Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ mạnh mẽ, có thể làm cho doanh nghiệp bứt phá và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, giống như một “con dao hai lưỡi”, việc tăng lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, nếu không biết sử dụng một cách khôn ngoan thì đòn bẩy có thể trở thành một thách thức lớn, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy nên để giúp các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của đòn bẩy thì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh DOL là gì? Công thức tính DOL cũng như một số thông tin liên quan đến công cụ này.
DOL là gì?
Để có thể hiểu rõ bản chất của DOL là gì thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm OL (Operating Leverage) hay đòn bẩy kinh doanh là gì?
Theo đó, đòn bẩy kinh doanh còn được gọi là đòn bẩy hoạt động, đây là một thuật ngữ được sử dụng để phản ánh mức độ tác động của kết cấu chi phí kinh doanh (mối quan hệ về tỉ trọng của chi phí cố định và biến đổi) đối với lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi có sự biến động trong doanh thu. Trong trường hợp kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy hoạt động sẽ cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi doanh thu biến đổi 1%. Song, độ lớn của đòn bẩy còn được gọi là độ nghiêng đòn bẩy hoặc mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh và được ký hiệu là DOL (Degree of Operating Leverage).
Dựa vào đó ta có thể thấy, DOL là một chỉ số đo lường mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đến công ty, mô tả sự biến đổi tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận hoạt động khi có sự thay đổi trong doanh thu. Hiểu đơn giản, nếu DOL cao sẽ nói lên rằng doanh nghiệp đang có tỉ lệ đòn bẩy hoạt động cao, nghĩa là một biến động nhỏ trong doanh thu cũng tạo nên biến động đáng kể trong lợi nhuận hoạt động. Ngược lại, DOL thấp là biểu hiện của mức độ đòn bẩy hoạt động thấp và lợi nhuận sẽ biến động ít khi doanh thu có sự thay đổi.
Công thức tính DOL
DOL sẽ hỗ trợ được nhà quản trị trong việc nhận biết mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty. Như vậy doanh nghiệp sẽ có những bước điều chỉnh sao cho hợp lý, đem đến sự phát triển tốt hơn cho công ty. Sau đây là 3 công thức tính đòn bẩy kinh doanh thực tế, chính xác mà các doanh nghiệp sử dụng:
- Cách 1: Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh sẽ được đo lường thông qua mức độ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với sự biến động của doanh thu hoặc khối lượng hàng bán.
- Cách 2: Đối với trường hợp doanh nghiệp muốn tính độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh tại một mức lệch giá gốc thì chúng ta sẽ có công thức tính DOL như sau:
Trong đó:
+ EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay nên ΔEBIT (= EBIT1 – EBIT0) là một chỉ số thể hiện sự gia tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
+ Q là sản lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp nên ΔQ (= Q1 – Q0) là sự tăng trưởng trong sản lượng hàng hóa bán ra, phản ánh sự biến động về số lượng hàng hóa được doanh nghiệp bán ra trên thị trường.
- Cách 3: Sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh và nghiên cứu, nhận thấy những hạn chế của cách tính DOL trên nên các doanh nhân đã chuyển đổi thành một công thức mới như sau:
Trong đó:
+ F: Chi phí hoạt động cố định không bao gồm lãi vay của công ty.
+ Q: Số lượng hàng hóa đã bán ra.
+ p: Giá bán sản phẩm.
+ v: Chi phí thay đổi trên một đơn vị sản phẩm.
Từ công thức tính DOL trên, ta có thể nhận thấy rằng nếu một công ty có tỷ lệ chi phí cố định cao hơn trong kết cấu kinh doanh thì độ lớn đòn bẩy hoạt động của họ sẽ cao hơn. Trong tình huống này, khi doanh thu hay sản lượng hàng hóa bán ra tăng lên thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT sẽ tăng nhanh chóng hơn. Ngược lại, khi doanh thu giảm đi thì EBIT cũng sẽ giảm nhiều hơn.
Hiện tượng liên quan đến việc giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay được gọi là rủi ro kinh doanh. Do đó, nếu doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với tỷ lệ chi phí cố định lớn hơn thì sẽ có cơ hội thu được EBIT lớn hơn nhưng kèm theo đó là rủi ro kinh doanh cũng tăng lên.
Ví dụ về đòn bẩy kinh doanh DOL
Một công ty kinh doanh sản phẩm A với giá bán là 50.000VNĐ / sản phẩm, vốn hoạt động cố định là 500 triệu đồng và chi phí biến đổi của sản phẩm là 20.000VNĐ / sản phẩm. Trong một khoảng thời gian, doanh nghiệp đó bán được 30.000 sản phẩm. Vậy mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh trong trường hợp này là bao nhiêu?
Ta có:
- F: 500 triệu đồng
- Q: 30.000 sản phẩm
- p: 50.000VNĐ / sản phẩm
- v: 20.000 VNĐ/sản phẩm
Áp dụng công thức, chúng ta có kết quả là:
DOL = [30.000 x (50.000 – 20.000)] / [30.000 x (50.000 – 20.000) – 500.000.000] = 2,25
Kết quả 2,25 này có thể hiểu là nếu doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng lên 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT sẽ tăng lên 2,25%. Ngược lại, nếu doanh số bán giảm xuống 1% thì EBIT sẽ giảm đi 2,25%.
