Hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam chi tiết

Với hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, Amazon hiện nay chính là một cơ hội đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình chinh phục thị trường toàn cầu. Hơn nữa, nhờ ưu thế về đa dạng sản phẩm, chất lượng cao và hàng triệu người mua sắm mỗi ngày, Amazon đã mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho người bán, điều mà không phải bất kỳ kênh thương mại điện tử nào cũng có thể làm được.

Vậy nên, nếu bạn hiện đang quan tâm và có ý định kinh doanh online thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam để bạn có thể nắm vững quy trình thực hiện, biết cách đăng ký tài khoản và nhanh chóng triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả trên nền tảng này.
 

Hướng dẫn cách bán hàng trên Amazon từ Việt Nam chi tiết
 

Những lý do bạn nên kinh doanh trên Amazon ngay bây giờ

Câu hỏi “Liệu rằng có nên bán hàng trên Amazon hay không?” đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn trong thời điểm hiện tại. Nhìn chung, tiềm năng kinh doanh trên nền tảng này là không thể phủ nhận bởi vì đây được xem như sàn thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu, thu hút tới 2 tỷ lượng truy cập mỗi tháng và gần 200 triệu lượt mua sắm từ ứng dụng. Hơn thế nữa, việc quyết định tham gia bán online trên Amazon còn đem đến nhiều lợi ích khác, cụ thể:

- Amazon là một trong những trang web kinh doanh online đáng tin cậy nhất trên thế giới. Vậy nên bán sản phẩm trên nền tảng này giúp bạn tạo dựng niềm tin với người dùng nhanh chóng hơn so với các kênh online khác.

- Khách hàng không chỉ giới hạn trong một vùng lãnh thổ cụ thể mà lan tỏa khắp toàn cầu với số lượng người dùng vô cùng đông đảo.

- Đi kèm với chính sách bảo vệ cả người bán và người mua, tạo ra sự tin tưởng tối đa giữa các bên tham gia giao dịch.

- Với nền tảng này, bạn có thể đăng tối đa 40 sản phẩm mà không cần trả bất kỳ khoản phí nào cho đến khi có đơn hàng được thực hiện. Điều này có nghĩa là nếu muốn đăng nhiều hơn 40 sản phẩm, bạn cần phải trả một khoản phí nhỏ. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc tốn phí nếu không có đơn hàng nào.

- Đều đặn cập nhật các tính năng tiên tiến nhằm hấp dẫn thêm nhiều người mua và thúc đẩy quá trình bán hàng diễn ra nhanh chóng.

- Nếu bạn đã có trang web kinh doanh riêng thì việc kết nối và đồng bộ hóa gian hàng của bạn trên Amazon sẽ được thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng thông qua API.
 

Bán hàng trên Amazon

Điều kiện để có thể bắt đầu bán hàng trên Amazon

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà Internet đang phát triển lớn mạnh nên việc tham gia bán hàng hay mua sắm tại các trang thương mại điện tử đã trở thành tất yếu. Tựa như các kênh bán hàng khác, việc kinh doanh trên Amazon cũng vô cùng đơn giản khi bạn đáp ứng những điều kiện sau:

- Phải đăng ký tài khoản bán hàng.

- Khi lựa chọn kinh doanh trên nền tảng Amazon, việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết một cách chính xác về địa chỉ, sản phẩm, hãng vận chuyển và thời gian giao hàng là điều tối thiểu cần làm.

- Cung cấp hình ảnh sản phẩm thực, chi tiết, không sử dụng hình ảnh của người khác để tránh bị đánh dấu bản quyền. Đối với hàng handmade thủ công, bạn cần cung cấp hình ảnh rõ nét và mô tả cụ thể.

- Trên Amazon, dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng là yêu cầu bắt buộc. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về các hình thức vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu và phụ phí cùng với thời gian giao hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

- Hiểu biết về các loại thuế quan, phí vận chuyển và xuất VAT khi được yêu cầu.

