ uy tín thì dưới đây là 7 trang web thương mại điện tử quốc tế cung cấp hàng chính hãng với giá cả hấp dẫn mà bạn có thể cân nhắc:

1. Amazon

Amazon đứng đầu danh sách các trang web thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới với hơn 244 triệu thành viên tương tác hằng ngày. Con số này là một kỷ lục đáng mơ ước đối với bất kỳ sàn thương mại điện tử nào. Khi bạn bán hàng trên Amazon, bạn có cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng yêu thích mua sắm online.

Amazon cung cấp hai tùy chọn bán hàng cho khách hàng:

- Tài khoản Cá nhân: Miễn phí nhưng bạn sẽ trả 1$ cho mỗi sản phẩm bán được. Giới hạn số lượng sản phẩm bán ra là 40 sản phẩm mỗi tháng.

- Tài khoản Chuyên nghiệp: Mất phí duy trì 40$ mỗi tháng nhưng không bị giới hạn về số lượng sản phẩm và cũng không cần trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Amazon thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên toàn cầu nhờ vị thế vững mạnh của mình trong ngành thương mại điện tử. Hơn nữa, uy tín thương hiệu cũng mang lại niềm tin cho người mua sắm. Họ có cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu mạnh mẽ hỗ trợ bán hàng và hình thức thanh toán bằng Payoneer cho phép người bán nhận thanh toán từ khách hàng toàn cầu.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, Amazon cũng tồn tại các hạn chế liên quan đến chi phí, bao gồm: 

- Cần nguồn vốn để nhập hàng và lưu trữ kho.

- Chi phí cho người bán cũng khá cao.

- Chính sách bảo hộ bản quyền của Amazon nghiêm ngặt nên nếu vô tình vi phạm, có thể dẫn đến phát sinh bồi thường và rủi ro kinh doanh.

2. Taobao

Taobao là một trong những trang web thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giới và thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Với sự phát triển không ngừng cùng hàng triệu mặt hàng đa dạng, nền tảng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hơn 80% thị trường tại Trung Quốc. Taobao hoạt động theo mô hình kinh doanh B2C và C2C, cung cấp gian hàng điện tử hoàn toàn miễn phí cho người bán.

Hiện nay, Taobao có tiềm năng kinh doanh lớn nhờ nhiều ưu điểm đáng chú ý, bao gồm số lượng người dùng và khách hàng lớn, nhiều thương hiệu uy tín, sự đa dạng trong môi trường thương mại, cung cấp nhiều tiện ích cũng như quy trình đặt hàng dễ dàng.

Tuy nhiên, Taobao cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý như:

- Trang web này hướng chủ yếu đến thị trường Trung Quốc, có hạn chế về ngôn ngữ và không hỗ trợ tiếng Anh. 

- Ý tưởng thiết kế hay bản quyền dễ bị đánh cắp hay thay thế bằng sản phẩm kém chất lượng.

- Phải đối mặt với việc cạnh tranh giá cả với các đơn vị sản xuất.
 

Trang web bán hàng online tốt nhất
 

3. Alibaba 

Trang thương mại điện tử này được thành lập vào năm 1999 bởi Jack Ma, một tỷ phú nổi tiếng của Trung Quốc. Khi đặt lên bàn cân lợi nhuận với Amazon thì Alibaba có phần “lép vế” hơn nhưng lại chiếm ưu thế về doanh số bán hàng. Từ năm 2010, Alibaba đã bắt đầu mở rộng hoạt động của mình, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu trên phạm vi toàn cầu.

Để đạt được thành công này, Alibaba đã đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách sử dụng nguồn hàng dồi dào nội địa nhờ vào quá trình sản xuất hàng loạt. Hiện nay, nền tảng này đã hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thậm chí, gần như mọi sản phẩm nội địa Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đều có sự tham gia không nhỏ của Alibaba.

Đặc biệt, Alibaba cũng chú trọng đến tính năng tìm kiếm trên Google. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa "Alibaba" trên Google, trang web của Alibaba sẽ hiển thị ngay lập tức. Hoặc nếu người dùng tìm kiếm tên sản phẩm cùng với từ khóa "Alibaba" trên Google, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị đường dẫn trực tiếp đến trang bán hàng trên Alibaba.