Tầm quan trọng của việc đo lường đòn bẩy kinh doanh
Như bạn có thể thấy, công thức tính DOL thể hiện mối tương quan tỉ lệ thuận giữa doanh thu với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trong trường hợp tất cả các chỉ số khác không thay đổi, DOL càng cao thì doanh thu của công ty sẽ càng biến động mạnh so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Bên cạnh chiều hướng tăng thì sự suy giảm trong lợi nhuận kinh doanh trước thuế và lãi vay được xem là rủi ro mà chắc chắn không một doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu biết cách tính DOL thì nhà quản trị sẽ có thể nhanh chóng điều chỉnh chính sách kinh doanh sao cho phù hợp để giảm thiểu tỷ lệ này xuống mức thấp nhất. Không chỉ vậy, công ty cũng sẽ tính ra số lượng sản phẩm cần bán là bao nhiêu để có được mức lợi nhuận như kỳ vọng.
Mặt khác, độ lớn của đòn bẩy hoạt động còn được dùng để đo lường mức chi phí cố định theo tỷ lệ phần trăm trong tổng kết cấu chi phí của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà quản trị đánh giá đâu là điểm hòa vốn để doanh thu đạt được đủ để chi trả cho tất cả các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, một công ty có tỷ lệ chi phí cố định lớn sẽ có DOL cao, kéo theo doanh số và lợi nhuận biến động mạnh. Ngược lại, khi tỷ lệ chi phí biến đổi lớn thì doanh nghiệp sẽ có DOL thấp, dẫn đến doanh số, lợi nhuận hoạt động với biên độ thấp hơn.
Trong thực tế, đòn bẩy hoạt động thường được các nhà quản trị sử dụng để dự đoán khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi tăng cường doanh số bán hàng. Thông qua số liệu của DOL, công ty có thể lên kế hoạch sử dụng chi phí một cách hiệu quả để đóng góp vào việc tăng lợi nhuận hoạt động của tổ chức. Nếu thực hiện thành công, doanh nghiệp có thể sản xuất thêm nhiều hàng hóa mà chi phí sản xuất tăng ít hoặc gần như bằng không. Kết quả là, lợi nhuận biên tế sẽ nâng lên và doanh số cũng tăng theo.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến tính hai mặt của vấn đề này. Bởi vì bất kỳ biến động nào trong doanh thu đều có thể dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong lợi nhuận hoạt động. Do đó, khi doanh số giảm, lợi nhuận cũng sẽ giảm theo tùy thuộc vào quy mô của đòn bẩy. Vậy nên doanh nghiệp cần liên tục nỗ lực để duy trì trạng thái hòa vốn, đảm bảo đòn bẩy hoạt động tích cực và có ảnh hưởng tốt đến sự biến động lợi nhuận.
Áp dụng thực tế DOL vào quản trị doanh nghiệp có khó không?
Trong thực tế, việc áp dụng DOL vào vấn đề quản trị doanh nghiệp đến nay vẫn là một trong những đề tài đầy quan ngại cho các nhà quản lý. Nguyên nhân là do DOL dù được xem như một kế hoạch chiến lược tổng quát về kinh doanh nhưng không được mô tả chi tiết về cách triển khai thực tế ra sao.
Vì vậy, vấn đề nan giải là làm thế nào để áp dụng DOL hiệu quả vào quy trình kinh doanh của công ty. Thực tế đã chỉ ra rằng, những doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm thường sở hữu tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh khá tích cực. Ví dụ như Microsoft, phần lớn chi phí của họ là chi phí cố định, chủ yếu đầu tư vào phát triển phần mềm và quảng cáo. Với mức doanh số bán ra đáng kể, Microsoft có đủ tài chính để bao phủ tất cả mọi chi phí cố định của công ty. Trong đó, mỗi đơn giá bán sản phẩm đều đóng góp mạnh mẽ vào lợi nhuận tăng thêm hay lợi nhuận biên tế của tập đoàn.
Tuy nhiên, đối với các công ty bán lẻ, đặc biệt là các siêu thị nhỏ, tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh DOL thường thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do những đơn vị này có chi phí cố định thấp, dẫn đến chi phí biến đổi cao hơn. Đồng thời, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các khoản phí bổ sung khác liên quan đến vấn đề quản lý hàng tồn kho.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có chỉ số DOL khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ưu thế kinh doanh, chi phí cố định,.... Có thể nói, áp dụng thực tế DOL vào quản trị doanh nghiệp sao cho hiệu quả vẫn đang là bài toán khó của nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay bởi lẽ không phải tổ chức nào cũng có thể xử lý thành công mọi vấn đề.
Một số rủi ro khi áp dụng DOL cho doanh nghiệp
Hiện nay, việc áp dụng hiệu quả DOL đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nhà quản trị cũng phải xem xét kỹ lưỡng về các rủi ro có thể phát sinh. Theo đó, công ty có thể sẽ phải đối mặt với khả năng biến động lớn khi thị trường có sự thay đổi và bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế.
Một công ty có chi phí cố định cao đồng nghĩa với việc phải tập trung đầu tư nhiều vào vật tư, máy móc, trang thiết bị, văn phòng làm việc và hệ thống phân phối hàng hóa. Tất cả những yếu tố này đều đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể.
Trong tình huống nhu cầu trên thị trường bị sụt giảm không được dự báo trước thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Lúc này, nhà quản trị sẽ phải thực hiện các điều chỉnh để đối phó với những chi phí lớn này. Vì vậy, đây được xem là một thách thức mà doanh nghiệp cần xem xét đặc biệt khi áp dụng DOL và nên nghiên cứu thị trường trước để đưa ra dự đoán về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai.
Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn chỉ số DOL là gì, công thức tính, tầm quan trọng cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp cần xem xét đặc biệt khi đánh giá tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh. Hy vọng rằng với thông tin cung cấp trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số DOL trong quản trị công ty. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ hơn về DOL thì chúng tôi khuyến khích bạn nên cọ xát thực tế để có cơ hội tiếp xúc và học hỏi từ các môi trường kinh doanh đa dạng.