- Nắm vững về sản phẩm và trả lời thắc mắc của người dùng trong vòng 24h để xây dựng được uy tín tốt.

- Bạn cần biết tiếng Anh để có thể giải đáp thắc mắc của người dùng nước ngoài nhanh chóng,

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon hiệu quả cho người mới bắt đầu

Dù bạn đã xây dựng được một chỗ đứng trên kênh thương mại điện tử hay đơn giản chỉ mới ấp ủ một ý tưởng nào đó với niềm đam mê về kinh doanh thì những hướng dẫn bán hàng trên Amazon mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây sẽ mang đến cho bạn cơ hội vô cùng thú vị để buôn may bán đắt thông qua nền tảng xuyên biên giới này.

1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm 

Một trong những bước quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua trước khi bắt tay vào kinh doanh là nghiên cứu thị trường mục tiêu. Đặc biệt, trên một nền tảng thương mại quốc tế như Amazon, việc phân tích xu hướng mua sắm của người dùng trở nên thách thức hơn bao giờ hết.

Nếu bạn đã sẵn sàng với một sản phẩm để kinh doanh thì điều này thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa biết chọn gì để bán hàng trên Amazon thì bạn cần tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ. Hãy xem xét những sản phẩm đang bán chạy trên website này và phân tích xem liệu mặt hàng mà bạn định kinh doanh có nằm trong top đó không. Bên cạnh đó, việc tham khảo và nghiên cứu những vấn đề này sẽ giúp bạn tìm ra mặt hàng kinh doanh phù hợp, lãi cao và chốt được nhiều đơn mỗi ngày.

Mặt khác, không phải sản phẩm nào cũng bán được trên Amazon mà nền tảng này thực hiện nhiều chính sách kiểm duyệt nghiêm ngặt để những sản phẩm hợp pháp và đủ chất lượng mới được kinh doanh trên đó. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu các vấn đề pháp lý cơ bản và đâu là mặt hàng bị cấm kinh doanh trên trang thương mại điện tử này để có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn.
 

Cách bán hàng trên Amazon
 

2. Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

Sau khi đã chọn được sản phẩm tiềm năng mình sẽ kinh doanh, bước tiếp theo bạn nên thực hiện là tạo logo, thiết kế bao bì sản phẩm để tăng cường nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng cũng như thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Đồng thời, để xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế, bạn cũng cần Barcode GTIN - một mã nhận dạng hàng hóa quốc tế, bao gồm các loại sau:

- JAN (Japanese Article Number): dành cho thị trường Nhật Bản và gồm có 8 đến 13 chữ số.

- UPC (Universal Product Code): đây là mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn tại thị trường Hoa Kỳ và có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) sau đó chuyển thành mã vạch.

- EAN (European Article Number): thường dùng ở các nước Châu Âu và gồm 13 chữ số.

- ISBN (International Standard Book Number): được sử dụng cho các loại sách, bao gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số.

- FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): Đây là mã quản lý dành riêng cho các hàng hóa được kinh doanh trên Amazon FBA.

3. Chọn tài khoản bán hàng phù hợp

Tính phí trên kênh bán hàng Amazon là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, việc có phải trả tiền hay không hoàn toàn phụ thuộc vào loại tài khoản bạn sử dụng. Khi đã xác định được sản phẩm tiềm năng, nhà kinh doanh cần lựa chọn một trong hai hình thức tài khoản bán hàng sau đây:

Gói bán hàng chuyên nghiệp (Professional)

- Chi phí duy trì: $39.99 / tháng.

- Không mất thêm $0.99 tiền phí cho mỗi sản phẩm bán được như gói cơ bản.

- Số lần đăng tải sản phẩm không bị giới hạn.

- Xuất hiện ở vị trí cao nhất trên trang thông tin chi tiết sản phẩm với tỉ lệ cao hơn.