4. Ebay 

Được thành lập vào năm 1995 đến nay, eBay đã trở thành trang web thương mại điện tử lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Amazon. Với mục tiêu mở rộng hoạt động toàn cầu, eBay đã xây dựng trụ sở chính tại Mỹ và phát triển chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Anh, Canada,.... Mặc dù eBay không công bố số lượng hàng được bán hàng năm, nhưng trên trang web này có tới 800 triệu mặt hàng đang được rao bán cùng một lúc, đem lại doanh thu khoảng 2.556 USD mỗi giây.

Một điều đặc biệt khi mua sắm trên eBay là bạn có thể tham gia vào quá trình đấu giá sản phẩm. Điều này có nghĩa là người có giá cao nhất sẽ giành được quyền sở hữu. Bên cạnh đó, với sự đa dạng và phong phú của ngành hàng, bạn có thể tìm thấy một loạt các sản phẩm từ giá rẻ đến hàng hiệu, thậm chí là những món đồ độc đáo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng khi mua hàng trên eBay là tất cả các giao dịch phải được thực hiện thông qua PayPal - một ứng dụng thanh toán quốc tế.
 

Tráng web thương mại điện tử
 

5. Etsy

Etsy - một trang web hàng đầu của Mỹ có danh tiếng trên phạm vi toàn cầu, là một nền tảng thương mại điện tử đặc biệt, tương tự như eBay. Tuy nhiên, Etsy tập trung vào việc bán các ấn phẩm, đồ thủ công và nghệ thuật như trang sức, đồ trang trí, bánh kẹo thủ công, đồ gia đình,....

Hiện nay, Etsy đã có hơn 800.000 cửa hàng trực tuyến và cung cấp hơn 15 triệu sản phẩm độc đáo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với sự quy mô như vậy, nền tảng này được công nhận là một lực lượng đáng kể áp đảo trong thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Để kinh doanh trên nền tảng này, người bán phải trả một khoản phí niêm yết là 0,2$ cho mỗi sản phẩm đăng bán. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thanh toán một khoản hoa hồng dựa trên mức doanh số bán hàng mỗi lần.

6. Bestbuy

Bestbuy.com là một trang thương mại điện tử phổ biến mà nhiều người trên khắp thế giới đã quen thuộc, hỗ trợ hai ngôn ngữ: tiếng Anh và Tây Ban Nha. Website giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm mọi sản phẩm mà họ cần thông qua giao diện trực quan với các thanh menu rõ ràng và sắp xếp danh mục hàng hóa một cách có tổ chức. Điều này tạo điều kiện quan trọng giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, từ đó họ cũng đánh giá cao về trang web này hơn.

7. Walmart

Walmart là chuỗi siêu thị lớn nhất tại Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1963 với hơn 10.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Website cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng bao gồm thực phẩm, đồ điện tử, đồ gia dụng,.... Hiện nay, thị trường chính mà Walmart tập trung là Bắc Mỹ, phục vụ hơn 200 triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Một điểm đặc biệt về Walmart là sự thành công của họ trong việc chuyển đổi từ một nhà bán lẻ truyền thống sang một trang web bán hàng online - Walmart.com. Công lao lớn nhất trong việc này thuộc về nhà điều hành của thương hiệu, người đã nhanh chóng nhận ra xu hướng phát triển thị trường và ra mắt trang web trực tuyến ngay từ năm 2000.

Mặc dù đã tồn tại hơn hai thập kỷ, trang web bán hàng trực tuyến Walmart.com vẫn đối mặt với một số nhược điểm quan trọng. Chính sách giá khá nghiêm ngặt, không có ưu tiên cho các nhà bán hàng nhỏ, hạn chế trong việc quảng bá sản phẩm và chưa phát triển thị trường ở khu vực Châu Á là những thách thức mà họ đang phải đối mặt.
 

Website thương mại điện tử bán hàng
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về top 18 trang web bán hàng online uy tín và được đánh giá cao nhất hiện nay. Có thể thấy, thay vì đến trực tiếp cửa hàng thì mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của hầu hết người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử phát triển. Do đó, việc nắm bắt các trang web bán hàng trực tuyến chất lượng không chỉ giúp người mua tìm kiếm kênh mua sắm phù hợp mà còn hỗ trợ người bán trong việc nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.