- Dễ dàng thay đổi chi phí vận chuyển cho đơn hàng theo ý muốn.

- Cho phép truy cập vào chức năng hỗ trợ quản lý hàng tồn kho.

- Bạn có thể sử dụng các công cụ báo cáo hoạt động của gian hàng và tiến hành đăng tải hàng loạt sản phẩm một cách chuyên nghiệp.

- Được sử dụng các công cụ đặc biệt như chương trình ưu đãi, chạy mã giảm giá, quảng cáo và tùy chọn gói quà dành cho sản phẩm.

Gói bán hàng chuyên nghiệp này là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp hay cá nhân có nguồn vốn ổn định và kế hoạch bán hàng lâu dài cũng như những người dự tính bán trên 40 sản phẩm / tháng.

Gói bán hàng cá nhân (Individual)

- Không mất phí duy trì tài khoản hàng tháng.

- Với mỗi đơn hàng đã bán, bạn phải thanh toán cho Amazon một khoản phí là $0.99.

- Có thể đăng tải tối đa 20 danh mục sản phẩm và bán được tối đa 40 mặt hàng trong mỗi tháng.

Gói Individual thường phù hợp với các cá nhân, người kinh doanh nhỏ lẻ đang tiến hành tìm hiểu thị trường và có ít kinh nghiệm trong việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Thường thì mỗi người bán chỉ nên sử dụng một tài khoản duy nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, trong đó bạn có thể đăng ký nhiều tài khoản nhưng cần sự phê duyệt từ Amazon.
 

Cách bán hàng trên Amazon từ việt nam
 

4. Đăng ký tài khoản bán hàng

Để đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết sau:

- Thông tin người liên hệ (quản lý tài khoản bán hàng).

- Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe của chủ cửa hàng kinh doanh.

- Sao kê tín dụng của tài khoản ngân hàng.

- Cần có thẻ Visa hoặc MasterCard Credit.

- Hóa đơn tiền điện, nước và mạng wifi của công ty.

- Tài khoản ngân hàng khác để nhận tiền từ Amazon (PayPal, PingPong, Payoneer,...).

Sau khi đã chuẩn bị xong các hồ sơ trên, bạn có thể tiến hành đăng ký tài khoản trên nền tảng Amazon bằng cách làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang Amazon.com và kéo xuống phía dưới, chọn "Sell products on Amazon". Sau đó nhấp vào "Sign up" => "Create your Amazon account".
 

Cách đăng bán hàng trên Amazon
 

Bước 2: Điền thông tin cá nhân theo yêu cầu như tên, địa chỉ email và mật khẩu có ít nhất 6 ký tự. Tiếp theo, nhấp "Next" và chờ mã xác nhận được gửi qua email.
 

Hướng dẫn bán hàng trên Amazon
 

Bước 3: Nhập mã xác nhận từ email đã nhận.

Bước 4: Sau đó, chọn quốc gia và nhập thông tin công ty của bạn, tiếp theo, nhập mã xác nhận từ SMS và nhấn "Next".
 

Cách bán hàng online trên Amazon

Bước 5: Điền thông tin chủ sở hữu và nhấn "Save". Đây là thông tin xác nhận tài khoản, vì vậy hãy nhập thật cẩn thận và chính xác.
 

Kênh bán hàng Amazon
 

Bước 6: Nhập thông tin thẻ Visa / MasterCard trong mục thiết lập phương thức thanh toán và nhấn "Next".
 

Bán hàng Amazon
 

Bước 7: Khai báo thông tin thuế và danh mục hàng hóa sẽ được bán trên Amazon qua mục "Start tax interview" và nhấn "Submit". Cuối cùng, nhấp "Exit interview" để thực hiện bước tiếp theo.

Sàn Amazon

Bước 8: Tải lên các giấy tờ theo yêu cầu và chờ Amazon phản hồi trong vòng 1 - 2 ngày sau khi các giấy tờ đã được upload thành công. Vậy là bạn đã đăng ký được một tài khoản trên Amazon rồi.
 

Trang thương mại điện tử Amazon
 

5. Đăng tải thông tin sản phẩm 

Sau khi đã có tài khoản, bạn có thể bắt đầu đăng sản phẩm bán hàng trên Amazon thông qua Seller Central hoặc API. Tuy nhiên, khi tạo thông tin đăng tải, bạn cần liệt kê các nội dung cần thiết sau:

- Mã sản phẩm GTIN (mã số thương phẩm toàn cầu) bao gồm: ISBN, JAN, EAN, FNSKU hoặc UPC. Chúng là các mã được Amazon sử dụng để nhận định chính xác sản phẩm bạn đang bán. 

- Mã SKU để phân loại và theo dõi sản phẩm trong kho.

- Tiêu đề sản phẩm muốn bán.

- Mô tả thông tin chi tiết với tên thương hiệu, danh mục sản phẩm và điểm nhấn nổi bật.

- Hình ảnh chân thực và trực quan, không sao chép từ người khác.

- Cụm từ tìm kiếm, hashtag và từ khóa liên quan nhằm giúp người mua dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn.

Bên cạnh đó, khi tạo trang chi tiết sản phẩm, bạn cần đáp ứng những yếu tố quan trọng dưới đây để người mua tìm thấy hàng hóa nhanh chóng, cụ thể:

- Tiêu đề: dưới 200 ký tự, chữ cái đầu tiên của mỗi từ nên viết hoa.

- Hình ảnh: nghệ thuật, bắt mắt, chất lượng tốt, kích thước 500 x 500 hoặc 1.000 x 1.000 pixel.

- Tối ưu các tùy chọn về sản phẩm: kích thước, màu sắc, mùi vị.

- Tạo điểm nhấn cho hàng hóa: dùng từ ngữ ngắn gọn, nêu bật các đặc trưng và lợi ích điển hình

- Hộp mua hàng (Buy Box): cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc nhấn mua ngay (Buy Now).

- Ưu đãi khác: mức giá, khuyến mãi, quà tặng, tùy chọn sản phẩm, cách thức giao hàng.

- Miêu tả: sử dụng từ khóa phù hợp để tăng cơ hội được nhiều người nhìn thấy.

6. Bắt đầu bán hàng

Sau khi đã tạo xong tài khoản kinh doanh online và đăng tải sản phẩm phù hợp, bạn có hai lựa chọn bán hàng trên nền tảng Amazon:

- FBA (Fulfillment by Amazon): Với hình thức này, bạn chỉ cần gửi hàng tới kho của Amazon. Tại đây, sản phẩm sẽ được lưu kho và bảo quản tốt nhất để đảm bảo giữ nguyên chất lượng. Khi có đơn hàng, Amazon sẽ phân loại, đóng gói và vận chuyển đến người mua. Hơn nữa, nền tảng cũng đảm nhận chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.

- FBM (Fulfillment by Merchant): Trong hình thức này, đơn hàng của bạn không được xử lý bởi Amazon mà thông qua bên thứ ba. Bạn sẽ tự chịu trách nhiệm lưu kho, đóng gói hàng hóa và gửi bưu kiện cho người mua.
 

Bán hàng tại Amazon
 

Các hình thức bán hàng trên Amazon phổ biến hiện nay

Amazon là một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, giúp bạn thu hút hàng triệu khách hàng toàn cầu. Tại đây, bạn có thể chọn từ nhiều hình thức bán hàng khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận, bao gồm:

- FBA: Fulfillment by Amazon là dịch vụ bán hàng trọn gói của Amazon, cho phép bạn gửi hàng hóa của mình tới kho của họ. Sau đó, nền tảng này sẽ đảm nhận mọi vấn đề liên quan đến lưu kho, đóng gói và giao hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, để sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ phải trả cho Amazon một khoản phí nhất định.

- Amazon Affiliate: Cách hoạt động của hình thức này là bạn sẽ nhận được phần trăm hoa hồng khi có người mua hàng thông qua các đường dẫn liên kết mà bạn cung cấp. Với Amazon affiliate, bạn không phải bỏ vốn, đăng tải hay tạo ra sản phẩm mà vẫn có thể bán bất kỳ mặt hàng nào có sẵn trên sàn thương mại điện tử để làm giàu cho bản thân.

- Merch by Amazon: Đây là một cách bán hàng trên Amazon cho phép cá nhân đăng các sản phẩm thiết kế của riêng họ. Khi có đơn hàng, Amazon sẽ in và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến người mua. Lợi nhuận bạn kiếm được sẽ được tính sau khi trừ đi chi phí sản xuất do Amazon thực hiện. 

 - Dropshipping: Đây là một hình thức kinh doanh tiết kiệm chi phí và không yêu cầu người bán giữ hàng trong kho. Khi có đơn hàng, sản phẩm sẽ được gửi trực tiếp từ nhà sản xuất đến địa chỉ của khách hàng, nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm được các loại chi phí trung gian. Để kinh doanh theo mô hình này, bạn cần tìm nguồn hàng phù hợp và đăng thông tin sản phẩm. Khi khách đặt hàng, bạn sẽ chuyển thông tin tới nhà cung cấp, và họ sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Lợi nhuận của bạn trong hình thức dropshipping là chênh lệch giữa giá nhập từ nhà cung cấp và giá bán tại Amazon.
 

Kinh doanh online trên Amazon
 

Cách nhận tiền bán hàng từ Amazon

Amazon.com là một sàn thương mại điện tử quốc tế, do đó, hình thức thanh toán của họ khác với các sàn trong nước như Shopee hay Lazada. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bối rối và không biết cách nhận tiền từ việc bán hàng trên Amazon. Vậy họ sẽ nhận tiền như thế nào và trong bao lâu?

Thông thường, sau khi xác nhận người mua đã nhận hàng, Amazon sẽ thực hiện chuyển tiền đến tài khoản thanh toán của người bán và thời gian chi trả thường là hai lần trong mỗi tuần. Trong đó, bạn có thể nhận tiền thông qua một trong các hình thức dưới đây:

1. Nhận tiền thông qua thẻ Payoneer

Đa số nhà bán hàng trên Amazon thường sử dụng thẻ Payoneer để rút tiền về nước bởi vì đây là một dịch vụ thanh toán quốc tế, cung cấp cho người dùng tính năng rút tiền toàn cầu. Khi bạn yêu cầu rút tiền từ Amazon, số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản Payoneer và sau đó bạn có thể dễ dàng rút tiền tại ngân hàng Việt Nam hoặc thông qua cây ATM.

2. Nhận tiền quy đổi sang Amazon Gift Card

Cách này cho phép tiền trong tài khoản được chuyển đổi thành phiếu quà tặng. Bạn có thể sử dụng chúng để nạp tiền và mua sắm trên sàn thương mại điện tử Amazon. Tuy nhiên, điều này hơi bất tiện vì bạn không thể rút tiền về Việt Nam để tái đầu tư hoặc nhập thêm sản phẩm.

3. Nhận tiền thông qua phiếu séc

Khi nhận được yêu cầu rút tiền, Amazon sẽ gửi cho bạn một tấm séc thông qua dịch vụ bưu điện. Tuy nhiên, cách này không được đánh giá là khả thi vì tỷ lệ thất lạc séc khá cao và thời gian để nhận được séc cũng rất lâu. Do đó, hãy xem xét kỹ hơn việc rút tiền bằng hình thức này từ Amazon để tránh ảnh hưởng đến số tiền mà bạn nhận được.
 

Kinh doanh trên Amazon
 

Một số kinh nghiệm xương máu khi bán hàng trên Amazon

Bất kể bạn kinh doanh trong lĩnh vực hay ngành nghề nào thì làm thế nào để có được ưu thế cạnh tranh bền vững luôn là một vấn đề nan giải. Hơn thế nữa, bán hàng trên Amazon còn gay gắt hơn bởi sự hiện diện của nhiều đối thủ. 

Vậy nên để đạt được thành công trong việc bán online trên Amazon từ Việt Nam, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những bí quyết hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm quý giá mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.

1. Hoàn thiện sản phẩm trước khi đăng bán

Để hàng hóa có thể tiếp cận với nhiều người dùng, việc đảm bảo rằng sản phẩm có đầy đủ thông tin là điều cần thiết. Hãy tập trung vào việc miêu tả chi tiết cơ bản về sản phẩm cũng như nhấn mạnh các giá trị nổi bật mà nó có thể mang lại. Bên cạnh đó, bạn cần thêm hình ảnh, video ấn tượng để cung cấp cái nhìn cụ thể và bao quát hơn về sản phẩm. Nhờ những yếu tố này, bạn sẽ nhanh chóng thuyết phục được người mua và đạt được mục tiêu doanh số.

2. Tuân thủ quy định của Amazon

Không chỉ riêng Amazon mà hầu hết các trang web thương mại điện tử ngày nay đều có những chính sách riêng dành cho người bán. Vậy nên để duy trì và phát triển kinh doanh online hiệu quả trên Amazon, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các quy định mà họ đặt ra.

Một điều cần ghi nhớ nữa là hãy luôn trung thực và nghiêm túc bởi nếu Amazon phát hiện hành vi gian dối hoặc bạn nhận quá nhiều feedback tiêu cực từ khách hàng, họ sẽ đánh giá không đáng tin cậy và có thể khóa tài khoản của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh của bạn trên Amazon. 

3. Xây dựng thương hiệu riêng

Khi muốn kinh doanh lâu dài, việc xây dựng một yếu tố độc đáo để thu hút và giữ chân khách hàng là rất quan trọng. Và để làm điều đó, không có cách nào khác là bạn phải xây dựng cho mình một giá trị thương hiệu riêng biệt. Bởi vì thương hiệu sẽ giúp người mua dễ dàng đánh giá, ghi nhớ và phân biệt hàng hóa của bạn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Mặt khác, việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự tin tưởng và ủng hộ từ phía khách hàng, đồng thời giúp bạn duy trì cũng như phát triển mạnh mẽ trên thị trường cạnh tranh.

4. Sử dụng chiến lược giá bán cạnh tranh

Amazon luôn được biết đến như một nơi có những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Vì vậy, nếu giá niêm yết của gian hàng bạn quá cao mà không có chương trình bán hàng ưu đãi, sẽ rất khó thu hút được khách hàng. Hãy nghiên cứu kỹ đối thủ và tìm hiểu cách họ định giá sản phẩm để bạn có thể đưa ra mức giá bán phù hợp và cạnh tranh hơn nhé.

5. Xây dựng review chân thật từ khách hàng

Sản phẩm được đánh giá cao sẽ xuất hiện thường xuyên trước mắt người mua, điều này cũng đồng nghĩa với việc Amazon đánh giá tích cực về sản phẩm của bạn. Vì thế, trong quá trình kinh doanh trên sàn này, bạn nên tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhằm thu hút được các đánh giá 5 sao. Những đánh giá tích cực này sẽ giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn và tăng khả năng xuất hiện trước đối tượng mục tiêu.
 

Bán hàng online trên Amazon
 

6. Chăm sóc khách hàng chu đáo

Để bán hàng hiệu quả trên Amazon, việc duy trì liên lạc và tạo mối quan hệ tốt với người dùng là rất quan trọng. Muốn làm được điều này, bạn cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình và thân thiện. Hơn nữa, nếu khách hàng gặp vấn đề, hãy nhanh chóng giải quyết và đảm bảo tối đa quyền lợi cho cả hai bên. Hãy hành động với phương châm: không bao giờ lơ là khi đối mặt với phản hồi từ người tiêu dùng, vì việc này có thể làm khách hàng đánh giá thấp về gian hàng và chọn đối thủ của bạn.

7. Biết cách chéo sản phẩm

Một kỹ năng bán hàng online trên Amazon mà nhiều người thường không chú ý đến là bán chéo sản phẩm. Điều này đơn giản là gợi ý cho khách hàng những món đồ liên quan khi họ đặt mua một mặt hàng cụ thể nào đó. Chẳng hạn, nếu khách hàng quan tâm đến một lọ kem dưỡng ẩm, bạn có thể thêm vào giỏ hàng của họ những sản phẩm khác như serum, mặt nạ, kem chống nắng,... và gọi đây là chương trình "Mua kèm deal sốc".

Ví dụ cụ thể, khi khách hàng mua một sản phẩm có giá $130, họ sẽ được mua tiếp một lọ serum với mức giá giảm chỉ còn $1 chẳng hạn. Tất nhiên, bạn cần linh hoạt trong việc thay đổi giá và tùy chọn phù hợp với từng mặt hàng, chất lượng và giá bán để đảm bảo tính hấp dẫn cũng như hiệu quả của chương trình này.

8. Tặng voucher để khách hàng cũ quay lại

Một mẹo bán hàng online trên Amazon được rất nhiều người sử dụng là tặng voucher khuyến mãi cho khách hàng, nhằm kích thích họ quay trở lại mua hàng lần nữa. Việc tặng thẻ voucher không chỉ giúp khách hàng có động lực ghé thăm shop của bạn khi có nhu cầu, mà còn giữ họ lại và không bị cuốn vào các cửa hàng cạnh tranh.

Tuy voucher khuyến mãi thành công trong việc thu hút khách hàng, nhưng bạn cũng cần phải biết đặt giới hạn thời gian sử dụng cho chương trình. Không nên kéo dài khuyến mãi quá lâu và hãy tránh lạm dụng thường xuyên để không làm giảm giá trị sản phẩm.

9. Tận dụng quảng cáo của Amazon

Có nhiều cách để đưa sản phẩm của bạn nhanh chóng đến tay khách hàng trên Amazon, trong đó sử dụng các chiến dịch quảng cáo của Amazon là một giải pháp hiệu quả. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này và chưa biết làm sao để quảng bá sản phẩm, bạn có thể tham khảo 4 hình thức sau:

- Sponsored Product: sản phẩm sẽ hiển thị khi người mua tìm kiếm các từ khóa nhất định, chẳng hạn như "đầm tiểu thư" hay "dầu gội đầu"

- Stores: đây là những trang thông tin mua sắm trên Amazon, cho phép bạn quảng bá thương hiệu và danh mục sản phẩm một cách miễn phí.

- Sponsored Brand: banner thương hiệu của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm của Amazon, giúp tiếp cận nhanh chóng với người mua, nhưng chi phí cho loại quảng cáo này có thể cao, vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi áp dụng.

- Sponsored Display: đây là hình thức quảng cáo mới giúp sản phẩm của bạn tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp trong suốt quá trình mua sắm. Điểm đặc biệt là quảng cáo này có thể xuất hiện không chỉ trong Amazon mà còn bên ngoài nền tảng này.
 

Kinh doanh trên nền tảng Amazon
 

Như vậy thông qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn những hướng dẫn bán hàng trên Amazon từ Việt Nam chi tiết nhất. Hy vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã thu thập được nhiều kinh nghiệm hữu ích để bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này một cách dễ dàng hơn. Với thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển, chỉ cần mở một tài khoản Amazon, bạn đã có thể đưa sản phẩm của mình đến hàng triệu người dùng trên toàn thế giới để gia tăng thu nhập đáng kể cho bản thân.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.